Sử dụng thuốc cắt cơn ho là điều cần thiết khi các triệu chứng này kéo dài dai dẳng và ảnh hưởng lớn đến đời sống của người bệnh. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể lựa chọn các loại thuốc ho phù hợp, hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này nhé.
Các loại thuốc cắt cơn ho
Thuốc cắt cơn ho là những loại thuốc có công dụng và chức năng làm giảm ho ở người bệnh. Nguyên lý giảm ho của chúng có thể dựa trên việc tác dụng vào trung tâm gây ho, ức chế hệ hô hấp, giảm đau, kháng viêm, hoặc đơn giản là làm ẩm cổ họng, long đờm. Tùy theo tình trạng và độ tuổi của người bệnh, các loại thuốc trị ho có thể sẽ được sử dụng rất khác nhau. Vì thế, để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên tới bệnh viện thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng chúng.
Thuốc kháng histamin
Trong trường hợp các cơn ho khan xuất phát từ nguyên nhân dị ứng, kích thích, thuốc cắt cơn ho nhóm kháng histamin thường được sử dụng để cải thiện tình hình. Nguyên lý chống ho của nhóm thuốc này chính là việc ức chế cơ thể sản sinh ra histamin-một chất có liên quan đến các phản ứng viêm, dị ứng và sốc phản vệ. Một số loại thuốc thuộc nhóm này thường được sử dụng có thể kể đến như Chlorpheniramine, Alimemazin, Dextromethorphan, Promethazine,….
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nhóm thuốc này thường có chức năng an thần nên chỉ thích hợp sử dụng vào buổi tối trước khi ngủ. Hãy đặc biệt cẩn thận khi uống chúng vào ban ngày hoặc khi lái xe, bởi rất có thể bạn sẽ gặp nguy hiểm do những cơn buồn ngủ ập đến đấy.
Thuốc giảm ho
Nhìn chung, tác dụng chữa bệnh của nhóm thuốc giảm ho thường bắt nguồn từ việc tác động đến trung tâm hô hấp, giúp ức chế các phản ứng gây ho và giảm đau hiệu quả. Các hợp chất thường có trong loại thuốc cắt cơn ho này thường bao gồm codein, pholcodin, dextromethorphan và một số loại biệt dược khác. Tuy nhiên, do tác dụng giảm đau, giảm phản ứng cơ thể nên bạn cần chú ý tuyệt đối không sử dụng chúng cho các mục đích giảm ho do các bệnh hen suyễn và viêm đường hô hấp.
Thêm vào đó, các loại thuốc chứa codein và pholcodin cũng rất dễ gây nghiện nên thường chống chỉ định với trẻ em dưới 12 tuổi. Do tác động của thuốc làm ức chế trung tâm hô hấp, thuốc giảm ho nhóm codein không được sử dụng trong trường hợp người dưới 18 tuổi mới phẫu thuật cắt, nạo amidan. Với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, cần hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi dùng.
Xem ngay 10+ Thuốc trị ho Tây Y – Đông Y hiệu quả tức thời
Thuốc cắt cơn ho theo dân gian
Bên cạnh cách thuốc tân dược, các thảo dược tự nhiên cũng được xem là một loại thuốc cắt cơn ho rất hiệu quả, lành tính và an toàn. Trong đó, phổ biến hơn cả chính là việc sử dụng mật ong để tạo ra những bài thuốc dân gian giảm ho. Đây được xem là một trong những loại kháng sinh tự nhiên, giàu vitamin và vi chất thiết yếu, giúp dưỡng ẩm vòm họng và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thêm vào đó, trong mật ong còn chứa một chất tương tự như dextromethorphan, giúp ức chế các cơn ho một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Ngoài ra, người ta còn kết hợp mật ong cùng một số thảo dược khác như chanh, quất, đường phèn, lá hẹ, húng chanh, tỏi, gừng,…. để tăng thêm hiệu quả chữa trị và hương vị. Các món ăn bài thuốc này nhìn chung có cách làm khá đơn giản, không cầu kỳ và gần như không có tác dụng phụ nên rất được ưa chuộng. Song, với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, tuyệt đối không tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh mà cần đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị đúng cách.
Thuốc cắt cơn ho cho trẻ
Khác với người lớn, việc sử dụng thuốc cắt cơn ho cho trẻ cần phải hết sức thận trọng. Đặc biệt, với những trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, khi bé mắc chứng ho, tuyệt đối không được tự ý mua thuốc mà cần phải đưa bé tới bệnh viện khám ngay khi thấy những triệu chứng bất thường. Với các loại thuốc đã được kê đơn, cần tuyệt đối tuân thủ các chỉ định, cho bé uống thuốc đủ liều, đúng giờ và chăm sóc bé theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Với nguyên nhân gây ho đến từ dị ứng, kích ứng với môi trường xung quanh, một số thuốc nhóm kháng histamin có thể sẽ được chỉ định. Trong khi đó, khi trẻ ho kèm biểu hiện sốt, một số thuốc co mạch chống xung huyết sẽ được sử dụng để làm giảm tình trạng trên. Tuy nhiên, cần lưu ý cả 2 nhóm thuốc ho trên đều có một số tác dụng phụ kèm theo như táo bón, chán ăn, khô miệng, buồn ngủ,… với nhóm kháng histamin và gây khó ngủ với nhóm còn lại. Thêm vào đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý tuyệt đối không sử dụng thuốc co mạch cho những trẻ có bệnh lý về tim mạch để tránh gây tăng huyết áp, nhịp tim cho trẻ.
Bên cạnh đó, với một số loại thuốc giảm ho dạng viên nén hay siro, cần hết sức cẩn thận khi sử dụng cho trẻ bởi chúng có thể chứa một số hợp chất gây nghiện. Đặc biệt, không dùng các loại thuốc này cho trẻ dưới 6 tuổi, hoặc trẻ dưới 12 tuổi, từ 12-18 tuổi có tiền sử các bệnh liên quan đến đường hô hấp nếu thuốc chứa codein.
Với các loại thuốc thuộc nhóm thuốc long đờm, cần chống chỉ định với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và chỉ sử dụng khi trẻ ho có đờm, hoặc đờm quá đặc. Mặc dù được đánh giá là khá an toàn, song chúng vẫn có khả năng khiến dạ dày bé bị kích ứng. Vì thế, tốt nhất bạn nên hỏi thật kĩ ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng.
Xem thêm
- Thuốc ho bổ phế nam hà chỉ khái lộ dạng siro và viên ngậm
- Các loại thuốc kháng sinh trị ho cho người lớn và trẻ em phổ biến hiện nay
- Những bài thuốc dân gian trị ho đơn giản mà hiệu quả cao
- 10 Cây thuốc nam trị ho hiệu quả dễ kiếm quanh nhà
Như vậy, việc lựa chọn và sử dụng thuốc cắt cơn ho phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ho, độ tuổi và thể trạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng trên kéo dài, thì người bệnh không nên phụ thuộc vào các loại thuốc này mà nên tìm hướng khắc phục triệt để nguồn cơn gây bệnh.
Cao Bổ Phế: Bài thuốc Đông y trị ho tốt nhất
Trong thực tiễn điều trị, các bác sĩ vẫn khuyến cáo người bệnh chỉ nên sử dụng các loại thuốc cắt cơn ho trong các trường hợp cấp tính với mục tiêu giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Về lâu dài, điều trị triệt để từ nguyên nhân gây bệnh vẫn là phương án số 1 cần ưu tiên hơn cả. Để giải quyết được vấn đề này, người bệnh có thể tham khảo bài thuốc Cao Bổ Phế của nhà thuốc Tâm Minh Đường. Đây là bài thuốc đã được giới thiệu trong chương trình “Cơ thể bạn nói gì” – VTV2.
Cao Bổ Phế là bài thuốc kế tinh từ nhiều loại thảo dược trị ho kinh điển trong YHCT như: Cát Cánh, Trần Bì, Tang Bạch Bì, Kinh Giới, Bát Bộ, Kim Ngân Hoa, La Bạc Tử, Cải Trời. Các vị thuốc được kết hợp với nhau một cách khéo léo sao cho có thể phát huy hết tác dụng vốn có, vừa hỗ trợ nhau tốt nhất trong điều trị. Ngoài ra, để giữ nguyên đặc tính quý có trong thảo mộc, nhà thuốc đã lựa chọn bào chế thuốc thành dạng cao đặc nguyên chất. Đây là dạng thuốc tốt thứ nhì trong Đông y nhưng có quy trình bào chế tỉ mỉ, nghiêm ngặt nhất. Để biết vì sao Cao Bổ Phế nên được bào chế thành dạng cao, bạn đọc lắng nghe chia sẻ của Đại tá, bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (Nguyên Phó khoa Đông y, Trưởng phòng điều trị Viện YHCT Tuệ Tĩnh) trong video sau:
Toàn bộ thảo mộc bào chế thuốc đều được thu hái tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế). Cây thuốc ở đây được trồng theo tiêu chuẩn sạch, đạt chuẩn CO-CQ – về tiêu chuẩn chất lượng thuốc theo quy định của Bộ Y tế. Vì vậy, người bệnh an tâm về nguồn gốc xuất xứ của thảo mộc.
Bài thuốc Cao Bổ Phế đã được Sở Y tế cấp phép lưu hành rộng rãi trên toàn quốc, cam kết đạt chuẩn 3 không: Không trộn lẫn tân dược – không phụ gia chất bảo quản – không tác dụng phụ. Ngoài ra, lộ trình điều trị bệnh của Cao Bổ Phế rất rõ ràng:
Trường hợp của bạn dùng thuốc trong bao lâu?
Liên hệ ngay để được bác sĩ tư vấn trực tiếp!
Nghệ sĩ ưu tú Trần Đức là một trong những điển hình điều trị thành công chứng ho dai dẳng kéo dài do bệnh viêm phế quản bằng Cao Bổ Phế. Trong chương trình “Cơ thể bạn nói gì” – VTV2, ông đã chia sẻ đến bạn đọc câu chuyện của mình. Bạn đọc quan tâm có thể theo dõi thêm trong video ngắn:
Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo trường hợp của cô giáo Trần Thị Minh chữa chứng ho mãn tính, viêm thanh quản tại video sau:
Những thành công trong điều trị của bài thuốc Cao Bổ Phế đã góp phần giúp Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường nhận được bằng khen và cúp vàng “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng năm 2018”. Đây là thành quả ghi nhận sự cố gắng và tâm sức trong nghiên cứu của đội ngũ bác sĩ tại phòng khám để cho ra đời những bài thuốc tốt nhất cho người bệnh.
Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào cần tư vấn thêm, bấm vào khung chat với bác sĩ để được hỗ trợ nhanh nhất!
Chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Cập nhật mới nhất vào ngày 18 Tháng Tám, 2020 bởi Nguyễn Bá Vưỡng Bác sĩ
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23