Viêm xung huyết hang môn vị là một bệnh khá phổ biến với người dân Việt Nam. Tuy nhiên nếu bạn chưa hiểu gì về bệnh, có thể sẽ cảm thấy hoang mang khi gặp các triệu chứng bệnh. Vậy hãy cùng Bác sĩ Hồng Yến tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Viêm xung huyết hang môn vị là gì?
Viêm xung huyết hang môn vị là một nguyên nhân hiếm gặp của hiện tượng xuất huyết tiêu hóa mãn tính hoặc thiếu máu do thiếu sắt. Hiện tượng xuất huyết nằm ở vị trí hang môn vị dạ dày (Hang môn vị là phần phía dưới của dạ dày, làm nhiệm vụ chuyển thức ăn tới tá tràng để tiêu hóa.)
Bệnh này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1952 và được báo cáo trong tài liệu vào năm 1953. Viêm xung huyết hang môn vị được chẩn đoán đầu tiên bởi Wheeler et al. vào năm 1979.
Viêm xung huyết hang môn vị được xác định do tình trạng viêm loét tại hang môn vị. Các điểm viêm loét tạo ra sự tổn thương tại thành dạ dày, khi ví trị viêm loét tiếp xúc với thức ăn, tạo ra các cơn co bóp sẽ làm dạ dày chảy máu. Tình trạng này liên quan đến các mạch máu nhỏ bị giãn trong hang vị môn vị, là một phần của dạ dày. Các mạch bị giãn dẫn đến chảy máu đường ruột. Nó còn được gọi là dạ dày dưa hấu vì những vệt đỏ dài xuất hiện trong dạ dày có thể giống với những dấu hiệu trên dưa hấu.
Người bệnh khi bị viêm xung huyết hang môn vị thường có những dấu hiệu sau:
- Đi ngoài ra máu hoặc phân có màu đen: do việc chảy máu bên trong thành dạ dày bám vào thức ăn khi tiêu hóa.
- Các cơn đau kéo dài tại vị trí thượng vị: Khi bị viêm xung huyết, thành dạ dày bị tổn thương, sẽ tạo ra những cơn đau bụng quằn quại, hoặc những cơn đau dội nên sau khi ăn no. Đặc biệt những cơn đau càng rõ ràng khi bạn ăn đồ ăn cay nóng, sử dụng đồ uống có cồn, ăn đồ chua,…
Nguyên nhân gây viêm xung huyết hang môn vị
- Nhiễm khuẩn HP: một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về đường tiêu hóa đó chính là xuất phát từ khuẩn HP. Trên thực tế có trên 50% người dân nhiễm khuẩn HP, nhưng bệnh chỉ bùng phát khi khuẩn Hp có điều kiện thuận lợi để phát triển. Khi khuẩn HP phát triển làm tấn công vào các màng nhầy bảo vệ và ăn sâu vào thành dạ dày, dẫn đến dạ dày bị xung huyết.
- Sử dụng thuốc không đúng chỉ dẫn, lạm dụng thuốc trong điều trị các loại bệnh: Thuốc chính là một con dao hai lưỡi, sử dụng thuốc trong điều trị bệnh bạn luôn phải tính đến lợi và hại. Chính vì vậy, khi sử dụng thuốc cần phải tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và sử dụng đúng liều theo quy định.
- Căng thẳng, mệt mỏi, stress, áp lực cao: bạn sẽ cảm thấy không có mối liên quan giữa hai vấn đề này, nhưng đây lại là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh xung huyết hang môn vị.
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Điều này tác động trực tiếp lên dạ dày, bộ mày có chức năng làm nhiệm vụ tiêu hóa. Nhưng bạn thường xuyên nạp vào cho chúng một lượng quá tải, thức ăn quá nhiều dầu mỡ, thức ăn độc hại, bia rượu và đồ ăn cay nóng. Chính những điều đó đã làm tổn thương trực tiếp đến dạ dày của bạn.
- Thường xuyên thức khuya và sinh hoạt không điều độ: Cơ thể không được sinh hoạt đúng quy luật, hệ thống tiêu hóa luôn trong trạng thái làm việc quá sức và không được nghỉ ngơi, chính là góp một phần vào làm tăng thêm khả năng bị viêm xung huyết hang môn vị.
XEM NGAY Viêm hang vị dạ dày là gì? Có nguy hiểm không? Chữa khỏi được không?
Viêm xung huyết hang môn vị mức độ nhẹ có chữa khỏi được không?
Để có thể điều trị viêm xung huyết hang môn vị có thể được phân loại thành nội soi, phẫu thuật và dược lý.
- Sử dụng thuốc: thông thường với bệnh nhân mới bị ở thể nhẹ, các bác sĩ thường kê đơn thuốc cho bệnh nhân uống và tái khám lại. Nếu có chuyển biến tốt thì có thể tiếp tục sử dụng thuốc nhằm điều trị dứt điểm bệnh.
- Nội soi: Sau quá trình điều trị bằng thuốc không mang lại nhiều hiệu quả, các bác sĩ có thể tiếp tục chuyển sang giai đoạn điều trị bằng phương pháp nội soi, bao gồm đông máu plasma và đốt điện. Vì nội soi bằng phương pháp quang hóa argon “thường có hiệu quả” tốt với điều trị bệnh này.
- Điều trị phẫu thuật mang lại hiệu quả điều trị dứt điểm, nhưng ngày nay hiếm khi được thực hiện bởi bệnh có thể có nhiều phương pháp điều trị đơn giản hơn mà vẫn mang lại hiệu quả mong muốn.
Phẫu thuật bao gồm cắt bỏ một phần dạ dày thấp hơn, hay còn gọi là antrectomy nhằm loại bỏ các vùng dạ dày bị viêm nhiễm nặng mà hai phương pháp trên không mang lại hiệu quả. Phẫu thuật là phương pháp thường ít khi được chỉ định, vì thường với các phương pháp điều trị trên đã mang lại hiệu quả tốt với điều trị bệnh viêm xung huyết hang môn vị.
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923Phòng ngừa viêm xung huyết hang môn vị
Bệnh tuy có thể điều trị khỏi dứt điểm, tuy nhiên vẫn có khả năng tái phát bệnh nếu bạn không thực hiện chế độ kiêng khem tốt. Chính vì vậy, nếu bạn chưa bị bệnh hay đã bị bệnh và điều trị khỏi hãy nên thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây để tránh phát triển tình trạng bệnh:
- Có chế độ sinh hoạt điều độ: không nên đi ngủ quá muộn vào buổi đêm và dậy muộn vào buổi sáng
- Không bỏ bữa sáng
- Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe
- Thực hiện chế độ ăn hợp lý: ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm bẩn, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, hạn chế rượu bia và các đồ uống có chất kích thích. Chế độ ăn ít đạm động vật, nhiều rau xanh. Nạp đủ lượng thức ăn cơ thể cần, không nên ăn quá nhiều gây quá tải lên hệ thống tiêu hóa.
- Luôn cố gắng giữ gìn tinh thần thoải mái, vui vẻ, giải tỏa căng thẳng, stress.
- Cần xét nghiệm khuẩn HP, nếu bị nhiễm khuẩn HP thì nên có phương pháp điều trị dứt điểm.
Xem thêm
- Viêm xung huyết niêm mạc hang vị là gì? Có nguy hiểm không?
- Viêm hang vị dạ dày nên ăn gì? Kiêng ăn gì để nhanh lành bệnh
- Viêm phù nề hang vị là gì? Biến chứng và cách điều trị
- Viêm trợt hang vị dạ dày là gì? Triệu chứng và thuốc điều trị
Trên đây là một số thông tin bổ ích về bệnh viêm xung huyết hang môn vị. Nếu bạn không may đang bị bệnh, thì cũng không cần quá lo lắng nhé. Vì bệnh hoàn toàn có thể điều trị khỏi dứt điểm.
Cập nhật mới nhất vào ngày 25 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23