Người bị đau vai gáy tập yoga đúng cách sẽ là cách giúp thư giãn cơ bắp, giảm thiểu đau nhức, sưng viêm đồng thời cải thiện độ linh hoạt, kéo dài tuổi thọ cho xương khớp. Dưới đây là một số bài tập yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy đơn giản, hiệu quả mà độc giả có thể áp dụng.
Yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy
Yoga là bộ môn thể thao có độ phủ sóng rộng được nhiều người ưa thích và lựa chọn. Hình thức này có nguồn gốc từ “đất nước Phật giáo” yêu cầu người tập phải thực sự tập trung cao độ trong suốt quá trình luyện tập. Khác hoàn toàn với các bộ môn chỉ chú trọng vào thể lực, Yoga cần sự kết nối chặt chẽ giữa tinh thần và thể xác nhằm giải phóng con người khỏi những suy nghĩ tiêu cực, kích hoạt lại chức năng của não bộ và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu cho cả cơ thể.
Đây là bộ môn tập luyện thể dục nhẹ nhàng phù hợp với mọi đối tượng người bệnh, bao gồm phụ nữ đang mang thai. Đối với trường hợp mắc các bệnh xương khớp, đau mỏi vai gáy, yoga là giải pháp hỗ trợ điều trị tuyệt vời được chuyên gia sức khỏe khuyến cáo nên duy trì mỗi ngày. Ngoài tác dụng giảm đau và kéo dài tuổi thọ cho xương khớp, Yoga còn giúp người tập kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa mắc các bệnh lý mãn tính nguy hiểm.
Những động tác giảm đau vai gáy hiệu quả
- Động tác 1: Quỳ hai chân xuống thảm, mông đặt lên trên 2 gót chân, lưng thẳng. Tay phải đặt lên đùi phải, tay trái vòng qua đầu đặt lên thái dương phải và từ từ nghiêng cổ sang trái giữ trong vòng 10 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.
- Động tác 2: Tương tự như động tác trên, ngồi trong tư thế quỳ, tay trái đặt lên đùi trái, tay trái vòng qua đầu đặt lên thái dương phải và từ từ nghiêng cổ sang phải giữ trong vòng 10 giây rồi trở lại tư thế ban đầu
- Động tác 3: Ngồi trong tư thế quỳ, giữ lưng thẳng, hai tay đan vào với nhau đặt sau đầu. Từ từ ngả ngừa về phía sau, lồng ngực ưỡn lên phía trước sao cho phần cột sống được kéo giãn, mắt nhìn thẳng. Giữ nguyên trong vòng 10 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.
- Động tác 4: Ngồi trong tư thế quỳ, lưng thẳng, tay đan vào nhau đặt sau đầu rồi từ từ gập cổ về phía trước đồng thời 2 khuỷu tay áp sát sao cho phần cằm chạm vào ngực. Giữ nguyên trong vòng 10 giây rồi trở lại tư thế ban đầu.
Tư thế cải thiện tình trạng đau vai gáy
Tư thế nhân sư giảm tải áp lực đang đè lên vùng cổ, vai gáy đang bị tổn thương.
- Nằm sấp trên thảm, hai chân duỗi thẳng mở rộng. Sau đó chống hai tay xuống thảm, dùng lực để nâng nửa thân trước của cơ thể lên.
- Nửa thân dưới giữ nguyên áp sát với mặt thảm, ngực ưỡn ra, cằm hướng về phía trước, mắt nhìn thẳng. Đầu hơi ngả về phía sau, lưng uốn cong sao cho cảm thấy phần cột sống được kéo giãn hết cỡ.
- Hít thở đều, giữ nguyên tư thế trong vòng 20 giây rồi trở về trạng thái ban đầu.
- Lặp lại động tác như trên khoảng 5 đến 10 lần.
Tư thế con mèo, con bò xoa dịu cơn đau và tăng cường sức mạnh cho cổ, bả vai.
- Bắt đầu với tư thế quỳ với hai bàn tay và cẳng chân chống xuống thảm.
- Từ từ uốn cong lưng, đầu ngửa lên trên, mắt nhìn thẳng, bụng thả lỏng và hít thở đều. Giữ nguyên trong vòng 5 giây.
- Tiếp tục hít thở sâu, siết chặt cơ bụng, gập lưng lại hướng lên trên, đồng thời đầu cúi xuống. Giữ nguyên trong vòng 5 giây.
- Trở lại tư thế ban đầu và tiếp tục lặp lại theo cách trên khoảng 5 – 10 lần
Tư thế chỉ xâu kim giảm thiểu tình trạng căng cứng cơ vùng cổ, bả vai.
- Bắt đầu bằng tư thế cái bàn với hai chân và tay chống xuống thảm.
- Dùng tay trái luồn qua khoảng không gian giữa tay phải và chân phải. Sau đó tay phải vươn lên phía trước đặt qua đầu, mặt ngửa lên trên.
- Hít thở đều và giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây.
- Trở lại vị trí ban đầu và lặp lại tương tự với hướng tay ngược lại.
Tư thế mặt bò cải thiện độ linh hoạt và dẻo dai cho xương khớp.
- Ngồi trên thảm, hai chân mở rộng và duỗi về phía trước, giữ lưng thẳng.
- Bắt chéo hai chân lại với nhau sao cho gót chân của mỗi bên sát với cạnh hông bên tương ứng.
- Giơ tay phải thẳng lên rồi gập khuỷu tay ra sau lưng sao cho cùi chỏ hướng lên trên. Đồng thời, tay trái vòng ra sau lưng, khuỷu tay gập vào để cùi chỏ hướng xuống dưới. Hai bàn tay trái chạm vào nhau, hít thở đều và giữ nguyên tư thế trong vòng 1 phút rồi trở về trạng thái ban đầu.
- Lặp lại động tác như trên theo hướng ngược lại, tay và cổ đảo chiều.
Tư thế chiến binh I tác động tổng thể đến hệ cơ xương khớp toàn thân.
- Đứng thẳng, hai chân chụm lại, áp sát vào nhau
- Bước chân trái lên trước, áp sát bàn chân vào mặt thảm, từ từ hạ trọng tâm bằng cách khuỵu gối chân xuống.
- Tiếp theo vươn cao 2 tay qua đầu, 2 bàn tay chạm vào với nhau đồng thời ngực ưỡn về phía trước, đầu ngửa ra sau, mắt hướng lên trần nhà. Hít thở sâu.
- Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 đến 7 giây rồi trở về trạng thái ban đầu.
- Lặp lại theo các bước như trên, thay đổi chân trụ.
Ngoài ra, để yoga trị liệu bệnh đau cô vai gáy đạt được hiệu quả cao, người bệnh nên chú ý một số vấn đề như sau: sắp xếp thời gian luyện tập phù hợp, tránh tập quá sức, lựa chọn bài tập phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bản thân, kết hợp xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học,…
Xem thêm
- Đau mỏi vai gáy nên ăn gì? Kiêng ăn gì nhanh khỏi hơn?
- Khám đau vai gáy chỗ nào tốt ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh
- Hội chứng cổ vai cánh tay là gì? Biểu hiện và cách điều trị
- Đau vai trái dấu hiệu bệnh gì? Làm thế nào để chữa dứt điểm?
Trên đây là một số bài tập yoga trị liệu bệnh đau cổ vai gáy đơn giản, hiệu quả có thể áp dụng được tại nhà. Điều quan trọng nhất trong yoga đó là tập đúng động tác và biết cách hít thở. Để đảm bảo an toàn và đạt kết quả cao, người bệnh nên tham khảo tư vấn từ người có chuyên môn trong lĩnh vực này.
Cập nhật mới nhất vào ngày 1 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23