“Thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?” là thắc mắc của khá nhiều người. Bởi đây vốn là một trong những phương pháp vật lý trị liệu đem lại hiệu quả cao trong việc chữa trị rất nhiều căn bệnh. Vậy, thực hư tác dụng của biện pháp châm cứu ra sao? Các huyệt châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm nằm ở vị trí nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.
Thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?
Châm cứu là một thủ thuật y khoa xuất có nguồn gốc từ Trung Quốc, sử dụng các kim châm cứu để tác động lên các huyệt đạo quan trọng của cơ thể, nhằm mục đích giảm đau và chữa trị các bệnh. Theo y học cổ truyền, cơ sở của việc chữa bệnh bằng châm cứu chính là việc điều hòa nội khí, đả thông kinh mạch. Từ đó giúp cân bằng lại các yếu tố âm dương và đưa cơ thể về trạng thái ổn định ban đầu.
Còn theo các nhà khoa học, bản chất của việc châm cứu chính là kích thích cơ thể sản sinh các hooc-môn “tự chữa lành” như steroid (một loại hoocmon thường xuất hiện ở những vùng bị tổn thương). Vì thế, khi châm cứu cho người bị thoát vị đĩa đệm, các sai lệch ở cột sống sẽ được cơ thể tự sửa chữa và cải thiện dần dần. Đồng thời, khi châm cứu, một lượng lớn endorphin cũng được giải phóng, giúp người bệnh giảm đau tức thì và tạo cảm giác vô cùng thoải mái, dễ chịu.
Như vậy, dù theo đánh giá của y học cổ truyền hay hiện đại, tác dụng chữa bệnh của phương pháp châm cứu cũng được chứng minh rất rõ ràng về hiệu quả. Tuy nhiên, người bị thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không thì còn phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của chính người bệnh.
Ví dụ, với phụ nữ mang thai, việc châm cứu cần được các bác sĩ cân nhắc kỹ càng để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi. Với những người mắc bệnh thiếu máu, rối loạn đông máu hay như bệnh liên quan đến tim mạch, sức khỏe thần kinh yếu, việc châm cứu có thể sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt, với các trường hợp cấp cứu kèm theo đau bụng ngoại khoa, tuyệt đối không tiến hành châm cứu mà phải đưa người bệnh đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
Thêm vào đó, bạn cũng cần trao đổi cụ thể với các bác sĩ để lựa chọn các phương pháp châm cứu sao cho phù hợp với mục đích và tình hình sức khỏe. Hiện nay, ngoài phương pháp châm cứu truyền thống bằng kim, người ta còn sử dụng các hình thức châm cứu khác như điện châm (dùng dòng điện tác dụng), thủy châm (dùng một số loại thuốc), sử dụng tinh dầu ngải cứu,… Song, đa số các cách châm cứu này đều chỉ thích hợp với những ca bệnh nhẹ, khi thoát vị đĩa đệm mới ở giai đoạn nhẹ hoặc trung bình.
Ngoài ra, do hệ thống huyệt đạo trên cơ thể hết sức phức tạp nên chỉ một sai sót nhỏ trong quá trình châm cứu cũng có thể dẫn tới những hậu quả rất nghiêm trọng. Vì thế, người bệnh cần lưu ý không tự ý thực hiện châm cứu mà phải đến các cơ sở y tế, phòng khám uy tín để chữa trị. Mặc dù đây là phương pháp chữa bệnh an toàn, không xâm lấn, song nó đòi hỏi người bệnh cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới có thể cho kết quả như mong đợi. Vì thế, trong quá trình điều trị bằng châm cứu, bạn hãy chú ý kết hợp cùng các bài tập và chế độ ăn phù hợp để liệu trình đạt hiệu quả cao nhất nhé.
Các huyệt châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Như vậy, việc thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không là phụ thuộc hoàn toàn vào người bệnh. Trong trường hợp bệnh nhân đáp ứng đủ điều kiện về mặt sức khỏe, phương pháp này hoàn toàn được khuyến khích để chữa trị. Vậy, nếu thực hiện châm cứu, chúng ta sẽ châm cứu ở những vị trí nào? Hãy cùng tham khảo một số huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm phổ biến dưới đây nhé.
Huyệt đại trường du
Huyệt Đại trường du là một huyệt thuộc kinh Bàng quang, nằm ở cách gai đốt sống thứ 4 khoảng 1,5 thốn khi đo sang ngang. Khi tác dụng vào huyệt này, người bệnh có thể giảm đau và giảm co giật cơ vùng lưng, đồng thời chữa trị các cơn đau liên quan đến dây thần kinh tọa (dây thần kinh lớn nhất của cơ thể). Ngoài ra, châm cứu ở vị trí huyệt này còn cải thiện đáng kể các vấn đề về tiêu hóa như táo bón hoặc tiêu chảy
Huyệt Dương lăng tuyền
Mặc dù biết rõ câu trả lời của câu hỏi “thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?” là “hoàn toàn nên”, song khi thực hiện, rất nhiều người cảm thấy bất ngờ vì huyệt châm cứu lại không nằm ở lưng mà lại là vị trí khác. Trong đó, có thể kể đến chính là huyệt Dương Lăng Tuyền – một huyệt nằm ở chỗ hõm phía dưới xương mác phía ngoài chân. Đây là một trong những huyệt nằm ở vùng da chi phối tiết đoạn thần kinh L5. Chính vì thế, khi bấm huyệt hoặc châm cứu ở vị trí này, người bệnh sẽ cải thiện được các triệu chứng liên quan đến dây thần kinh hông to và các vùng khác như thắt lưng, chi dưới, đầu gối.
Huyệt giáp tích
Khác với huyệt đại trường du, huyệt Giáp tích là một hệ thống các huyệt chạy dọc 2 bên cột sống khi đo ra ngang khoảng 1 tấc. Trong đó, mỗi bên sẽ có 17 huyệt, chia thành từng nhóm khác nhau. Khi tác động vào từng nhóm, ta sẽ có cách chữa trị từng nhóm bệnh khác nhau, ví dụ như bệnh vùng cổ, bệnh chi trên, bệnh ở hố chậu, bệnh ở chi dưới hay vùng thắt lưng, vùng bụng,….
Huyệt A thị
A thị là một huyệt không cố định trên cơ thể mà chỉ được xác định thông qua vị trí đau nhức trên cơ thể của người bệnh. Khi thực hiện, thầy thuốc thường kết hợp châm cứu huyệt A thị cùng một số huyệt khác nhằm thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó giúp giảm đau hiệu quả.
Xem thêm:
Trên đây là một số thông tin cơ bản cũng như một số huyệt đạo quan trọng trên cơ thể để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm. Thông qua bài viết, có lẽ bạn đọc cũng đã tự trả lời được câu hỏi “thoát vị đĩa đệm có nên châm cứu không?” rồi phải không nào. Chúc các bạn có thật nhiều sức khỏe và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!
Cập nhật mới nhất vào ngày 25 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23