Nổi mề đay có lây không? Phòng ngừa nguy cơ bị bệnh

Mề đay gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy rất khó chịu. Do vậy, nhiều người lo ngại khi phải tiếp xúc với người bệnh và băn khoăn liệu nổi mề đay có lây không.

Nổi mề đay có lây không?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, mề đay là một bệnh lý ngoài da phổ biến, có thể xảy ra với mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Đây là chứng bệnh gây ra khi cơ thể có những phản ứng với các tác nhân chứa chất histamin gây dị ứng, khiến niêm mạc da bị phù nề tại chỗ, phồng lên, mẩn ngứa và không ngừng lan rộng kèm theo cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

Nhiều nghiên cứu cho thấy nổi mề đay không phải là bệnh truyền nhiễm nên sẽ không lây lan từ người này sang người khác. Ngoài ra chưa có bất cứ tài liệu nào công bố bệnh mề đay có lây nhiễm và thế giới cũng chưa ghi nhận bất cứ ca lây nhiễm bệnh mề đay nào từ trước đến nay. Do đó có thể khẳng định nổi mề đay không hề có tính lây lan.

Thông thường mề đay không gây nguy hiểm cho sức khoẻ mà chỉ khiến người bệnh ngứa ngáy khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và sinh hoạt trong cuộc sống, lao động thường ngày.

Nổi mề đay có lây không

Khi phát hiện lần đầu tiên bị mề đay, cần xác định nguyên nhân để có biện pháp điều trị dứt điểm, tránh bệnh trở nên mãn tính sẽ khó chữa. Có rất nhiều nguyên nhân phức tạp gây ra bệnh mề đay, phổ biến là các nguyên nhân sau:

  • Dị ứng: mề đay thường gặp ở những người có cơ địa dễ dị ứng, ví dụ dị ứng thời tiết, thực phẩm như tôm, cua, hải sản, sữa, trứng gà, dị ứng với hóa chất, mỹ phẩm… hoặc dị ứng với một số loại thuốc. Đây là tình trạng gặp phải do phản ứng của cơ thể với các chất xúc tác lạ từ thức ăn, thuốc, hoá mỹ phẩm, hoặc do nọc độc của côn trùng, hoặc do thời tiết lạnh… tạo ra chất histamin làm cho người bệnh bị ngứa, ngoài ra nguy hiểm hơn là có thể xuất hiện các triệu chứng như khó thở, nghẹt thở, sốc, choáng váng, đau đầu, giãn mạch máu dẫn đến hạ huyết áp. Nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời, tính mạng người bệnh có thể bị đe doạ.
  • Mề đay do côn trùng đốt: Nọc độc của côn trùng khi truyền vào cơ thể dễ gây phản ứng nổi nốt mẩn tại chỗ, gây cảm giác rất ngứa, có thể kèm đau buốt.
  • Di truyền: Bệnh mề đay có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái, tuy nhiên tỷ lệ rất thấp. Nếu cha mẹ bị mề đay thì khả năng con cái đời sau bị bệnh sẽ cao gấp 2 lần so với những người bình thường.
  • Bệnh lý: một số bệnh lý như lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp tự miễn… gây ra rối loạn nội tiết và làm suy giảm sức đề kháng của người bệnh. Vì vậy, nguy cơ bị nổi mề đay sẽ cao hơn.

Từ những nguyên nhân này có thể thấy việc có bị nổi mề đay hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa và sự mẫn cảm riêng của mỗi người. Mỗi người đều có cơ địa, sức đề kháng khác nhau. Do vậy nổi mề đay hoàn toàn không thể lây lan từ người này sang người khác.

Nổi mề đay lây không

Hướng dẫn phòng ngừa nguy cơ nổi mề đay

Để phòng tránh nguy cơ nổi mề đay, cần tránh những tác nhân gây bệnh:

  • Đối với người có cơ địa dị ứng với thuốc, thực phẩm hay hoá chất thì cần xác định được loại thuốc, thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể người bệnh để tránh tuyệt đối không sử dụng loại đó, loại trừ ra khỏi danh sách được phép sử dụng và hết sức cẩn trọng mỗi khi ăn uống hay dùng thuốc khi cơ thể bị bệnh. Đồng thời hạn chế sử dụng tiếp xúc trực tiếp với những loại hoá chất gây dị ứng cho cơ thể. Khi sử dụng hoá chất như xà phòng, nước rửa bát, các chất tẩy rửa để giặt quần áo, rửa bát, vệ sinh nhà cửa cần sử dụng găng tay để bảo vệ da. Nên chọn các loại mỹ phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để phòng tránh nguy cơ nổi mề đay.
  • Đối với những người hay dị ứng với thời tiết lạnh hoặc nước lạnh: khi trời chuyển lạnh cần mặc ấm để giữ ấm cơ thể, chống lại tác động của không khí lạnh gây nổi mề đay. Nên tắm nước ấm để bảo vệ sức khoẻ và tránh nguy cơ dị ứng.
  • Đối với người đã từng bị mề đay, cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị triệt để bệnh, tránh tái phát gây khó chịu cho cơ thể, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Với các thông tin về nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh mề đay trên đây thì các bạn đã có thêm thông tin để khẳng định việc nổi mề đay có lây không. Do vậy các bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tiếp xúc với người bị bệnh và có thể chăm sóc cho những người thân không may bị nổi mề đay mà không lo gặp bất cứ nguy cơ lây nhiễm nào.

Cập nhật mới nhất vào ngày 22 Tháng Chín, 2020 bởi Bác sĩ Hồng Yến

Nổi mề đay kiêng gì
Nổi mề đay kiêng gì? Có kiêng gió không?

Nổi mề đay là một triệu chứng rất phổ biến, có thể xuất hiện ở hầu hết lứa tuổi. Nổi Tìm hiểu thêm

Bị nổi mề đay có được tắm không
Bị nổi mề đay có được tắm không? Nên tắm lá gì?

Khi gặp phải tình trạng nổi mề đay, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu toàn thân. Tìm hiểu thêm

Nổi mề đay nên ăn gì
Nổi mề đay nên ăn gì? Kiêng ăn gì để bệnh nhanh khỏi?

Một trong các biện pháp làm giảm mề đay là thiết lập chế độ ăn uống hợp lý. Biết được Tìm hiểu thêm

Nổi mề đay ở mông & Biện pháp điều trị tốt nhất

Nổi mề đay ở mông do đâu, biện pháp & cách điều trị tốt nhất Bị nổi mẩn ngứa mề Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *