Viêm họng hạt ở trẻ em rất dễ xảy ra, gây ra những cơn ho có đờm, đau rát, sưng đau cổ họng khó chịu, trẻ chán ăn, bỏ bữa… Điều này khiến cha mẹ lo lắng không biết trẻ bị sao, cách điều trị như thế nào để không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cùng tìm hiểu viêm họng hạt ở trẻ em là bệnh gì, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả.
Viêm họng hạt ở trẻ em là gì?
Viêm họng hạt ở trẻ em là khi trẻ bị viêm niêm mạc họng hoặc cũng có thể do vùng amidan bị sưng do nhiễm khuẩn. Cũng có thể hiểu là hiện tượng viêm họng mãn tính, tái phát nhiều lần không khỏi làm cho các mô lympho ở cổ họng bị sưng lên thành những mụn, hạt nhỏ.
Tình trạng viêm họng hạt lâu ngày sẽ dẫn đến hiện tượng các bạch huyết trong cổ họng bị yếu. Trẻ em, những đối tượng dễ bị vi khuẩn, virus tấn công nhất khi bị viêm họng hạt.
Dấu hiệu
- Trẻ sẽ ho nhiều đặc biệt là buổi sáng, cực kì đau rát, ngứa ở vùng cổ họng.
- Ăn uống gặp nhiều khó khăn, luôn cảm thấy đắng họng, khô cổ.
- Thức ăn khi đi qua cổ họng sẽ gây cảm giác đau nhói khiến trẻ chán ăn, lười ăn.
- Bên cạnh đó, ở một số trường hợp trẻ có sức đề kháng yếu thì sẽ sốt, nghẹt mũi…
Biến chứng
Không chỉ thế, viêm họng hạt mãn tính còn để lại nhiều hậu quả nặng nề hơn như:
- Viêm amidan mãn tính hoặc viêm áp xe ở thành cổ họng
- Liên quan đến các vấn đề về tai mũi họng như viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa…
- Trong trường hợp nặng hơn sẽ gây viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng tim, viêm cầu thận…
Viêm họng hạt ở trẻ em gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách
Điều trị viêm họng hạt ở trẻ em
Tuy là một bệnh lý xảy ra phổ biến và thường xuyên, bệnh viêm họng hạt ở trẻ em nói riêng và ở mọi đối tượng khác nói chung đều có những phương pháp điều trị để làm thuyên giảm và dứt điểm căn bệnh này.
Thuốc Tây
Khi trẻ có dấu hiệu bị viêm họng hạt lâu ngày không khỏi, các cha mẹ nên cho bé đến gặp bác sĩ để có thể được kê đơn thuốc cho con trẻ. Thực tế, rất nhiều bệnh nhân viêm họng hạt đều được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Một số loại thuốc kháng sinh thường được sử dụng để điều trị viêm họng hạt đó là Penicillin, Amoxicllin, Alphamox, Ospamox…
Đối với nhiều trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên phương pháp hữu ích và tối ưu nhất cho cha mẹ như phẫu thuật cắt bỏ sùi vòm họng hoặc cắt bỏ amidan tùy vào mức độ bệnh của con trẻ.
Các bài thuốc dân gian
Bên cạnh việc sử dụng thuốc, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể tự chăm sóc và chữa trị tại nhà cho các bé với một số bài thuốc dân gian dùng để điều trị ho và viêm họng hạt lâu đời.
Mật ong chanh
Để có thể làm bài thuốc này, các mẹ cần thái chanh theo từng lát mỏng, rồi ngâm vào mật ong. Để từ 5-7 ngày là có thể sử dụng được. Mật ong chứa nhiều vitamin sẽ giúp hỗ trợ hệ miễn dịch ở trẻ, chanh lại giàu tính sát khuẩn kết hợp với nhau sẽ điều trị ho do viêm họng hạt.
Lá tía tô
Tía tô từ lâu đã được biệt đến là một loại rau thơm có công dụng chữa bệnh hiệu quả đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp. Đối với các trường hợp bị viêm họng hạt, các mẹ sau khi làm sạch thì đem lá đi giã hay xay nhuyễn rồi bỏ bã, cho bé uống phần nước cốt. Có thể pha thêm với mật ong cho dễ uống.
Nước muối
Nước muối có tính sát khuẩn cao, có thể góp phần tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn, virus đang gây viêm nhiễm trong cổ họng của bé. Tuy uống nước muối có thể gây rát cổ tuy nhiên lại hiệu quả cực kỳ.
Lá húng chanh
40g lá húng chanh sau khi đã được làm sạch thì đem đi thái nhỏ. Kết hợp với 20g đường phèn rồi chưng cất. Mỗi ngày dùng đều đặn trước khi ăn cơm sẽ làm thuyên giảm tình trạng viêm họng hạt đáng kể.
Cam thảo
Cam thảo là một loại thảo dược từ thiên nhiên có tác dụng chữa bệnh cực kỳ hiệu quả. Đối với bệnh viêm họng hạt, các mẹ có thể ngâm một vài lát cam thảo với nước sôi, để nguội rồi cho bé uống. Các dưỡng chất trong cảm thảo có thể làm dịu cơn ho góp phần làm cho các lympho không bị sưng nữa.
Xem thêm
- Viêm họng hạt khạc ra máu có nguy hiểm không? Cách cải thiện
- Viêm họng hạt có gây hôi miệng? Cách khắc phục bệnh gây hôi miệng
Phòng ngừa viêm họng hạt ở trẻ em
Bên cạnh một số bài thuốc dân gian trên, các bậc cha mẹ cần phải chủ động bảo vệ sức khỏe cho con trẻ. Viêm họng hạt ở trẻ em sẽ không có gì đáng sợ nếu các bậc phụ huynh tuân thủ theo các quy tắc sau đây:
- Không cho trẻ tiếp xúc với môi trường nhiều bụi và khí độc, những nơi có khói thuốc lá
- Tập cho trẻ thói quen đeo khẩu trang khi ra đường
- Giữ ấm cho cơ thể và đặc biệt là vùng cổ mỗi khi trời lạnh hoặc giai đoạn giao mùa
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường xuyên với nước muối khử trùng để ngăn chặn virus, vi khuẩn xâm nhập
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn
- Không cho bé ăn đồ quá lạnh hoặc đồ quá cay nóng, đồ chiên nướng
- Bổ sung nhiều vitamin và các dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng cho bé
- Tập thói quen uống đủ từ 1-1,5 lít nước mỗi ngày để cơ thể có thể đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể ngăn ngừa sự trú ngụ của các vi khuẩn, virus
Trên đây là một số thông tin bổ ích về bệnh viêm họng hạt ở trẻ em mà chúng tôi muốn gửi đến độc giả. Hy vọng qua bài viết trên, các bậc cha mẹ sẽ biết cách điều trị và chăm sóc khi con trẻ bị viêm họng hạt cũng như các cách phòng tránh căn bệnh này. Chúc các bé thật nhiều sức khỏe!
Cập nhật mới nhất vào ngày 23 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23