Bài tập yoga cho người bị gai cột sống là một trong những cách hỗ trợ chữa trị được áp dụng hiện nay. Vậy cách chữa này có mang lại hiệu quả thực sự hay không? Có những bài tập như nào? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu lời giải phù hợp qua bài viết dưới đây nhé!
Bị gai cột sống có tập yoga được không?
Khi bị bệnh, gai cột sống mang đến những cơn đau nhức khiến người bệnh chẳng muốn làm gì, sợ di chuyển sẽ đau và cuối cùng bệnh càng nặng hơn. Tuy nhiên, lúc này bạn có thể tập các bài tập Yoga nhẹ nhàng để tăng sự linh hoạt của các khớp và hạn chế cơn đau nhức.
Việc áp dụng những bài tập Yoga chữa gai cột sống đúng cách, nhẹ nhàng không đơn giản chỉ hỗ trợ người bệnh giảm đau mà nó còn mang đến vô vàn lợi ích tốt khác như:
- Giúp cho cột sống được kéo giãn, cơ hoành được mở rộng ra từ đó các dây thần kinh được giải phóng hoàn toàn và giúp cơn đau được hạn chế đáng kể.
- Ngăn chặn ma sát cùng các áp lực lớn tác động không tốt lên cột sống cũng như các bộ phận gân, dây chằng ở xung quanh.
- Giúp cho các đốt sống quay trở lại vị trí như ban đầu, các cơn đau giảm và hình dạng phần cột sống được điều chỉnh đúng.
- Tăng khả năng nhận thức của cơ thể, điều đó được hiểu là giúp cho bạn nhận ra được giới hạn có thể chịu đựng được của bản thân và dừng ngay những hoạt động gây hại.
- Tập Yoga còn giúp cân nặng của bạn được kiểm soát, sức khỏe được tăng cường, quá trình lưu thông máu tốt, tinh thần thoải mái, giảm stress và yêu đời hơn.
Bài tập yoga cho người bị gai cột sống
Các bài tập Yoga đã và đang được người bệnh áp dụng đúng cách và mang đến hiệu quả điều trị tích cực. Bạn có thể áp dụng một số bài tập Yoga chữa gai cột sống phổ biến sau đây ở tại nhà, bao gồm:
Tư thế Yoga trẻ em
Đây là tư thế được người bệnh gai cột sống thực hiện khá nhiều. Chúng có tác dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến cột sống, lưng và cơ. Bên cạnh đó bài tập còn giúp cho hệ thần kinh được thư giãn, thoải mái, những cơn đau do gai cột sống gây ra giảm nhanh chóng.
Bạn tập bài tập này bằng cách bắt đầu với tư thế dạng quỳ, lưng và hông thẳng đứng, mông để lên gót chân. Người ngả về đằng trước, trán hạ thấp sao cho chạm xuống thảm. Sau đó cánh tay thả lỏng, tay cần để dọc cùng cơ thể, hướng lòng bàn tay lên trên. Cuối cùng là thực hiện áp ngực chạm với đùi từ 30s – 1 phút rồi thả lỏng cơ thể và quay về tư thế gốc từ từ.
Để tránh những ảnh hưởng không cần thiết phát sinh trong quá trình tập thì những ai có đầu gối bị chấn thương mức nghiêm trọng, người đã và đang bị bệnh tiêu chảy và phụ nữ có bầu được khuyến cáo không nên tập.
Tư thế Yoga dạng cây cầu
Động tác này có thể giúp cho cơ thể kéo giãn được phần cột sống, ngực và cổ. Từ đó giúp các cơn đau thuyên giảm, bớt sự căng thẳng cũng như hạn chế các biểu hiện của gai cột sống. Ngoài ra tư thế dạng cây cầu còn giúp cải thiện cao huyết áp, viêm xoang, loãng xương, hen suyễn.
Cách thực hiện ở tư thế nằm ngửa dưới thảm gồm: Phần đầu gối cong, bàn chân đặt thẳng xuống sàn sao cho phần gót chân và xương cụt càng gần nhau càng tốt. Đẩy phần hông lên và ấn cánh tay xuống thảm sao cho chân và đùi phải thật vuông góc.
Cánh tay vẫn để ở dưới chỗ xương chậu nhưng cần mở rộng ra để lực dồn vào cánh tay và vai. Để nguyên tư thế này trong 30s – 1 phút rồi quay về tư thế ban đầu. Bạn đừng quên kết hợp với hít thở đều đặn nhé.
Trong trường hợp bệnh nhân bị chấn thương ở cổ thì nên tránh tập động tác này. Nếu như bạn vẫn muốn thì hãy tập cùng HLV dạy Yoga để được hướng dẫn sao cho an toàn nhất.
Tư thế Yoga nhân viên
Trong số các bài Yoga kể trên thì đây là bài tập được đánh giá là dễ thực hiện nhất. Không chỉ có tác dụng làm cho sức mạnh ở lưng dưới, các cơ ở xương chậu và cơ bụng được tăng cường mà còn giúp cải thiện tình trạng cột sống bị cong, bị vẹo.
Bạn cần thực hiện theo các bước như sau: Ngồi trên tấm thảm, hai chân thẳng khép lại và để thẳng. Lưng vuông góc hết mức có thể với chân. Nếu thấy đau thì người bệnh có thể ngồi sát vào chân tường. Cánh tay đặt dọc hướng cơ thể, lòng bàn tay để hướng xuống còn các ngón tay hướng ra trước. Hít vào thở ra nhẹ nhàng, tư thế phải giữ nguyên từ 5 – 10 nhịp. Cuối cùng thả lỏng và thực hiện lần 2 nếu bạn còn sức. Khuyến cáo không được thực hiện với những đối tượng chấn thương lưng và cổ tay.
Xem thêm:
- Chữa gai cột sống bằng hạt đười ươi có thật sự hiệu quả?
- Trị gai cột sống bằng xương rồng mẹo cực hay bỏ qua sẽ hối tiếc
Tư thế Yoga dáng con mèo
Tư thế này có tác dụng tăng cường thêm sức mạnh cho cột sống, đồng thời giúp kéo giãn chúng một cách hiệu quả. Ngoài ra cũng có thể gia tăng thêm sự dẻo dai, thanh lọc cho máu, ngăn ngừa sự chấn thương và giảm được áp lực tác động lên cột sống.
Động tác thực hiện ở tư thế chống cả hai tay lên sàn, đồng thời quỳ xuống thảm. Vai, khuỷu tay và cổ tay tạo thành đường thẳng vuông góc cùng sàn. Cột sống cong lên kết hợp với thở ra, cúi đầu xuống sàn nhưng không chạm vào ngực. Bạn cần giữ tư thế này trong khoảng 30s rồi thả lỏng và quay lại với tư thế ban đầu. Nên lặp lại từ 5 – 10 lần động tác này để cho hiệu quả nhận được cao nhất.
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923Trên đây là một số thông tin về tập Yoga chữa gai cột sống mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Mong rằng những chia sẻ này đã giúp ích cho bạn lựa chọn được bài tập phù hợp nhất. Nếu trong quá trình tập có bất kỳ vấn đề gì xảy ra thì hãy liên hệ với bác sĩ ngay để có hướng khắc phục phù hợp.
Cập nhật mới nhất vào ngày 7 Tháng Mười, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23