Khạc đờm ra máu là bệnh gì? Cách chữa nhanh khỏi?

Khạc đờm ra máu là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh đường hô hấp khá nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh thậm chí nguy hiểm tính mạng. Vậy cụ thể đây là dấu hiệu bệnh gì, điều trị thế nào, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Khạc đờm ra máu tươi là bệnh gì?

Biểu hiện: Khạc đờm ra máu tươi đi kèm biểu hiện đau tức ngực, cổ họng khô ngứa, nóng ran ngực và xương ức. Đờm những lần sau khạc ra sẽ bớt máu hơn những lần đầu.

Nguyên nhân:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên do vệ sinh răng miệng không đúng cách, ăn uống không hợp vệ sinh, hay nghiến răng dẫn đến niêm mạc miệng bị tổn thương, chảy máu.
  • Vi khuẩn, virus ký sinh ở cổ họng như tụ cầu vàng, nấm, trực khuẩn mủ xanh dẫn tới nhiễm khuẩn đường hô hấp, người bệnh sẽ thấy khạc ra máu kèm sốt, khó thở, nhức đầu.
  • Các bệnh đường hô hấp như viêm amidan, viêm họng … làm các mạch máu vỡ ra lúc ho.
  • Các khối u: Người bệnh thường thấy khạc đờm ra máu kèm đau họng, khản tiếng, ù tai… khối u có thể lành tính hoặc ác tính.
  • Ung thư: Phổ biến nhất là ung thư vòm họng hoặc ung thư phổi, hay gặp ở người ngoài 40 tuổi. Bệnh trải qua nhiều giai đoạn với những triệu chứng thường gặp là ho có đờm kèm máu, giảm cân nhanh, đau họng.

Khạc đờm ra máu tươi

Khạc đờm ra máu đông là bệnh gì?

Khạc đờm ra máu đông cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Biểu hiện: Máu bị khạc ra vón cục, màu hồng hoặc hơi đỏ kèm máu đông màu đỏ sẫm.

Nguyên nhân

  • Tắc mạch phổi: Khi mạch phổi vỡ ra sẽ hình thành nên các cục máu đông trôi nổi trong mạch máu, chúng di chuyển vào một hoặc cả 2 bên lá phổi gây tắc nghẽn, máu không lưu thông đến phổi được gây phản xạ ho dữ dội mục đích tống các cục máu đông này ra ngoài.
  • Bệnh lao phổi:  Ho lâu ngày kèm theo máu là do phế quản bị giãn ra, nhiễm trùng khiến cho phần máu ở họng đông lại và bị đẩy ra ngoài. Người bệnh cần hết sức cảnh giác các triệu chứng khạc có máu đông, ho kéo dài, đau ngực, da chân tay dày lên… nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách lao phổi có thể dẫn tới tử vong.
  • Khối u: Các khối u hình thành trong phổi nếu ác tính sẽ là tiền đề của ung thư phổi sau này, nếu bạn có biểu hiện ho khạc ra cục máu kèm sưng phù mặt mũi, đau nhức khắp mình mẩy thì hãy thăm khám bác sĩ ngay để xác định chính xác tình trạng của khối u.

Khạc đờm ra máu đông

Khạc ra đờm có tia máu là bệnh gì?

Biểu hiện: Khạc đờm có tia máu đi kèm sốt, mệt mỏi, đổ mồ hôi trộm, đầu ngón chân ngón tay tím tái hay sụt cân không lý do là dấu hiệu điển hình của các bệnh liên quan đến phổi. Người bệnh thường khạc ra máu vào buổi sáng, sốt nhẹ chiều và đổ mồ hôi dồn dập lúc ban đêm.

Nguyên nhân:

  • Các bệnh đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm mũi dị ứng, viêm họng….
  • Các bệnh đường hô hấp dưới như áp xe phổi, viêm phổi, viêm phế quản.
  • Bệnh trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày cũng có thể gây ra chứng khạc ra tia máu

Biểu hiện của các bệnh trên khá giống nhau nên để biết chính xác bạn nên thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Bằng kinh nghiệm chuyên môn cũng như các phương tiện khám chữa bệnh hiện đại (xét nghiệm máu, chụp X-quang, cắt lớp…) sẽ giúp chẩn đoán chính xác đó là bệnh gì từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Khạc ra đờm có tia máu

Xem ngay Ho ra máu là dấu hiệu bệnh gì? Triệu chứng nguy hiểm cần lưu ý

5 cách chữa khạc đờm ra máu ngay tại nhà

Mặc dù nguy hiểm nhưng nếu mới phát hiện lần đầu tiên bị khạc đờm ra máu thì bạn có thể áp dụng những biện pháp điều trị dưới đây ngay tại nhà.

Xông hơi bằng tinh dầu

Xông hơi bằng tinh dầu sẽ giúp nước đi sâu vào từng ngách nhỏ của mũi,b họng làm loãng dịch nhầy, đờm long ra dễ dàng, đường thở thông thoáng và ngăn không cho vi khuẩn tích tụ. Hãy chuẩn bị một loại tinh dầu yêu thích của bạn cùng một bát nước nóng, nhỏ vài giọt tinh dầu và trùm khăn mỏng qua đầu để thực hiện xông. Chú ý hít thở sâu để càng dưỡng chất thẩm thấu sâu hơn.

Ngậm muối hạt

Trong muối có các chất kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả, ngăn ngừa chảy máu đồng thời kích thích các tổn thương nhanh lành. Vô cùng đơn giản bạn chỉ cần dùng vài hạt muối trắng tinh khiết ngậm sâu bên trong cổ họng để chúng tan từ từ, thẩm thấu dần vào thành họng. Hãy làm điều này bất kể khi nào bạn thấy ngứa họng. Trước khi đi ngủ cũng nên duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối ấm để bảo vệ cổ họng.

Dùng trà mật ong

Mật ong được xem là loại kháng sinh tự nhiên có công dụng kỳ diệu trong việc điều trị các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Việc cho 2 – 3 thìa mật ong vào cốc nước ấm uống mỗi sáng sẽ giúp nâng cao sức đề kháng và làm ấm, làm dịu cổ họng, hạn chế chứng chảy máu tại họng.

cách chữa khạc đờm ra máu ngay tại nhà

Thay đổi thói quen sinh hoạt

  • Nếu nghiện thuốc lá cần bỏ ngay bởi các chất có trong thuốc lá khiến đờm dày đặc và kích thích phản xạ ho nhiều hơn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày ( tối thiểu 1,5 lít) sẽ giúp làm loãng đờm, dịch nhầy, giảm ho.
  • Trong thực đơn ăn uống hãy giảm những món chiên rán nhiều dầu mỡ hoặc các món nhiều gia vị, nhiều đường bởi chúng sẽ gây tăng chất nhầy ở cổ họng. Nên chế biến thức ăn thành những món dễ tiêu, mềm, dễ hấp thụ.
  • Tăng cường vận động thể chất, dù bận rộn nhưng hãy dành 20 – 30 phút mỗi ngày để tập một môn thể thao yêu thích giúp tăng cường sức đề kháng và chống lại bệnh tật hiệu quả.

Dùng thuốc giảm ho ra máu

  • Nếu khạc đờm ra máu nhiều bạn có thể tìm đến sự trợ giúp của diazepam liều thấp – một dạng thuốc an thần nhẹ. Tuyệt đối không dùng liều cao vì sẽ dẫn tới nguy cơ bị suy hô hấp.
  • Dùng kháng sinh phòng bội nhiễm hoặc các thuốc làm giảm chứng ho ra máu như terpin codein, Morphin
  • Dùng các thuốc tiêu sợi máu như acid tranexamique, Desmopressin, thuốc tăng cường sức bền thành mạch Adrenochrom

Nếu sau 5 – 7 ngày liên tục chứng khạc đờm ra máu không giảm đi hoặc xuất hiện kèm theo những bất thường khác thì hãy tìm đến sự trợ giúp y tế. Tuyệt đối không được chủ quan, coi thường bệnh hoặc tự ý mua thuốc về sử dụng, điều này sẽ là trở ngại cho quá trình điều trị sau này. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

Cập nhật mới nhất vào ngày 1 Tháng Chín, 2020 bởi admin

bà bầu bị ho có đờm
Bà bầu bị ho có đờm phải làm thế nào?

Phụ nữ mang thai luôn là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt bởi cơ địa thay Tìm hiểu thêm

Thuốc tiêu đờm cho trẻ
Thuốc tiêu đờm cho trẻ loại nào tốt nhất? Tây y, đông y hay bài thuốc dân gian

Thuốc tiêu đờm cho trẻ nhỏ hiện đang là một trong những loại thuốc được dùng nhiều nhất hiện nay. Tìm hiểu thêm

Bị ho có đờm có nên ăn cam hay không?
Bị ho có đờm có nên ăn cam uống nước cam được hay không?

Chắc hẳn các bạn đã không quá xa lạ gì với tình trạng ho - một trong những biểu hiện Tìm hiểu thêm

ho có đờm xanh
Ho có đờm xanh đặc kéo dài phải làm sao?

Thời tiết thay đổi thất thường sẽ là điều kiện lý tưởng để các bệnh đường hô hấp “lên ngôi”. Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *