Cấu tạo cột sống và chức năng của cột sống con người

Cột sống đóng vai trò giúp cơ thể uốn cong, vặn mình, nâng đỡ cơ thể, giúp con người có thể đứng thẳng và bảo vệ tủy sống khỏi những tác động. Cột sống con người được chia thành các phần khác nhau. Mỗi phần có một vai trò chức năng riêng. Cùng tìm hiểu rõ hơn cấu tạo cột sống và chức năng của cột sống như thế nào trong bài viết này nhé!

Cột sống là gì?

Cột sống hoặc xương sống chạy từ nền sọ xuống dưới xương chậu. Nó đóng vai trò như một trụ cột để nâng đỡ cơ thể và bảo vệ tủy sống khỏi những tác động từ bên ngoài.

Cột sống được chia thành 3 vùng: Cổ, ngực và thắt lưng. 3 vùng này là 3 đường cong tự nhiên, tạo thành hình chữ S cho cột sống khi nhìn từ bên cạnh.

  • Cột sống cổ: Là phần trên cùng của cột sống, bao gồm 7 đốt sống cổ, được đánh số thứ tự từ C1 – C7. 2 đốt sống đầu tiên C1, C2 là hai đốt sống chuyên biệt giúp cổ cử động linh hoạt. C1 nằm ở giữa hộp sọ và phần còn lại của cột sống. C2 dược coi là trục có hình chiếu xương vừa khớp với một lỗ trên C1 để cổ xoay, cử động. Đường cong cột sống cổ hơi cong vào trong, giống chữ C, được gọi là đường cong lordotic.
  • Cột sống ngực: Có 12 đốt sống, được đánh số từ T1 – T12 ở trong phần ngực. Cột sống ngực gắn với các xương sườn. Đường cong của cột sống ngực uống cong ra ngoài, được gọi là đường cong kyphotic.
  • Cột sống thắt lưng (lưng dưới): Gồm 5 đốt sống được đánh số từ L1 – L5 (ở một số người có 6 đốt sống lưng). Cột sống thắt lưng nối hai xương cùng và xương cụt. Vị trí cột sống này có đốt sống lớn nhất và phải chịu phần lớn trọng lượng của cơ thể. Đường cong của cột sống thắt lưng uốn cong vào trong, gọi là đường cong lordotic.

Cột sống

Cột sống bao gồm 24 xương riêng biệt hợp nhất cùng với xương cùng và xương cụt (xương đuôi).

  • Xương cùng: Có 5 đốt sống dính liền với nhau tạo thành xương chậu, đóng vai trò nối cột sống với xương hông.
  • Xương cụt: Gồm 4 đốt sống dính liền với nhau, có chức năng kết nối dây chằng và cơ bắp của sàn chậu.

Cấu tạo của cột sống

Cột sống được tạo thành từ các xương xếp chồng lên nhau tạo thành khối. Bao gồm 4 thành phần chính là đốt sống, đĩa đệm, tủy sống và mô mềm.

Đốt sống

Các đốt sống liên kết lại với nhau tạo thành một lớp vỏ bọc bảo vệ dây thần kinh tủy sống hiệu quả khỏi những tác động, áp lực từ bên ngoài. Đốt sống là bộ phận phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể, theo thời gian, sẽ khiến cho đốt sống bị thoái hóa, gây ra các cơn đau nhức.

Đốt sống bao gồm: Thân đốt sống, cung đốt sống và lỗ đốt sống

  • Thân đốt sống: Có đặc điểm là hình trụ dẹp, hai mặt trên dưới đều hơi lõm. Đặc điểm này giúp cho đốt sống trước khớp chặt với đốt sống sau qua đĩa gian sống.
  • Cung đốt sống: Nằm ở phía sau của thân đốt sống, gồm mảnh cung đốt sống có hình dạng dẹt và rộng, cùng với cuống cung đốt sống mảnh, và dính với thân đốt sống. Cung đốt sống kết hợp với thân đốt sống giới hạn tạo thành lỗ đốt sống.
  • Lỗ đốt sống: Có vị trị nằm ở giữa thân và cung đốt sống. Các lỗ đốt sống tạo thành ống sống, ở bên trong có tủy sống và có các mạch máu đi qua.

Cấu tạo của cột sống

Đĩa đệm

Đĩa đệm là phần nằm giữa các đốt sống, đóng vai trò là miếng lót để giảm xóc, ma sát giữa các đốt sống. Đặc điểm của đĩa đệm là những miếng đệm tròn và phẳng. Đĩa đệm hoạt động như chất keo dính các đốt sống lại với nhau và giúp các đốt sống linh hoạt.

Mỗi một đĩa đệm gồm có bao xơ và nhân nhầy.

  • Bao xơ có hình tròn, dẹt và cứng, được hình thành từ các sợi đồng tâm. Đây là phần ở bên ngoài đĩa đệm, bao quanh các nhân nhầy ở bên trong. Khi bao xơ bị nứt, rách, nhân nhần có thể thoát ra ngoài, chèn ép, đè nén lên các dây thần kinh hây đau nhức.
  • Nhân nhầy: Là phần mềm ở bên trong, giống như gel với thành phần chính là nước.

Cấu tạo cột sống

Tủy sống

Tủy sống có nhiều sợi dây thần kinh chịu trách nhiệm nhận và gửi tin nhắn từ não chạy qua ống sống. Nhờ tủy sống và các dây thần kinh phân nhánh mà não điều khiển, kiểm soát được chức năng, chuyển động của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

Tủy sống chạy qua ống sống sẽ phân nhánh thành 31 cặp rễ thần kinh rồi lại phân nhanh thành các dây thần kinh di chuyển đến các bộ phận khác còn lại trong cơ thể. Rễ thần kinh ra khỏi tủy sống thông qua các lỗ mở được gọi là dây thần kinh và được tìm thấy giữa các đốt sống ở cả hai bên của cột sống.

Các dây thần kinh cột sống cổ có nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của ngực trên và cánh tay. Các dây thần kinh cột sống ngực sẽ kiểm soát hoạt động của ngực và bùng. Còn các dây thần kinh cột sống thắt lưng làm nhiệm vụ kiểm soát hoạt động của ruột, bàng quang và chân.

Cấu trúc cột sống

Mô mềm

Mô mềm bao gồm: Gân, dây chằng và cơ bắp.

  • Gân đóng vai trò kết nối các cơ với xương và hỗ trợ tập trung lực kéo của cơ lên xương
  • Dây chằng có tác dụng liên kết các xương với nhau để tạo thêm sức mạnh cho khớp và hạn chế di chuyển theo các hướng xác định
  • Cơ bắp hỗ trợ cho cơ thể chuyển động và duy trì được vị trí của cơ thể chống lại các lực

Xem thêm:

Chức năng của cột sống

Cột sống có hình đường cong chữ S, có các chức năng sau:

  • Chịu áp lực của trọng lượng cơ thể, giúp nâng đỡ cơ thể, con người có thể đứng thẳng được
  • Kết nối các xương khớp khác trong cơ thể với nhau
  • Bảo vệ tủy sống khỏi các tác động
  • Cột sống giúp phân tán lực tác động lên cơ thể nhờ có hình dáng chữ S
  • Giúp con người vận động được linh hoạt và đa dạng
  • Tạo thành khung xương để bảo vệ nội tạng và để các cơ có chỗ bám vững chắc

Chức năng của cột sống

Cấu trúc của cột sống sẽ bị thay đổi như đốt xương khớp bị thoái hóa, đĩa đệm giữa các đốt sống bị thoát vị… khi con người già đi. Lúc này, chức năng của cột sống cũng bị ảnh hưởng, con người có thể bị mắc một số bệnh lý như:

Trên đây là giải đáp cấu tạo, chức năng của cột sống giúp mọi người hiểu rõ hơn. Nhờ vậy, mỗi người có biện pháp chăm sóc phù hợp, phòng ngừa được các căn bệnh về cột sống hiệu quả.

Cập nhật mới nhất vào ngày 23 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Đai lưng cột sống
Đai lưng bảo vệ cột sống loại nào tốt? Orbe, Olumba hay Osaka

Bên cạnh việc dùng thuốc, tập vật lý trị liệu, sử dụng thiết bị hỗ trợ điều trị bệnh xương Tìm hiểu thêm

bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống
8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống cực hiệu quả

Người bệnh thoái hóa luyện tập các bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống thường xuyên, đều đặn mỗi Tìm hiểu thêm

tê tay trái
Tê tay trái là bệnh gì? Hiện tượng cánh tay trái bị tê cảnh báo điều gì

Tê tay trái là hiện tượng không ít người gặp phải do nằm ngủ sai tư thế hoặc cũng có Tìm hiểu thêm

Thoái hóa cột sống nên ăn gì
Thoái hóa cột sống nên ăn gì? Kiêng ăn gì giúp giảm đau nhanh?

Thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì? Thực phẩm cung cấp cho cơ thể hàng ngày ảnh Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *