Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt có hiệu quả?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt giúp giảm đau, giãn cơ, nhức mỏi lưng, tê bì, làm chậm tốc độ lão hoá và cải thiện khả năng vận động. Tuy nhiên, liệu pháp điều trị này không trực tiếp tác động tới đĩa đệm đang bị thoát vị nên chỉ có hiệu quả với các bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ (lồi, phồng đĩa đệm).

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt có hiệu quả không?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến về xương khớp, thường gặp ở độ tuổi trung niên trở đi. Bệnh xuất hiện khi có tình trạng thoái hoá đĩa đệm, nứt rách, phồng lồi bao xơ khiến khối nhân nhầy thoát ra ngoài, đè lên mô mềm, dây thần kinh và những cơ quan xung quanh.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt xuất phát từ y học cổ truyền hiện đang được khá nhiều người tin tưởng áp dụng. Liệu pháp này giúp thư giãn cơ, tăng lưu thông máu đến nuôi dưỡng các đĩa đệm đồng thời giảm nhẹ triệu chứng đau nhức.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt

Phương pháp này không chỉ dễ thực hiện mà còn an toàn, ít gây tác dụng phụ cho người bệnh. Tuy nhiên, bấm huyệt không giải quyết được căn nguyên gây bệnh do không có khả năng tác động trực tiếp tới đĩa đệm đang bị thoát vị. Trên thực tế, hiệu quả điều trị mà phương pháp này mang lại còn hạn chế, chỉ phù hợp với bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn nhẹ.

Ngoài bấm huyệt, bệnh nhân cần thay đổi thói quen sinh hoạt, áp dụng vật lý trị liệu và dùng thuốc thì mới có thể tác động tới đĩa đệm đang thoát vị một cách toàn diện. Nếu cần thiết, các bác sĩ có thể chỉ định các thủ thuật (tế bào gốc, sóng radio, laser) hay phẫu thuật ngoại khoa.

Bấm huyệt đa phần sẽ không mang lại hiệu quả đối với trường hợp bệnh nhân bị rách, nứt bao xơ và khối nhân nhầy đã lệch, thoát ra khỏi vị trí ban đầu. Ngược lại, liệu pháp này có thể làm xẹp đĩa đệm, bầm tím và làm dây thần kinh bị đè ép với mức độ nặng hơn.

Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Bấm huyệt là phương pháp trị liệu an toàn, đơn giản và hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà. Dù vậy, người bệnh cần chú ý thực hiện đúng cách để đạt được hiệu quả trị bệnh và tránh các rủi ro có thể xảy ra. Trước khi day, ấn, bấm huyệt vị, bệnh nhân cần phải xoa bóp vùng lưng và vùng mông.

Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Sau đây là hướng dẫn cách thực hiện phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm:

Xoa bóp vùng lưng, mông

Bước xoa bóp này nhằm giúp cơ bắp được thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu, đồng thời làm nóng các đốt sống thoát vị. Bên cạnh đó, bước này còn có công dụng giảm đau khi tiến hành bấm huyệt. Cách tiến hành xoa bóp như sau:

  • Day: Dùng mô cái, mô út và gốc bàn tay ấn mạnh vào vùng cần xoa bóp rồi di chuyển qua lại theo hình xoáy trôn ốc. Thực hiện day ở các vị trí dọc theo 2 bên cột sống từ đốt D7 đến mông từ 3 đến 4 lần.
  • Lăn: Sử dụng mô út và mu bàn tay hoặc dùng những khớp giữa bàn và ngón tay lăn trên bề mặt da với lực vừa phải. Thực hiện như vậy 3 lần từ hai bên đốt sống D7 tới mông.
  • Bóp: Dùng ngón cái siết chặt tại vùng lưng, những ngón tay khác ôm bụng. Tiếp đó, thực hiện bóp và hơi kéo da thịt lên, làm 3 lần bắt đầu từ hai bên đốt sống D7 tới mông.

Khi tiến hành xoa bóp, cần điều chỉnh sức ấn, day, bóp tùy theo thể trạng từng người. Có thể sử dụng thêm dầu khuynh diệp hay những loại dầu khác để tăng hiệu quả thư giãn cơ bắp, giảm đau, chống viêm và tăng tuần hoàn máu.

sale thoát vị đĩa đệm

Bấm huyệt

Tiếp sau bước xoa bóp là bấm huyệt nhằm tăng cường tuần hoàn máu, giảm các cơn đau nhức do bệnh gây ra và làm thông thoáng kinh mạch đang ứ trệ. Ngoài ra, có thể tiến hành nắn chỉnh cột sống để giảm áp lực tác động lên đĩa đệm và lấy lại cấu trúc bình thường cho cột sống.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt

Cách thực hiện bấm huyệt như sau:

  • Đầu tiên, dùng mô cái ấn vào vị trí huyệt Giáp tích, Đại trường du và Thận du L5-S1 rồi day và xoay trong khoảng 3 đến 5 phút. Bước này có tác dụng làm cơ bắp mềm hơn, cải thiện triệu chứng cứng cơ.
  • Tiếp theo, thực hiện bấm các huyệt Đại trường du, Thận du, Cách du, A thị và Giáp tích L1-S1. Khi ấn huyệt, nên dùng đầu ngón cái ấn tại vị trí huyệt đạo để tạo thành góc vuông 90 độ. Ban đầu nên ấn với lực nhẹ rồi ấn mạnh dần tới khi xuất hiện cảm giác tức, ê tại vị trí ấn thì ngừng tăng và duy trì chừng 1 phút.
  • Cuối cùng là nắn chỉnh lại đĩa đệm bị thoát vị. Nên chụp CT hoặc MRI cột sống trước khi nắn để xác định đĩa đệm nào bị thoát vị. Tiếp đến, dùng ngón tay cái nắn và ấn tại vị trí đĩa đệm bị thoát vị theo quy tắc đối lực và nghịch hướng. Lực nắn cần sử dụng sao cho thích hợp với từng trường hợp. Tiến hành nắn trong khoảng 3 đến 5 phút.

Áp dụng liệu pháp này mỗi ngày 1 lần, một liệu trình kéo dài trong 30 ngày. Sử dụng từ 3 đến 5 liệu trình để có được hiệu quả giảm đau, cải thiện khả năng vận động của cột sống, đồng thời mang lại hiệu quả hỗ trợ cao cho các liệu pháp kết hợp khác.

Xem thêm:

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt đã mang lại nhiều kết quả điều trị đáng mừng và khá an toàn cho người bệnh. Dù vậy, để có được hiệu quả điều trị tối ưu, bệnh nhân cần kết hợp với những liệu pháp điều trị chuyên sâu khác và tạo cho bản thân thói quen sinh hoạt lành mạnh.

Cập nhật mới nhất vào ngày 25 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm
Cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm đau lưng hiệu quả

Sử dụng cây mần ri chữa thoát vị đĩa đệm là thông tin được rất nhiều người quan tâm bởi Tìm hiểu thêm

Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không
Thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ hay chạy bộ không?

Thoát vị đĩa đệm gây đau nhức khó chịu, nhất cử nhất động của người bệnh đều phải cẩn trọng. Tìm hiểu thêm

Lương y chữa thoát vị đĩa đệm Lê Thành Tân
Lương y chữa thoát vị đĩa đệm tận tâm với nghề

Bạn đang muốn tìm một lương y chữa thoát vị đĩa đệm giỏi để điều trị dứt điểm căn bệnh Tìm hiểu thêm

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân, teo chân

Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là một trong những triệu chứng điển hình gây ra nhiều phiền phức Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *