Thận ứ nước là bệnh gì? Có nguy hiểm và chữa khỏi không?

Thận ứ nước là một trong những bệnh lý rất dễ gặp. Bởi thận được xem là “bộ lọc máu tự nhiên” trong cơ thể con người. Nước khi đi vào cơ thể phải đi qua bộ phận này trước khi đến bàng quang và được thải ra bên ngoài. Vậy thận ứ nước là gì? Có nguy hiểm hay không? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc câu trả lời chi tiết nhất.

Bệnh thận ứ nước là gì?

Bệnh thận ứ nước (Hydronephrosis) là tình trạng phần nước tiểu bị ứ đọng và kẹt lại bên trong thận do một số nguyên nhân nào đó. Khi lượng nước vượt quá ngưỡng chịu đựng của thận, bộ phận này sẽ giãn nở và sưng lên. Sau một thời gian, lượng nước sẽ làm mềm các tế bào bên trong thận khiến chúng dễ dàng bị phá hủy và tổn thương. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh thận ứ nước có thể biến chứng nguy hiểm hơn, thậm chí là phát triển thành bệnh thận ứ nước mãn tính.

Các biến chứng của thận ứ nước thường thấy đó là: Suy thận, huyết áp cao, nhiễm trùng đường tiết niệu, mất nước.

Bệnh thận ứ nước có thể xảy ra ở 1 hoặc cả 2 bên thận. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Tuy nhiên, theo nhiều thống kê, bệnh thận ứ nước thường có khả năng xảy ra cao hơn ở nam giới. Những phụ nữ đã từng mang thai hoặc mắc các bệnh về cơ quan sinh sản cũng có khả năng gặp bệnh thận ứ nước cao hơn.

thận ứ nước

Nguyên nhân thận ứ nước

Nguyên nhân thận ứ nước thường thấy là do bộ phận đường tiết niệu phía dưới bị tổn thương, suy giảm chức năng hoặc bị tắc nghẽn do dị vật,…

  • Đối với trẻ em: Nguyên nhân thường thấy là hẹp niệu đạo (Ống dẫn nước tiểu từ bàng qua ra bên ngoài cơ thể) và hẹp lỗ niệu đạo (các ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang).
  • Đối với người lớn: Nguyên nhân thường thấy là do các bệnh lý về cơ quan tiết niệu, như: Trào ngược bàng quang, sỏi thận, ung thư tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tử cung, buồng trứng, rối loạn chức năng bàng quang,…

Trong đó, sỏi thận là nguyên nhân phổ biến nhất. Do phần sỏi thường có kích thước nhỏ và dễ dàng di chuyển đến các ống dẫn nước tiểu gây làm chặn đường di chuyển của đường tiểu.

Nếu người bệnh từng mổ để lấy sỏi hoặc tiến hành phẫu thuật các tại các cơ quan niệu đạo cũng có thể dẫn đến tình trạng bệnh thận ứ nước. Do khi vết mổ lành lại, vô tình kéo niệu đạo hẹp hơn khiến nước tiểu không được lưu thông dễ dàng khi qua vị trí này.

Ngoài ra, sự xuất hiện của các khối u ở bên ngoài cơ quan tiết niệu có thể gây chèn ép và ảnh hưởng đến hoạt động bài tiết nước tiểu.

Thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh thận ứ nước, chẳng hạn: Ăn uống kém khoa học, không uống nước thường xuyên, nhịn tiểu, vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến viêm đường niệu đạo, sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, lạm dụng thuốc bổ thận,….

Triệu chứng thận ứ nước

Để biết mình có đang bị bệnh thận ứ nước hay không, bạn đọc có thể dựa vào những triệu chứng lâm sàng dưới đây:

  • Đau rát khi tiểu tiện, mắc tiểu liên tục nhưng lại tiểu ít và có thể xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Những người bị bệnh ung thư tuyến tiền liệt thường xuyên đi tiểu vào ban đêm.
  • Thận ứ nước do ung thư đại tràng có thể xuất hiện máu trong phân.
  • Xuất hiện cảm giác khó chịu và các cơn đau ở vùng bụng dưới, vùng hông và lan dần xuống háng.

Bên cạnh đó, triệu chứng bệnh sẽ khác nhau với đối với những tính trạng bệnh khác nhau, chẳng hạn:

  • Bệnh thận ứ nước cấp tính: Đau bụng dưới, đau khi đi tiểu, tiểu rắt, tiểu nhỏ giọt do sỏi thận di chuyển xuống và kẹt vào đường ống dẫn nước tiểu. Cơn đau khởi phát có thể kèm theo triệu chứng buồn nôn, mệt mỏi, toát mồ hôi, ớn lạnh.
  • Bệnh thận ứ nước mãn tính: Khi bệnh phát triển thành mãn tính, người bệnh sẽ gặp các tình trạng như: Cơn đau âm ỉ vùng bụng dưới và háng xảy ra hàng ngày; suy giảm chức năng thận nhanh chóng; kiệt sức, mất nước, hệ miễn dịch bị ảnh hưởng nghiêm trong; quá trình vận chuyển và trao đổi chất bị rối loạn; co thắt cơ bắp, căng thẳng dây thần kinh;…

Triệu chứng thận ứ nước

Chẩn đoán thận ứ nước

Ngoài việc nhận biết bệnh thận ứ nước thông qua các triệu chứng lâm sàng của từng giai đoạn. Trong y học, để có thể chẩn đoán chính xác bệnh thận ứ nước, các bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm, kiểm tra được chia theo 4 cấp độ như sau:

Cấp độ 1

Cấp độ 1 là cấp độ nhẹ nhất của bệnh, lúc này chỉ mới khởi phát những dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Bác sĩ sẽ thường sẽ chỉ định siêu âm 3 tháng 1 lần để theo dõi diễn biến của bệnh. Còn lại, người bệnh không cần thiết phải dùng thuốc hay phẫu thuật. Phương pháp thay đổi thói quen sống hàng ngày tích cực có thể giúp người bệnh vượt qua được căn bệnh này nếu phát hiện sớm.

Cấp độ 2

Ở cấp độ này, người bệnh sẽ bắt đầu cảm thấy đau ở vùng bụng dưới, 2 bên hông cùng với tình trạng đi tiểu liên tục. Siêu âm cho thấy, cầu thận đã sưng lên khoảng 10 – 15 mm.

Cấp độ 3

Trong giai đoạn này, người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau liên tục kèm theo triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, suy nhược cơ thể. Siêu âm cho thấy cầu thận đã giãn nở vượt quá 15 mm. Người bệnh cần phải thực hiện các biện pháp chữa trị, nếu không bệnh sẽ nhanh chóng biến chứng và nguy hiểm khó lường.

Cấp độ 4

Cấp độ 4, tình trạng thận đã bị tổn thương nghiệm trọng khoảng 75 – 90%. Đi cùng với những triệu chứng ở các giai đoạn trước, người bệnh sẽ gặp những dấu hiệu như: Mặt và chân tay sưng phù; tiểu ra máu; đau quặn từng cơn; sốt nhẹ và đổ mồ hôi. Khi người bệnh đã đến giai đoạn này cần phải được phẫu thuật nhanh chóng để giảm thiểu các tổn thương trên thận.

Thận ứ nước có nguy hiểm không?

Thận ứ nước sẽ làm giảm chức năng của thận, dẫn đến tình trạng thận yếu. Căn bệnh này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Theo thời gian, các tổn thương trên thận sẽ phá hủy thận, thậm chí người bệnh phải thay thận. Khi thận chứa lượng nước hơn khả năng chịu đựng, thận sẽ bị vỡ nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt, trong giai đoạn 4, khi thận đã bị phá hủy đến 75 – 90%, người bệnh có thể bị tăng huyết áp đột ngột dẫn đến suy tim và tử vong.

Bên cạnh đó, khi thận suy giảm chức năng, người bệnh còn gặp những vấn đề về sức khỏe như: Rối loạn sinh dục, rùng mình, lạnh tứ chi, tiểu nhiều về đêm, chóng mặt, ù tai, hen suyễn, táo bón, lưng đau, chân mỏi,…

Vì vậy, khi có bất cứ triệu chứng này nghi ngờ bị thận ứ nước, bạn nên nhờ sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Thận ứ nước có chữa khỏi không?

Bệnh thận ứ nước hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Cụ thể như sau: Ở giai đoạn 1 và 2 sẽ có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn 3 và 4 vẫn có thể chứa khỏi nhưng sau đó thận sẽ yếu hơn nhiều so với những người bình thường.

Tuy nhiên, ngoài những phương pháp điều trị được chỉ định từ bác sĩ, người bệnh cũng cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh xa rượu bia, uống đủ nước và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

Chính vì vậy, người bệnh cần chủ động và theo dõi tình trạng bệnh của mình, tiến hành điều trị ngay khi vừa xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.

Thận ứ nước có chữa khỏi không

Hướng điều trị thận ứ nước

Điều trị bệnh thận ứ nước sẽ tập trung vào mục tiêu làm thông thoáng đường tiểu để nước tiểu có thể lưu thông dễ dàng. Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà có các phương pháp điều trị khác nhau. Các phương pháp thường được sử dụng, đó là:

Thuốc điều trị thận ứ nước

  • Điều trị bằng thuốc Nam: Bạn có thể sử dụng thuốc Nam có tính mát để hỗ trợ điều trị bệnh, tiêu sỏi và kháng viêm như: Kim tiền thảo, râu ngô, mã đề, xích đồng, cỏ xước,…
  • Điều trị bằng thuốc tây: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc tây có tác dụng giảm đau, kháng viêm, ngăn ngừa bệnh phát triển nặng theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều thuốc tây vì thuốc tây có thể gây suy giảm chức năng gan, thận.
  • Điều trị bằng thuốc steroid: Loại thuốc này có tác dụng ngăn ngừa và làm giảm lượng axit uric. Loại chất này thường được tìm thấy ở trong sỏi và có thể gây ung thư khi tích tụ với trữ lượng lớn.

Cách điều trị bệnh thận ứ nước nhẹ

Đối với người bệnh đang gặp tình trạng thận ứ nước ở cấp độ 1, 2, 3, người việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần kết hợp thực hiện các các phương pháp điều trị như sau:

  • Hạn chế các loại thức ăn như: đạm động vật, thức ăn nhiều muối, thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao.
  • Bổ sung nhiều loại trái cây có tính mát, lợi tiểu.
  • Không được nhịn tiểu quá lâu, cũng không nên tiểu nhiều lần, tiểu ít.
  • Khám sức khỏe định kỳ theo chỉ định của bác sĩ.
  • Uống đủ nước để giúp quá trình trao đổi chất được diễn ra dễ dàng và nhanh chóng.

Một số phương pháp điều trị khác

  • Điều trị bằng tia laser: Phương pháp điều trị bằng tia laser thường được sử dụng trong trường hợp thận ứ nước do viên sỏi chèn ngang đường ống tiểu. Các sóng từ tia laser sẽ được chiếu trực tiếp vào viên sỏi giúp phá hủy chúng thành từng mảnh nhỏ và thải ra bên ngoài cùng nước tiểu. Phương pháp này tuy hiệu quả cao, an toàn, nhưng cần phải thực hiện nhiều lần.
  • Đặt ống thông bàng quang: Phương pháp này thường được sử dụng do người bệnh có đường niệu đạo quá hẹp khiến nước tiểu không thể lưu thông dễ dàng. Ống thông bàng quang có tác dụng nới rộng phần đường niệu đạo giúp nước tiểu ra dễ dàng hơn.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật thường được bác sĩ chỉ định khi bệnh đã ở cuối giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4. Phương pháp phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ sỏi, các khối u, các mô chết, tổn thương và lượng nước ứ đọng nhanh chóng.

điều trị thận ứ nước

Phòng ngừa thận ứ nước

Ngoài những nguyên nhân do cấu tạo hệ thống niệu đạo hẹp ở trẻ em, những nguyên nhân do bệnh lý của ở người lớn có thể phòng ngừa được bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày. Ví dụ, nếu người bệnh gặp tình trạng thận ứ nước do sỏi thận, người bệnh có thể thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách uống nước đầy đủ, sử dụng các loại thảo dược có tác dụng làm tan sỏi như: kim tiền thảo, mã đề, cỏ xước, râu ngô, xích đồng,…

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần duy trì những thói quen tích cực dưới đây để viêm đường tiết niệu và ung thư:

  • Quan hệ tình dục an toàn, vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ.
  • Chung thủy với chế độ sinh hoạt một vợ, một chồng.
  • Lau rửa vùng kín sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trong thời kỳ kinh nguyệt để tránh nhiễm khuẩn. Việc này có thể phòng tránh được tình trạng nhiễm khuẩn được tiết niệu ngược dòng làm tắc nghẽn ống niệu đạo.
  • Uống đủ nước trong một ngày, có thể thay đổi thành nước trái cây, sinh tố để hỗ trợ quá trình thanh lọc cơ thể.
  • Không nên nhịn tiểu quá lâu.
  • Không ngâm mình trong hồ, ao, sông suối và các môi trường nước ô nhiễm.
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi đúng giờ, tránh căng thẳng và stress.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe.
  • Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung thêm vitamin để tăng cường sức đề kháng.

Nếu chẳng may gặp bệnh thận ứ nước, để cải thiện tình trạng bệnh và ngăn chặn bệnh tái phát. Người bệnh cần phải tuân thủ theo những phương pháp chỉ định của bác sĩ; tiến hành tái khám đầy đủ theo lịch trình; không tự động sử dụng các phương pháp khác và bài thuốc tại nhà.

Áp dụng các biện pháp phòng ngừa rất quan trọng kể trên với thuốc phù hợp cho hiệu quả chữa trị bệnh tích cực, nhanh chóng. Ngoài các biện pháp đã liệt kê phía trên, bạn có thể tham khảo bài thuốc Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường. Đây là phương pháp điều trị bệnh bảo tồn, không gây tác dụng phụ đã được Sở Y tế công nhận hiệu quả và cấp phép lưu hành trên toàn quốc.

Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường: Điều trị thận ứ nước hiệu quả tại nhà

Loại bỏ các yếu tố gây tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu là nguyên tắc điều trị cơ bản trong điều trị bệnh thận ứ nước. Dựa trên nguyên tắc này, các bác sĩ Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược đã nghiên cứu và cho ra đời Cao Bổ Thận. Bài thuốc  giúp dứt điểm tình trạng thận ứ nước sau 2-3 liệu trình điều trị.

Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường
Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường

Tận dụng hàm lượng dược tính có trong 6 vị thảo dược, Cao Bổ Thận không chỉ điều trị dứt điểm triệu chứng mà còn đi sâu vào hồi phục tổn thương thận. Bài thuốc đã được gia giảm thêm các vị thuốc quý trong điều trị bệnh lý về thận theo “tỷ lệ vàng”. Nhờ vậy, thận ứ nước sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi. Thuốc được bào chế ở dạng cao nguyên chất mang lại nhiều tác dụng điều trị vượt trội. Trong đó:

  • Thẩm thấu nhanh chóng vào thành dạ dày, tác động lên vùng bị tổn thương, rút ngắn thời gian điều trị
  • Loại bỏ toàn bộ cặn bã nên dạ dày không mất công nhào trộn, chắt lọc dược tính từ đó hiệu quả nhanh hơn
  • Giữ lại toàn bộ những thành phần hoạt tính có lợi cho việc điều trị bệnh thận ứ nước
  • Không cần đun sắc như các loại thuốc Đông y khác. Người bệnh chỉ cần dùng cao pha cùng nước ấm và sử dụng hàng ngày
  • Cho hiệu quả điều trị nhanh hơn 2-3 lần so với thuốc bào chế ở dạng viên nén hoặc dạng bột. 
Thành phần của Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường
Thành phần của Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường

Nhờ ưu điểm vượt trội kể trên, Cao Bổ Thận giúp hàng nghìn bệnh nhân điều trị khỏi bệnh thận ứ nước ở các giai đoạn. Tiến triển của bệnh tương đối rõ ràng qua từng giai đoạn sử dụng thuốc. Trong đó:

  • Từ 7 đến 10 ngày sử dụng: Các triệu chứng thận ứ nước được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là tình trạng phù nề do tích nước thừa trong hệ bài tiết.
  • Từ 15 đến 20 tiếp theo: Triệu chứng thận ứ nước được đẩy lùi hoàn toàn, nước thừa trong thận đào thải dần ra khỏi cơ thể, sức khỏe bệnh nhân được hồi phục hoàn toàn.
  • Từ 30 đến 40 ngày: Hồi phục hoàn toàn chức năng thận, đau nhức và phù nề do thận ứ nước gây ra được điều trị dứt điểm. Sức đề kháng của bệnh nhân được tăng cường, ngăn chặn bệnh tái phát trở lại.

Nhận lộ trình điều trị của tình trạng bệnh của bạn

Liên hệ bác sĩ tư vấn miễn phí ngay

Thận ứ nước là căn bệnh tổng hợp từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, người bệnh cần phải chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân. Khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay những cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và chữa trị kịp thời. Nếu cần tư vấn thêm thông tin, hãy bấm vào khung chat với bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.

Đáp ứng yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ của nhà thuốc:

địa chỉ nhà thuốc tâm minh đường

địa chỉ nhà thuốc an dược

Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Chín, 2020 bởi Nguyễn Bá Vưỡng Bác sĩ

thận ứ nước ở trẻ em
Thận ứ nước ở trẻ em triệu chứng nhận biết? Bệnh có tự khỏi không?

Thận ứ nước ở trẻ em là một trong rất nhiều bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, không chỉ Tìm hiểu thêm

Triệu chứng thận ứ nước độ 3
Thận ứ nước độ 3 là gì? Những lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa

Thận ứ nước độ 3 là một căn bệnh mãn tính do nước tiểu bị tắc nghẽn, tích trữ trong Tìm hiểu thêm

thận ứ nước nên ăn gì
Thận ứ nước nên ăn gì? Kiêng ăn gì? Ăn trái cây nào tốt?

Thận ứ nước nên ăn gì, kiêng ăn gì hay nên ăn hoa quả gì để hỗ trợ quá trình Tìm hiểu thêm

Bài thuốc dân gian trị thận ứ nước
5 bài thuốc dân gian trị thận ứ nước hiệu quả

Bài thuốc dân gian trị thận ứ nước là phương thuốc với các dược liệu tự nhiên có hiệu quả Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *