Trẻ bị ho có đờm và cách chữa được nhiều phụ huynh tin dùng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do sức đề kháng còn yếu nên rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp như ho có đờm. Tình trạng của mỗi trẻ là khác nhau nên khi trẻ bị ho có đờm kéo dài, áp dụng các biện pháp tại nhà không có tác dụng tốt nhất các bậc cha mẹ nên đưa bé đi thăm khám để có hướng giải quyết triệt để. 

Nguyên nhân trẻ bị ho có đờm nhiều cha mẹ không biết

Đầu tiên cần khẳng định ho ra đờm là phản xạ bình thường của cơ thể nhằm tống dị vật ra khỏi mũi, họng. Cha mẹ không cần quá lo lắng nếu bé ho có đờm nhưng không sốt. 

Với các em bé thì nguyên nhân chủ yếu của bệnh này là do tác động của vi khuẩn lây nhiễm qua đường mũi, họng từ đo đi sâu vào đường hô hấp chính của phổi. Nếu chú ý bạn sẽ thấy số lượng các bé bị ho đờm mùa đông nhiều hơn mùa hè.

trẻ bị ho có đờm

Ho có đờm là dấu hiệu của một số bệnh đường hô hấp dễ nhận biết là:

Viêm phế quản cấp

Biểu hiện: Bé thở khò khè, nhiều đờm, hơi thở nông, nhanh, thở khó, không sốt.

Nguyên nhân: Virus hợp bào tấn công đường hô hấp dưới tạo ra lớp dịch nhầy lớn tồn đọng dưới phổi.

Cảm lạnh

Biểu hiện: Sổ mũi, hắt hơi, sốt nhẹ, ho có đờm, thở khó, tịt mũi, chảy nước mũi. Bé chán ăn, quấy khóc, người mệt mỏi không muốn vận động.

Nguyên nhân: Vi khuẩn thâm nhập mũi, họng hoặc đường hô hấp chính của phổi.

Viêm tắc thanh quản

Biểu hiện: Cổ họng sưng, bé khò khè khó thở nhiều vào ban đêm, ho khan, không sốt, không chảy mũi. 

Nguyên nhân: Thường xảy ra vào mùa đông do virus lây lan qua đường khí quản. Bé từ 6 tháng đến 3 tuổi rất dễ mắc bệnh này.

Viêm họng cấp

Biểu hiện: Thường gặp ở trẻ sơ sinh, bé ho có đờm những không sốt, triệu chứng xảy ra khá đột ngột, bé bị đau rát cổ họng, sổ mũi, vướng khi nuốt… Mới chớm bệnh bé không sốt nhưng để lâu sẽ sốt cao lên đến 40 độ.

Nguyên nhân: virus cúm, sởi hoặc các vi khuẩn liên cầu, phế cầu tấn công niêm mạc họng của bé.

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm phải làm sao?

Vệ sinh mũi sạch sẽ là cách an toàn giúp giảm nhanh ho có đờm.

Bất cứ vấn đề gì xảy ra với trẻ sơ sinh đều cần được theo dõi kỹ và tuyệt đối khi trẻ sơ sinh bị ho có đờm cha mẹ không được tự ý cho con uống bất kỳ loại thuốc gì, nếu bé chỉ ho đờm mà không sốt hãy thực hiện các mẹo sau:

  • Tăng cữ bú cho bé, bú càng nhiều lần càng tốt.
  • Nếu bé đã ăn dặm thì chọn các thực phẩm loãng, dễ tiêu hóa, bổ sung thêm nước.
  • Lau người bé bằng nước ấm, chú ý giữ ấm cơ thể đặc biệt là long bàn chân và cổ khi trời lạnh.
  • Rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý và dụng cụ chuyên dùng. Cố gắng hút hết chất dịch nhầy ra khỏi mũi bé.
  • Vỗ nhẹ vào lưng bé sau khi bé bú no để kích thích máu lưu thông đến phổi, giúp dễ dàng tiêu đờm, long đờm…
  • Không cho bé tiếp xúc với các yếu tố làm bé ho nhiều hơn như lông động vật, gió lạnh, nấm bụi….
  • Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào kèm theo như sốt cao, mẩn đỏ thì hãy cho bé đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Xem thêm

Trẻ ho có đờm không sốt điều trị thế nào?

Tình trạng trẻ ho có đờm không sốt khá phổ biến, nếu là phản ứng sinh lý thông thường bé sẽ tự khỏi sau 2 – 3 ngày. Thậm chí nhiều bé không cần dùng thuốc mà chỉ cần vệ sinh sạch sẽ mũi họng bằng dụng cụ rửa mũi để loại bỏ dịch đờm và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thì bé sẽ khỏe mạnh trở lại.

Trẻ ho có đờm không sốt điều trị thế nào?

Việc dùng thuốc kháng sinh cho bé là điều cần hết sức hạn chế bởi những tác dụng phụ khôn lường mà chúng gây ra. Vì vậy việc áp dụng những bài thuốc dân gian khi trẻ bị ho có đờm là điều hết sức cần thiết.

Dưới đây là những bài thuốc lành tính với nguyên liệu có sẵn trong nhà được nhiều phụ huynh áp dụng và phản hồi tốt:

  • Tắm nước gừng tươi: Một củ gừng tươi, chọn củ già, rửa sạch, giã nát rồi cho vào nồi nước đun sôi kỹ, có thể thêm vài hạt muối trắng sau đó dùng nước này pha nước tắm cho trẻ. Khi tắm nên ngâm và matxa phần lưng ngực và long bàn chân cho bé. Hiện tượng ho sẽ biến mất chỉ sau 1 tuần.
  • Dùng tinh dầu khuynh diệp/ tinh dầu tràm nguyên chất: Lấy một lượng nhỏ dầu ra đầu ngón tay rồi miết, day trực tiếp lên long bàn chân bé, làm tới khi thấy long bàn chân nóng lên. Thực hiện tương tự với chân còn lại sau đó đi tất mỏng cho bé. Nên làm lúc trước khi bé đi ngủ để trị chứng ho có đờm lâu ngày.
  • Dùng nước vo gạo và rau diếp cá: Lọc lấy một cốc nước vo gạo lần 2 và 5 lá diếp cá tươi rửa sạch. Mang diếp cá giã nhuyễn chắt lấy nước bỏ bã. Nước diếp cá hòa chung nước gạo rồi hấp vào nồi cơm. Khi cơm chín thì lấy hỗn hợp ra để nguội và cho bé dùng. Nên uống sau khi ăn 1 tiếng, dùng mỗi ngày 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất. 
  • Bài thuốc từ lá húng chanh: dùng 10 lá húng chanh tươi rửa sạch, giã nát mang trộn cùng mật ong (nếu bé dưới 1 tuổi thì thay mật ong bằng đường phèn) rồi đem hấp cách thủy. Khi thấy lá húng chanh mềm ra thì lấy cho bé uống mỗi ngày hai lần, nếu ăn được cả bã lá húng chanh càng tốt. Không chỉ trị ho hiệu quả mà các tinh chất có trong húng chanh còn giúp lợi phế, thông cổ.
  • Dùng rau cải cúc: Nếu mẹ đang phân vân không biết trẻ bị ho có đờm làm thế nào nhanh khỏi thì hãy áp dụng ngay bài thuốc từ rau cải cúc này.  Cụ thể hãy vặt lấy 1 nắm lá rau cải cúc mang rửa sạch xay nhuyễn lấy nước, trộn cùng mật ong mang hấp vào nồi cơm. Mỗi bữa lấy ra cho bé uống 1 – 2 thìa lúc còn ấm. Kiên trì dùng một tuần sẽ hết ho.

Những bài thuốc này cực kỳ an toàn và khá hiệu quả với những bé mới chớm ho. Tuy nhiên nếu dùng 2 – 3 ngày mà không thấy giảm ho hoặc kèm theo những biểu hiện khác như sốt thì bạn nên đưa bé thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Tất cả mọi bất thường dùng là nhỏ nhất ở trẻ đều không thể chủ quan. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

Cập nhật mới nhất vào ngày 5 Tháng Tám, 2020 bởi admin

Ho khản tiếng có đờm
Ho khản tiếng có đờm là hiện tượng bệnh lý gì?

Ho khản tiếng có đờm là triệu chứng lâm sàng của một số bệnh lý nguy hiểm về đường hô Tìm hiểu thêm

ho có đờm vàng
Ho có đờm vàng là bệnh gì? Chữa thế nào khỏi nhanh?

Ho có đờm vàng là dấu hiệu nhận biết bạn đang mắc các bệnh đường hô hấp khá nguy hiểm. Tìm hiểu thêm

ho có đờm xanh
Ho có đờm xanh đặc kéo dài phải làm sao?

Thời tiết thay đổi thất thường sẽ là điều kiện lý tưởng để các bệnh đường hô hấp “lên ngôi”. Tìm hiểu thêm

Bị đờm ở cổ họng lâu ngày
Bị đờm ở cổ họng lâu ngày – Nguyên nhân, cách trị hiệu quả nhất

Bị đờm ở cổ họng lâu ngày không chỉ gây khó chịu cho người bệnh trong trò chuyện, sinh hoạt Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *