Thận yếu là gì? Dấu hiệu nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Thận yếu là căn bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, bất cứ yếu tố nào cũng có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Bởi thận được xem là một 5 cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, được xếp vào nhóm ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận). Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một cách toàn diện về căn bệnh này nhé.

Thận yếu là gì?

Thận yếu (hay còn gọi là chứng thận hư) là hiện tượng chức năng của thận bị suy giảm, hoạt động không còn hiệu quả như trước nữa. Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và thường diễn biến, phát triển một cách âm thầm qua nhiều giai đoạn. Vì vậy, bệnh thường khó có thể phát hiện nếu như mới chỉ khởi phát.

Bệnh thường gặp nhiều ở những bệnh nhân trong độ tuổi trung niên với tỉ lệ mắc bệnh đồng đều ở cả 2 giới. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa do các tác động từ môi trường và lối sống trong xã hội hiện đại.

Thận yếu

Nguyên nhân thận yếu

Nguyên nhân gây ra chứng thận yếu nhìn chung khá đa dạng, bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Đối với nhóm nguyên nhân khách quan, bên cạnh ảnh hưởng của tuổi tác, người bệnh khi mắc một số bệnh lý nền cũng có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến suy thận.

  • Bệnh viêm bàng quang khiến niệu đạo bị tắc nghẽn, gây cản trở quá trình đào thải nước tiểu bị cản trở và tăng áp lực lên thận.
  • Các bệnh liên quan đến sỏi niệu tiết như sỏi thận thì lại khiến các chất độc tích tụ gây độc cho cơ quan.
  • Các bệnh như u xơ tuyến tiền liệt lại làm cho đường dẫn nước tiểu bị chèn ép quá mức, khiến chức năng của thận bị suy giảm.
  • Mắc phải các bệnh liên quan đến chuyển hóa như tiểu đường, gout,… hay cao huyết áp thì có thể khiến chức năng của thận bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng do phải làm việc quá tải.
  • Sử dụng thuốc thường xuyên trong quá trình điều trị các bệnh mãn tính cũng khiến thận bị tổn thương từ tác dụng phụ của thuốc.

Ngoài các nguyên nhân khách quan, tình trạng suy thận còn có thể xuất phát từ một số yếu tố chủ quan như lối sống không lành mạnh, chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học,… Ví dụ: Ăn mặn, ăn nhiều đồ ăn có chất phụ gia, uống không đủ nước, thức khuya, nhịn tiểu, sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, ít vận động, quan hệ tình dục quá mức….

Ngoài ra, người bệnh gặp phải những căng thẳng kéo dài thì cũng có thể khiến chức năng của thận bị suy giảm.

Dấu hiệu của thận yếu

Nhìn chung, khi ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh thận yếu thường khá mờ nhạt, không rõ ràng và có thể gây nhầm lẫn với một số bệnh lý thông thường. Vì thế, khi thấy một trong những dấu hiệu dưới đây, bạn hãy đi khám bác sĩ để tìm hiểu và phát hiện bệnh kịp thời nhé.

Đau đầu

Nhắc tới dấu hiệu của thận yếu, người ta thường nghĩ ngay đến những cơn đau lưng dữ dội hoành hành. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, đau đầu cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy chức năng của thận đang bị suy giảm. Nguyên nhân là bởi khi thận bị tổn thương, quá trình sản sinh hồng cầu sẽ không được điều tiết ổn định. Đồng thời, các chất điện giải và huyết áp cũng không được kiểm soát, dẫn tới tình trạng thiếu máu lên não, hoặc máu không đủ oxy, dẫn tới mất khả năng tập trung, gây hoa mắt, chóng mặt và đau đầu.

Sợ lạnh

Theo Đông y, chứng thận yếu có thể được chia thành hai dạng: thận dương hư và thận âm hư. Nếu như thận âm hư là do âm khí không đủ, thì trái lại, thận dương hư lại xuất phát từ nguyên nhân dương khí quá yếu kém. Khi bị thận dương hư, tinh thần người bệnh sẽ trở nên uể oải, làn da xám nhợt. Đồng thời, người bệnh sẽ luôn trong trạng thái sợ lạnh, dẫn tới mất ngủ và ngủ không sâu giấc.

Gây thâm mắt

Thận là cơ quan lọc máu và tạo ra nước tiểu. Chính vì thế, khi chức năng thận bị suy giảm, người bệnh sẽ gặp phải các vấn đề về tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu ít và thường tiểu nhiều vào ban đêm. Cũng do nguyên nhân này, các bệnh nhân mắc chứng thận yếu sẽ thường xuyên phải thức giấc vào lúc nửa đêm, khiến chất lượng giấc ngủ không cao và gây lên hiện tượng thâm mắt phổ biến.

Dấu hiệu của thận yếu

Hay mơ

Do thận đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh hồng cầu nên thận yếu sẽ gây ra một loạt các hệ quả do cơ thể bị thiếu máu. Trong đó, điển hình nhất là hiện tượng mệt mỏi, khó ngủ và ngủ không sâu giấc. Dần dần, cơ thể sẽ trở lên uể oải, mất tập trung, suy giảm trí nhớ và luôn trong trạng thái bất an. Vì vậy, người bệnh thường sẽ mơ nhiều và có thể bị ám ảnh do thường xuyên thức dậy vào lúc nửa đêm.

Ra nhiều mồ hôi

Thông thường, cơ thể sẽ đổ mồ hôi khi thời tiết trở nên nóng bức. Tuy nhiên, khi thận yếu, bệnh nhân có thể đổ mồ hôi ngay cả khi cơ thể cảm thấy ớn lạnh và nhiệt độ môi trường hoàn toàn mát mẻ. Nguyên nhân là bởi âm khí của hai quả thận sản sinh không đủ, dẫn đến tình trạng thận âm hư. Người bệnh có thể cảm thấy luôn nhức mỏi cơ thể, thường xuyên cáu gắt, kèm theo hiện tượng bốc hỏa, đổ mồ hôi trộm và đặc biệt đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.

Chân tay lạnh

Song song với việc sợ lạnh, thân nhiệt của người bị thận dương hư cũng sẽ giảm hơn một chút so với người bình thường. Đặc biệt, vùng bàn chân, bàn tay của họ sẽ luôn phát lạnh do cơ thể thiếu dương khí. Nếu là nam giới thì có thể bị dương suy, di tinh, còn với nữ giới thì có thể kèm theo vấn đề về chậm kinh nguyệt.

Chẩn đoán bệnh thận yếu

Để chẩn đoán xem liệu người bệnh có mắc bệnh thận yếu hay không, các bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu… Tuy nhiên, nhìn chung việc chẩn đoán đều phải dựa trên một số tiêu chuẩn như protein niệu cao  hơn 3,5g; protein máu giảm dưới 60g/lít; nồng độ albumin máu giảm dưới 30g/lít;…. Đồng thời, lượng cholesterol máu có thể vượt ngưỡng bình thường, người bệnh có thể có hạt mỡ xuất hiện trong nước tiểu, kèm theo hiện tượng phù thũng trong cơ thể.

Ở thể lâm sàng, các bác sĩ có thể chẩn đoán chứng thận hư thông qua một số triệu chứng điển hình kể trên. Dựa vào kết quả đo huyết áp và màu của nước tiểu, người ta sẽ phân loại bệnh thành các thể khác nhau. Trong đó, điển hình chứng thận yếu thể đơn thuần và thể không đơn thuần. Ngoài ra, các bác sĩ còn có thể chẩn đoán bệnh thận thông qua các nguyên nhân, biến chứng, mô bệnh học hoặc theo các xét nghiệm sinh hóa, điện giải trong máu và nước tiểu.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Thận yếu có nguy hiểm không?

Bệnh thận yếu thường diễn ra rất âm thầm và phát triển qua nhiều giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể qua những triệu chứng điển hình như đau nhức cơ thể, mất ngủ, tiểu tiện nhiều lần, chức năng sinh lý không ổn định,… Tuy nhiên, những biểu hiện này thường rất nhẹ nhàng và dễ gây nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường khác. Vì vậy, người bệnh thường chủ quan và dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Bước sang giai đoạn nặng hơn, các triệu chứng của bệnh sẽ ngày càng trở nên trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cơ thể. Lúc này, chức năng của thận đã rất yếu, không thể kịp thời đào thải và lọc bỏ các chất độc có trong máu. Vì thế, lâu dần, các cơ quan khác cũng sẽ bị đầu độc và tổn thương nghiêm trọng. Đồng thời, sức khỏe sinh lý của cả hai giới nam và nữ cũng sẽ bị ảnh hưởng. Nguy hiểm hơn, bệnh còn có thể dẫn đến cao huyết áp, bệnh về tiết niệu như viêm, ung thư bàng quang, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Thận yếu có nguy hiểm không

Thận yếu có chữa khỏi được không?

Thận yếu liệu có thể chữa khỏi hoàn toàn được hay không? Câu trả lời này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Trong đó, việc phát hiện ra bệnh sớm hay muộn quyết định phần lớn hiệu quả của việc điều trị. Nếu người bệnh được chữa trị ngay từ giai đoạn đầu, tỉ lệ khỏi bệnh dứt điểm tất nhiên sẽ cao hơn. Ngược lại, nếu bệnh chuyển sang giai đoạn cuối, người bệnh rất khó để có thể chữa trị thành công.

Bên cạnh đó, sức khỏe của người bệnh cũng là một trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình điều trị. Nếu bệnh nhân mắc các bệnh lý nền, thường xuyên phải sử dụng thuốc Tây, tất nhiên khả năng chữa khỏi là rất thấp. Đồng thời, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng nhiều đến tình hình sức khỏe của người bệnh.

Điều trị thận yếu

Để đẩy lùi căn bệnh này, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị sau:

Điều trị bằng Đông y

Khi mắc chứng thận yếu ở giai đoạn đầu, người bệnh hoàn toàn có thể tự chữa khỏi bệnh tại nhà bằng một số bài thuốc dân gian mà không cần tới thuốc Tây. Điều này vừa giúp thận từ từ hồi phục các tổn thương, vừa hạn chế các chất độc hại cho cơ thể. Từ đó, làm giảm áp lực đào thải, lọc máu lên hệ bài tiết, giúp chức năng của thận dần dần ổn định. Tất nhiên, song song cùng các bài thuốc này, việc duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cũng rất quan trọng.

Các bài thuốc dân gian chữa chứng thận yếu rất đa dạng, thường sử dụng những thảo dược quen thuộc, dễ tìm và có giá thành rẻ. Trong đó, phổ biến nhất nguyên liệu có sẵn trong bếp như râu ngô, đậu đen, rau ngổ, rau răm hay đu đủ xanh. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng một số loại cỏ quen thuộc để chữa bệnh, ví dụ kim tiền thảo, cỏ xước, cỏ tranh, cây mực,….

Điều trị bằng Tây y

Điều trị thận yếu bằng Tây y có ưu điểm là tác dụng nhanh,  hiệu quả tức thời, tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ. Ở giai đoạn đầu, khi người bệnh chưa bị suy thận, các bác sĩ có thể điều trị thông qua việc chỉ định một số loại thuốc để ngăn chặn các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Ví dụ: Thuốc lợi tiểu để tăng khả năng đào thải của thận, thuốc chống tăng huyết áp để làm giảm nguy cơ biến chứng, thuốc chống thiếu máu giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể,… Ngoài ra, người bệnh còn có thể phải sử dụng thêm một số loại thuốc để cân bằng nồng độ các chất trong máu nếu như kết quả xét nghiệm có sự bất thường.

Điều trị thận yếu

Tuy nhiên, trong trường hợp bị suy thận mạn, đặc biệt là giai đoạn cuối, người bệnh bắt buộc phải tiến hành một số phương pháp nội khoa để điều trị. Trong đó, có 3 phương pháp điển hình là ghép thận, lọc màng bụng và chạy thận nhân tạo. Nếu hoàn toàn tuân thủ mọi yêu cầu của quá trình điều trị, những phương pháp này có thể giúp người bệnh kéo dài thêm 20 năm tuổi thọ với chất lượng sống ngày càng ổn định.

Cách phòng ngừa thận yếu

Thận yếu không chỉ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe thể chất, sinh lý và tinh thần, mà còn có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Vì thế, việc tuân thủ và áp dụng các phương pháp phòng tránh bệnh là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân.

  • Do chứng thận yếu trong giai đoạn đầu khá khó nhận biết nên việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần là vô cùng quan trọng để sớm phát hiện những bất thường trong cơ thể. Trong đó, những thay đổi về nồng độ đường trong máu hay huyết áp có thể là những dấu hiệu ban đầu đe dọa đến chức năng của thận. Bạn nên chú ý kiểm soát tốt đường huyết, duy trì cân nặng ổn định và chú trọng dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của chính mình.
  • Trong mỗi bữa ăn hàng ngày, hãy cố gắng giảm lượng muối tiêu thụ xuống hết mức có thể, đồng thời bổ sung nước thường xuyên và bỏ đồ uống có cồn để tránh cho thận phải làm việc quá sức.
  • Bên cạnh đó, việc duy trì một lối sống khoa học, sinh hoạt lành mạnh cũng góp phần đáng kể trong việc phòng tránh thận yếu. Đặc biệt, bạn hãy giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng để giảm những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe nhé.

Cách phòng ngừa thận yếu là cần thiết nhưng chỉ mang tính chất hỗ trợ. Nếu muốn điều trị căn bệnh này tận gốc, an toàn, bạn có thể tham khảo sử dụng bài thuốc Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường. Bài thuốc được Sở Y tế chứng nhận hiệu quả và cấp phép lưu hành rộng rãi trên toàn quốc.

Cao Bổ Thận: Điều trị thận yếu không tái phát, an toàn tuyệt đối

Cao Bổ Thận là thành quả nghiên cứu nhiều năm của các bác sĩ Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường và An Dược. Bài thuốc Đông y được bào chế từ 100% thảo dược tự nhiên lấy trực tiếp tại Vườn Dược Liệu (Bộ Y tế). Tất cả thảo dược đều đạt chuẩn CO-CQ về hàm lượng dược tính và độ tinh khiết theo tiêu chuẩn quốc tế.

Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường
Cao Bổ Thận Tâm Minh Đường

10 loại thảo dược hàng đầu kết hợp đẩy lùi các triệu chứng thận yếu nhanh chóng, đồng thời bồi bổ thận từ bên trong ngăn chặn bệnh tái phát. Cao Bổ Thận điều trị bệnh thận yếu theo nguyên tắc “hư thì bổ – thực thì tả”. Cụ thể:

  • Hư thì bổ: Các vị thuốc Cẩu tích, Xích đồng, Tơ hồng xanh,… có trong Cao Bổ Thận sẽ đi sâu bồi bổ tạng thận, hồi phục phần thận bị tổn thương, cân bằng âm dương để điều chỉnh lại vấn đề sinh lý tình dục (có nhu cầu như không thể kéo dài được thời gian quan hệ).
  • Thực thì tả: Các vị thuốc mát có trong bài thuốc Cao Bổ Thận như Tục đoạn, Cỏ xước, Dây đau xương,… giúp thận tinh khỏe, cải thiện chất lượng tinh trùng và thời gian quan hệ ở người mắc bệnh thận yếu, hạn chế tình trạng xuất tinh sớm.
Quy trình bào chế Cao Bổ Thận
Quy trình bào chế Cao Bổ Thận

Kết quả điều trị trên hơn 5000 bệnh nhân cho thấy, Cao Bổ Thận cho hiệu quả nhanh gấp 5 lần so với các sản phẩm khác. Để có được hiệu quả đó là nhờ một phần không nhỏ vào phương thức bào chế truyền thống của Cao Bổ Thận. Ở dạng cao nguyên chất, bài thuốc có ưu điểm vượt trội như sau:

  • Loại bỏ sạch cặn bã đảm bảo không gây hại cho dạ dày
  • Bẻ gãy hoàn toàn các liên kết hoạt chất thảo dược khó hấp thụ, từ đó giúp thuốc thẩm thấu nhanh chóng
  • Ở dạng cao nguyên chất, Cao Bổ Thận cho hiệu quả điều trị nhanh gấp 2-3 lần các dạng bào chế khác
  • Người dùng dễ dàng bảo quản và sử dụng sản phẩm

Trường hợp anh Đào Minh Tân chữa thận yếu hiệu quả tại nhà với bài thuốc Cao Bổ Thận:

Không lo thận yếu, điều trị an toàn

Liên hệ bác sĩ tư vấn miễn phí ngay

Trên đây là một số thông tin về chứng bệnh thận yếu mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cái nhìn tổng quan hơn về căn bệnh này, đồng thời có thể tự mình chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân và những người xung quanh. Cảm ơn các bạn đã đón đọc. Nếu cần tư vấn thêm thông tin, hãy bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!

Đáp ứng yêu cầu của độc giả, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:

Địa chỉ Phòng Chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Địa chỉ Phòng Chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
cũ 2
Địa chỉ Phòng Chẩn trị YHCT An Dược

Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Chín, 2020 bởi Nguyễn Bá Vưỡng Bác sĩ

thận yếu ở nữ giới
Biểu hiện thận yếu ở nữ giới và giải pháp điều trị hiệu quả

Thận yếu ở nữ giới có những biểu hiện gì rõ rệt, làm sao để nhận biết chính xác chứng Tìm hiểu thêm

thận yếu có nên uống nhiều nước không
Thận yếu có nên uống nhiều nước không? Nên uống nước gì?

Thận yếu có nên uống nhiều nước không là một trong những câu hỏi quan trọng mà người bệnh thận Tìm hiểu thêm

Chữa bệnh thận yếu bằng thuốc nam
Chữa thận yếu bằng thuốc nam hiệu quả với 6 cây thuốc dễ kiếm

Chữa thận yếu bằng thuốc nam là một cách điều trị được nhiều người lựa chọn bởi thuốc nam thường Tìm hiểu thêm

Thận yếu có gây rụng tóc không?
Thận yếu có gây rụng tóc không? Phải làm gì để ngừa rụng tóc

Thận yếu gây rụng tóc, một trong những nguyên nhân của hiện tượng rụng tóc. Vậy bạn đã biết làm Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *