Viêm họng mủ trắng có tự khỏi không? Cách khắc phục?

Viêm họng mủ là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Bệnh có thể khiến người ta nhầm lẫn với cảm cúm, viêm mũi, viêm họng đỏ do virus hay tay chân miệng… Việc tự ý đoán bệnh và chữa trị không đúng cách có thể khiến cho tình trạng diễn biến phức tạp và nguy hiểm hơn. Cùng tìm hiểu đây là bệnh gì? Bệnh có lây và có thể tự khỏi hay không? Một số cách chữa viêm họng mủ trắng hiệu quả.

Viêm họng mủ là gì?

Viêm họng mủ (viêm họng hốc mủ) là bệnh lý đường hô hấp ở cả người lớn và trẻ em, xảy ra khi họng bị virus thâm nhập, phát triển, tấn công gây sưng, viêm trong thời gian dài. Vùng tổn thương tập trung ở niêm mạc thành họng với những các hạt, mủ phình lên có màu trắng vàng, vị tanh và mùi khó chịu cho cả khoang miệng và hơi thở.

Bệnh thường bắt đầu từ viêm họng thông thường (có triệu chứng sưng, đau họng, khó nuốt nhưng không có mủ). Đây chính là giai đoạn tiến triển nặng.

Viêm họng mủ

Viêm họng mủ có nguy hiểm không?

Tình trạng đau rát kéo dài, có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan lân cận như tai (gây viêm tai giữa), mũi (gây viêm xoang) thậm chí ảnh hưởng đến tâm thất tim (nếu trẻ nhỏ có tiền sử bệnh tim).

Trường hợp rất nặng gây biến chứng nhiễm trùng máu ảnh hưởng đến xương khớp, gây viêm phổi, viêm màng tim, viêm liên cầu thận và trở thành tiền đề phát triển của bệnh ung thư vòm họng.

Triệu chứng viêm họng mủ

Viêm họng mủ thường dễ tái phát theo thể mãn tính. Triệu chứng của bệnh tương đối khá giống với nhiều bệnh hô khác khác, tuy nhiên vẫn có những đặc trưng sau:

  • Đau, ngứa rát họng, khó chịu, khó nuốt, nước bọt và đờm có lẫn máu, tình trạng kéo dài từ 1 tuần trở lên.
  • Họng sưng đỏ, thành họng hoặc amidan có chấm mủ màu trắng vàng, khi khạc thành nhiều cục tròn
  • Miệng hôi, hơi thở rất khó chịu
  • Da có thể xuất ban đỏ, nổi sần như giấy ráp

Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như: Ngứa cổ họng, mất tiếng, ho khan, ho có đờm nhất là khi trời trở lạnh về đêm, sốt hoặc ớn lạnh, mệt mỏi hoặc xuất hiện hạch ở góc hàm…

Triệu chứng viêm họng mủ

Viêm họng mủ có lây không?

Qua khám chữa và nghiên cứu cho thấy: Viêm họng mủ là bệnh có lây. Bệnh lây nhanh qua đường tiếp xúc với dịch mũi, nước bọt, mủ, đờm của người có bệnh về đường hô hấp.

Nguyên nhân viêm họng mủ

Nếu không tiếp xúc với người bị bệnh, bạn vẫn có thể bị viêm họng mủ bởi 1 hoặc do đồng thời kết hợp những nguyên nhân sau:

  • Nhiễm các loại virus gây cảm cúm, thuỷ đậu, sởi hoặc bạch cầu đơn, viêm họng đờm trở thành triệu chứng nặng của các bệnh cúm, thuỷ đậu, sởi, …
  • Vi khuẩn trong đó tác nhân chính là liên cầu khuẩn Streptococcus pyogenes
  • Do họng bị viêm nhiễm cấp tính nhưng không được điều trị triệt để mà để tình trạng kéo dài
  • Tiếp xúc thường xuyên với khói bụi, thuốc lá, không khí ô nhiễm hoặc hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến họng
  • Do tiếp xúc với tác nhân dị ứng phấn hoá, lông vật nuôi, … khiến hệ hô hấp phản ứng liên tục và viêm họng kéo dài
  • Ăn uống không lành mạnh: Thường xuyên ăn nhiều đồ cay nóng hoặc đồ lạnh trong thời gian dài khiến họng yếu, dễ bị tổn thương
  • Do không bảo vệ cổ họng khiến cổ họng thường xuyên bị khô khi thở bằng miệng trong thời tiết lạnh, nhiệt độ thấp
  • Do không chú ý vệ sinh răng miệng và cổ họng, thường xuyên nói nhiều, nói to.

Viêm họng mủ có tự khỏi không?

Vì là giai đoạn nặng nên viêm họng mủ thường không thể tự khỏi mà cần sử dụng thuốc (với thuốc Tây có thể dùng các loại kháng sinh), tuy nhiên liều lượng phải hợp lý theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các loại thuốc tác động vào các ổ vi khuẩn, virus, giảm tình trạng viêm nhiễm cũng như những triệu chứng liên quan.

Chi tiết các loại thuốc, bài thuốc nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn, không nên tự ý mua và sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, tác dụng.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Cách chữa viêm họng mủ trắng

Để chữa bệnh, tùy theo tình trạng, thể trạng cơ thể và nguyên nhân chính gây bệnh mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc uống phù hợp. Trường hợp nhẹ hơn có thể dùng 1 số bài thuốc dân gian.

Bệnh thường được chữa bằng các loại thuốc do bác sĩ chỉ định

Thuốc kháng sinh

Một số loại kháng sinh thường dùng chữa viêm họng mủ trắng là:

  • Kháng sinh uống: Penicillin hoặc thay thế bằng Amoxicillin (uống sau ăn)
  • Thuốc tiêm bắp: Penicillin G benzathin A dùng 1 liều duy nhất khi bệnh nhân không thể dùng kháng sinh uống
  • Kháng sinh nhóm Macrolid: Erythromycin ethylsuccinate dùng khi người bệnh dị ứng với Penicillin và các nhóm thuốc Amoxicillin

Chú ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, thời gian uống không quá 10 ngày. Thông thường, 1- 2 ngày sau khi uống kháng sinh, các triệu chứng bệnh sẽ phiên giảm, tuy nhiên cần tiếp tục thực hiện đúng liệu trình để tránh bệnh tái phát gây biến chứng.

Ngoài ra còn sử dụng thêm các loại thuốc hạ sốt, giảm đau như: Paracetamol, aspirin… và các loại thuốc kháng viêm như alphachymotrypsin hay prednisolon,…

Cách chữa viêm họng mủ trắng

Xem thêm:

Mẹo dân gian

Các mẹo dân gian sau có thể chữa được viêm họng mủ trắng thể nhẹ tuy nhiên không thực sự triệt để và rất dễ tái phát nếu người bệnh thể trạng kém:

  • Dùng quất hấp mật ong: Cho 3 quả quất cắt đôi và 2 thìa mật ong vào bát hấp cách thuỷ tầm 30 phút. Sử dụng khi nguội bằng cách ngậm trong miệng ít nhất 30 phút. Ngoài ra có thể thay bằng cách uống nước quất pha mật ong.
  • Uống nước lê đường phèn: Đun sôi 1 quả lê gọt vỏ, thái hạt lựu với 1 nhánh gừng thái lát mỏng, pha thêm đường phèn dùng uống hàng ngày.
  • Uống nước tỏi nướng: Nướng cháy vỏ 1 củ tỏi rồi bóc hết phần than sau đó giã nhuyễn, pha vào đó nước ấm, uống 2 lần/ngày.
  • Ngậm quất hồng bì: Ngâm quả quất hồng bì đã rửa sạch trong bát muối trong 30 phút, khi dùng ngậm cả muối và hồng bì khi hết nước chỉ còn bã.

Đừng quên dù có bị viêm họng mủ hay không, hãy luôn chú ý vệ sinh miệng và cổ họng thường xuyên, có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm. Tập trung tăng cường sức đề kháng, chú ý uống đủ nước, nên ăn các loại thức ăn mềm, tránh các loại đồ chua cay, nhiều gia vị. Để tránh lây lan đừng quên thường xuyên rửa tay, che miệng khi ho, tránh tiếp xúc với giấy xì mũi, không dùng chung khăn mặt với người bệnh, đeo khẩu trang…

Cập nhật mới nhất vào ngày 23 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Đau họng nổi hạch ở cổ
Đau họng nổi hạch ở cổ, ù tai, sổ mũi cần phải làm gì?

Nếu một ngày nọ bạn bỗng dưng bị đau họng nổi hạch ở cổ ù tai sổ mũi thì bạn Tìm hiểu thêm

Viêm họng lây qua đường nào
Viêm họng có lây không, lây qua đường nào? Phòng ngừa lây nhiễm

Viêm họng có lây không? Trên thực tế, đây là thắc mắc mà người bệnh đều dễ lầm tưởng và Tìm hiểu thêm

Viêm họng mãn tính
Hình ảnh viêm họng chi tiết và hình ảnh vòm họng bình thường

Hình ảnh viêm họng giúp quan sát, đánh giá được mức độ bệnh. Trước khi đến gặp bác sĩ, người Tìm hiểu thêm

Viêm họng do vi khuẩn
Viêm họng do vi khuẩn, do virus phải làm sao? Có lây không?

Viêm họng do vi khuẩn và do virus gây ra khi người bệnh hít phải vi khuẩn, virus có trong Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *