Hen phế quản là một căn bệnh đặc trưng liên quan đến đường hô hấp, làm cho người bệnh thấy khó khăn trong việc hít thở cũng như gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng khác. Tuy nhiên vẫn có nhiều người hiện chưa hiểu rõ về căn bệnh này. Đừng lo lắng! Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu thông tin đầy đủ qua bài viết dưới đây nhé!
Hen phế quản là gì?
Hen phế quản hay còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như bệnh suyễn hoặc là hen suyễn. Xuất hiện khi và chỉ khi trong đường thở có sự xuất hiện các hiện tượng mãn tính. Từ đó nó sẽ làm gia tăng hiện dịch tiết đờm, sự co thắt và phù nề hoặc là bị hạn chế về luồng khí ở đường thở.
Theo đó người bệnh bị hen phế quản khả năng sẽ gặp phải viêm đường hô hấp. Các đường ống dẫn khí gặp kích ứng và bị thu hẹp lại làm cho việc hít thở trở nên khó khăn hơn. Tùy thuộc vào sự kích thích những tiểu phế quản ở mức độ nặng hay nhẹ và tùy vào cơ địa mỗi người bệnh mà hen phế quản sẽ biểu hiện khác nhau.
Triệu chứng hen phế quản
Bệnh hen phế quản thường xuất hiện đa dạng các triệu chứng khác nhau, không có định trong một triệu chứng bất kỳ nào cả. Tuy nhiên người bệnh cần nắm rõ một vài triệu chứng điển hình để từ đó có cách khắc phục hiệu quả.
- Xuất hiện những cơn thở khò khè ngày càng nặng dần, thường xuyên tái phát. Thêm vào đó gặp triệu chứng ho nhiều, nhiều nhất là ban đêm và lúc rạng sáng, ho khi bắt gặp chất dị ứng,… Người bệnh cảm thấy khó thở mỗi khi thở ra và cần ngồi dậy mới thở được
- Có thể gặp các triệu chứng hắt xì hơi, chảy nước mũi, tức ngực, ho khan hoặc khạc đờm đi kèm. Thỉnh thoảng thấy lồng ngực bị biến dạng, không như ban đầu.
Ngoài những triệu chứng trên thì đối với một số đối tượng bệnh sẽ có biểu hiện bùng phát lên trong một vài tình huống cụ thể như:
- Hen phế quản do khi tập thể dục không đúng cách, thậm chí bệnh trở nặng hơn trong thời điểm không khí trở nên khô và lạnh.
- Hen phế quản do tính chất công việc – nghề nghiệp đó là tiếp xúc nhiều với những chất kích thích tại đó như khói bụi, chất hóa học, khí,…
- Hen phế quản do người bệnh bị dị ứng với một số chất tồn tại trong không khi như chất thải của con gián, nước bọt của vật nuôi, phấn hoa, bào tử đã bị nấm mốc hay da của thú cưng,…
Nguyên nhân hen phế quản
Tương tự các triệu chứng hen phế quản thì cũng có rất nhiều nguyên nhân tác động tạo nên căn bệnh này. Nhưng cho đến thời điểm hiện tại việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được làm rõ. Nó có thể là do sự kết hợp của cả hai yếu tố là gen di truyền và môi trường. Cụ thể:
Nguyên nhân từ sự kích thích hen phế quản
Việc tiếp xúc với nhiều chất kích thích, chất gây dị ứng khác nhau sẽ kích hoạt sự biểu hiện của các dấu hiệu bệnh hen phế quản. Tuy nhiên các tác nhân gây ra bệnh ở mỗi người lại không giống nhau.
Các chất này sẽ bao gồm: chất có hại tồn tại trong không khí, chất thải của con gián, phấn hoa, da vẩy của thú cưng, khói bụi và một vài loại thuốc như aspirin hay naproxen,… Thêm vào đó hen phế quản cũng có thể xuất hiện do stress, căng thẳng quá mức, nhiễm trùng trong đường hô hấp hay sự thay đổi thời tiết,…
Nguyên nhân từ nguy cơ di truyền
Đây cũng là một phần tác động để hình thành bệnh hen phế quản. Một vài ảnh hưởng được cho là sẽ có nguy cơ làm tăng việc mắc bệnh bao gồm: Trong gia đình có bố mẹ – anh chị em ruột từng bị hen. Ngoài ra còn có yếu tố thừa cân, hút thuốc hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc cũng là nguyên nhân gây ra bệnh.
Bệnh hen phế quản có chữa được không?
Đây là một câu hỏi nhận được sự quan tâm và là một dấu chấm hỏi lớn của nhiều đối tượng bệnh nhân hiện nay. Câu trả lời là không thể chữa khỏi được một cách tận gốc do đây là một căn bệnh mãn tính.
Tuy nhiên người bệnh cũng không cần quá lo lắng bất an vì nếu các triệu chứng của bệnh được phát hiện kịp thời và kiểm soát tốt thì sẽ không sao. Đặc biệt đây là căn bệnh thường thay đổi dựa theo thời gian nên bạn cần chú ý thường xuyên đi thăm khám để cập nhật tình hình bệnh. Từ đó có phương hướng điều trị phù hợp, an toàn nhất và tránh được những biến chứng nguy hiểm.
Điều trị hen phế quản
Điều trị hen phế quản như thế nào là đúng chuẩn và an toàn nhất là tâm lý chung của bất kỳ ai không may mắc phải. Bản chất của quá trình điều trị này chính là việc tác động vào phế quản để cắt đứt cơn hen hoặc giúp cho các cơn hen ngày càng giảm, thưa thớt dần.
Việc chọn lựa phương pháp điều trị thường ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như triệu chứng, độ tuổi, mức độ nặng nhẹ và một vài yếu tố khác. Do vậy người bệnh cần được theo dõi sát sao để có kế hoạch điều trị ưng ý nhất.
Điều trị nội khoa
Phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay được nhiều người bệnh áp dụng đó là việc điều trị nội khoa. Tức là sử dụng các loại thuốc khác nhau theo phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh tốt nhất.
- Để ngăn chặn việc phế quản bị co thắt thì thường sử dụng các loại thuốc như ventolin, synthophylin, theophylin, terbutaline hay thuốc kháng Cholinergic.
- Một số loại thuốc chống dị ứng như sodium cromoglycate, zaditen, histamin dạng tổng hợp.
- Các loại thuốc chống viêm đường hô hấp như methylprednisolon, prednisolon, một vài loại corticoid tại chỗ khác như seretide, becotide.
- Dùng kháng sinh chống bội nhiễm những cần tránh sử dụng penicilin vì có thể dễ gây dị ứng.
- Loại thuốc giúp giảm nhanh các cơn khó chịu như beta ngắn, ipratropium, corticosteroid ở dạng tiêm và dạng uống.
Ngoài ra người bệnh có thể lựa chọn điều trị bằng nhiệt động ở phế quản. Tuy nhiên trường hợp này chỉ nên áp dụng với người bệnh uống thuốc không thuyên giảm, corticosteroid sử dụng không hiệu quả. Và hiện cách chữa trị này cũng ít áp dụng với bệnh nhân.
Thường thì các bác sĩ cần khám đầy đủ 3 lần liên tiếp thì mới có thể thực hiện đốt phế quản với điện cực để tăng lượng cơ trơn trong đường thở. Từ đó giúp cho người bệnh hô hấp dễ dàng hơn, hen giảm dần.
Điều trị hen phế quản bằng bài thuốc Đông Y
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây thì những bài thuốc Nam vẫn được người bệnh ưu tiên lựa chọn khá nhiều. Đơn giản là do những bài thuốc này khá an toàn, không phát sinh tác dụng phụ, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh hen ở giai đoạn nhẹ mà thôi. Một số bài thuốc phổ biến bao gồm:
- Bài thuốc từ lá tía tô: Sử dụng 100g lá tía tô mang đi sao khô sau đó ngâm cùng với khoảng 1l rượu gạo trong thời gian ít nhất là 10 ngày. Khi thành phẩm đã hoàn thành thì đem gạt bỏ bã, lấy nước ngày uống mỗi ngày, mỗi lần uống khoảng 20ml, ngày uống 3 lần.
- Bài thuốc chữa hen phế quản bằng mật ong – lá hẹ: Sử dụng 5 lá hẹ và 1 thìa mật ong. Lá hẹ sau khi rửa sạch thì thái cắt khúc cho vào bát đổ mật ong lên. Tiếp đến mang hỗn hợp đi hấp đến khi lá chín là có thể dùng được. Bạn có thể gạn nước để uống hoặc tán lá hẹ ra dùng cả. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1 thìa.
- Bài thuốc chữa hen phế quản từ bạch quả: Đây là thành phần giúp điều trị bệnh hen phế quản hiệu quả, giảm sự viêm nhiễm. Bạn chỉ cần chuẩn bị 16g bạch quả đã đập vỡ, 12g khoản đông hoa, 12g tô tử, 8g cam thảo, 12g hạnh nhân, 12g vỏ rễ dâu cùng 8g ma hoàng. Mang hỗn hợp đi sắc để lấy nước uống hàng ngày. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn sống bạch quả cũng là cách chữa bệnh hiệu quả.
Cao Bổ Phế: Thuốc Đông y chữa hen phế quản tốt nhất
Cao Bổ Phế là bài thuốc được tạo thành từ 8 loại thảo dược kinh điển trong Đông y gồm: Trần bì, tang bạch bì, kim ngân hoa, la bạc tử, cải trời, kinh giới, bát bộ, cát cánh. Các vị thuốc được phối kết hợp với nhau trong một “tỷ lệ vàng”, phù hợp nhất với cơ địa người Việt Nam hiện đại.
Để xây dựng Cao Bổ Phế, Nhà thuốc Tâm Minh Đường đã kế thừa chặt chẽ nguyên tắc của Đông y trong điều trị, đồng thời vận dụng những nghiên cứu từ y học hiện đại . Nhờ vậy, bài thuốc cho hiệu quả toàn diện hơn, cơ chế điều trị chuyên sâu hơn với 2 tầng tác dụng:
- Cấp tắc trị tiêu: Tập trung dược chất loại bỏ triệu chứng của các đợt hen cấp tính nguy hiểm bằng cách tuyên phế, hóa đàm, định suyễn, cắt cơn hen.
- Hòa hoãn trị bản: Giai đoạn đã ổn định cơn hen, Cao Bổ Phế quay về ổn định chức năng của tạng phủ. Đặc biệt là nâng cao sức đề kháng của 3 tạng quan trọng nhất là tạng thận, tạng phế và tỳ.
Mỗi trường hợp sẽ có thời gian điều trị khác nhau
Để biết cần dùng thuốc trong bao lâu, liên hệ ngay với bác sĩ!
Chú Nguyễn Văn Thành là một trường hợp điều trị thành công chứng viêm phế quản nghẽn mạch mãn tính thể hen cực nguy hiểm nhờ kiên trì dùng Cao Bổ Phế. Đã có thời gian tưởng như cuộc đời mình phải sống chung với bệnh mãi mãi, từng nhiều lần “suýt chết” bởi những đợt khó thở, bò ra nền nhà để tìm người cấp cứu… Sau tất cả sức khỏe của chú hiện đã ổn định, nhiều năm không tái phát. Bạn đọc theo dõi câu chuyện của chú Thành trong video sau:
Bản thân bài thuốc Cao Bổ Phế cũng từng được Đại tá, bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (Nguyên Phó Khoa Đông y, Trưởng phòng điều trị Viện YHCT Quân Đội) giới thiệu trong chương trình “Cơ thể bạn nói gì” – VTV2. Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi thêm trong video ngắn sau:
Những thành công trong điều trị của Cao Bổ Phế đã góp phần giúp Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường được nhận bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018”. Nếu bạn còn thắc mắc cần tư vấn, bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Phòng ngừa hen phế quản
Theo thống kê mỗi năm trên toàn thế giới có hàng nghìn người đã không may qua đời vì căn bệnh hen phế quản. Từ đó có thể thấy nó nguy hiểm đến mức độ nào. Chính vì vậy bản thân mỗi chúng ta cần biết cách phòng ngừa sao cho an toàn và hiệu quả nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nhé.
Mang khẩu trang khi ra đường
Xã hội hiện nay đang trong quá trình hiện đại hóa cộng với hiện tượng Trái Đất đang nóng lên làm cho bầu không khí càng độc hại và ô nhiễm hơn. Đây cũng là một yếu tố gây ra các bệnh liên quan đến đường hô hấp và hen phế quản cũng không ngoại lệ.
Do vậy thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra đường chính là một hướng phòng ngừa dễ dàng, tiết kiệm mà lại hiệu quả. Từ đó giúp hạn chế được các vi khuẩn có hại, khói bụi xâm nhập vào đường hô hấp của bạn. Hơn nữa việc mang khẩu trang còn giúp giữ gìn nhan sắc cho các chị em nữa đấy.
Hạn chế tiếp xúc với lông – da của động vật
Xu hướng nuôi thú cưng hiện nay đang là một trào lưu của nhiều tầng lớp khác nhau, phổ biến là chim cảnh, chó, mèo,… Nhưng đối với những ai đang bị bệnh hen phế quản thì phải tránh xa những đối tượng này hoặc cần giữ một khoảng cách an toàn nếu không bệnh sẽ lại càng nặng hơn. Những ai không bị bệnh thì cũng nên giữ khoảng cách nhé.
Tránh ăn những thực phẩm dễ dị ứng
Theo khuyến cáo đối với bệnh hen phế quản và một số loại bệnh khác thì sẽ có một số loại thực phẩm cần tránh không nên ăn vì nó có thể phát sinh các bất lợi nếu người bệnh đang trong quá trình dùng thuốc.
Một số món chế biến mà người bệnh cần tránh bao gồm đồ chiên nướng nhiều dầu mỡ, các chất kích thích, đồ hải sản tôm, cua,… Thêm vào đó người bệnh cần cho bác sĩ biết các đồ ăn dị ứng của mình để từ đó có hướng điều trị bệnh một cách phù hợp nhất.
Chú ý giữ ấm cơ thể
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng tác động gây ra bệnh hen suyễn cũng như một số bệnh liên quan đến đường hô hấp khác chính là các luồng không khí lạnh. Do vậy mỗi khi thời tiết chuyển lạnh hay thời điểm giao mùa thì bận nên chú ý giữ ấm, hạn chế ra đường nếu không thực sự cần thiết.
Tuy nhiên nếu chỉ ở trong nhà không thì cũng không được, mỗi người còn có một công việc riêng, đâu có thể như gấu đi ngủ đông. Vì thế bạn cần mặc thật ấm, chủ động chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như khăn quàng cổ, gang tay, mũ và tất nhé.
Tránh tiếp xúc với khói thuốc
Thuốc lá là một chất kích thích có hại cho bất cứ ai hút trực tiếp, tiếp xúc hay hít phải. Nếu như bạn đang có tiền sử mắc bệnh hen phế quản mà gặp trường hợp này thì bệnh tình có thể tái phát và nghiêm trọng hơn.
Một số chất có hại trong thuốc lá khi đi vào trong đường hô hấp có thể gây ra sự kích ứng ở niêm mạc. Từ đó những cơn hen ngày một trầm trọng hơn. Chính vì vậy người bị hen phế quản cần hạn chế mà tốt nhất nên tránh một vài chất gây kích thích khác như hóa chất, phấn hoa, bụi hay những mùi hương có nồng nặc,…
Cẩn thận khi dùng thuốc
Việc bệnh hen phế quản dùng thuốc là điều đương nhiên, tuy nhiên việc dùng thuốc này phải có sự chỉ định của bác sĩ cũng như dùng đúng thuốc, đúng liều. Ngoài ra người bệnh tuyệt đối tránh việc tự ý đi mua thuốc tại những địa chỉ không uy tín để tránh hậu quả đáng tiếc cũng như biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học
Bên cạnh một số cách phòng ngừa trên thì một chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh cũng góp phần giúp cho bạn phòng tránh nguy cơ mắc phải bệnh hen phế quản. Đó là ăn uống điều độ, thường xuyên tập thể dục, vệ sinh nhà cửa – phòng ốc sạch sẽ,…
Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh hen phế quản mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn lượng kiến thức đầy đủ mà bạn đang quan tâm, tìm kiếm. Việc phòng tránh, kiểm soát tốt sẽ giúp cho người bệnh giảm thiểu nguy cơ mắc, nguy cơ tái phát và nâng cao được chất lượng của cuộc sống.
Cập nhật mới nhất vào ngày 27 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23