Liệu pháp xoa bóp chữa viêm khớp dạng thấp

Xoa bóp chữa viêm khớp dạng thấp là phương pháp trị liệu theo y học cổ truyền. Hiện nay, liệu pháp này được khá đông đảo bệnh nhân áp dụng và cho thấy kết quả đáng mừng. Hãy cùng đi tìm hiểu rõ hơn về biện pháp trên qua bài viết ngày hôm nay nhé.

Xoa bóp chữa viêm khớp dạng thấp như thế nào?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý mạn tính về xương khớp thường thấy ở đối tượng trung niên hoặc cao tuổi. Khác với những bệnh xương khớp khác, căn bệnh này khởi phát do hệ miễn dịch bị rối loạn và tự tấn công, gây tổn thương, phá huỷ mô sụn, màng hoạt dịch và các cơ quan trong cơ thể.

Bệnh thường tiến triển nặng dần theo thời gian và hiện nay chưa có phương pháp điều trị tận gốc, dứt điểm. Những loại thuốc thường dùng như thuốc giảm đau, ngừa thấp khớp, chống viêm,… chỉ có công dụng làm chậm tốc độ phát triển bệnh và cải thiện các triệu chứng lâm sàng. Nếu lạm dụng thuốc, người bệnh còn có nguy cơ bị tổn thương thận, gan và đối mặt với những tác dụng không mong muốn khác.

xoa bóp chữa viêm khớp dạng thấp

Do đó, hiện nay có khá nhiều bệnh nhân chọn phương pháp xoa bóp chữa viêm khớp dạng thấp nhằm thư giãn các cơ, giảm đau, chống viêm và tránh nguy cơ bị tác dụng phụ từ thuốc tân dược. Đây là biện pháp dùng lực của ngón tay tác động lên vùng cần kích thích nên gần như không làm ảnh hưởng tới thận, gan cũng như những cơ quan khác.

Phương pháp này hiện đã được kiểm định, công nhận và đang được áp dụng trong vật lý trị liệu. Theo các chuyên gia, liệu pháp này có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, khiến cơ thể tăng sản sinh hoạt chất beta-endorphin giúp giảm đau nhức và căng thẳng.

Vì vậy, song song với việc dùng thuốc, người bệnh có thể áp dụng xoa bóp để tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tình trạng lạm dụng thuốc. Liệu pháp này có thể áp dụng với gần như tất cả bệnh nhân viêm khớp dạng thấp.

Dù vậy, không tiến hành biện pháp trên với những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp kèm theo loãng xương.
  • Người có bệnh da liễu tại vị trí khớp bị thương tổn (chàm, lở loét, vảy nến, vết thương hở,…).
  • Người mắc bệnh máu khó đông hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.
  • Bệnh nhân đang sốt cao (phải hạ sốt trước khi áp dụng liệu pháp xoa bóp).

Cách xoa bóp chữa viêm khớp dạng thấp

Đây là liệu pháp trị bệnh không dùng đến thuốc và có độ an toàn cao. Dù vậy, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh không nên tuỳ ý áp dụng tại nhà mà cần tìm đến cơ sở y tế có chất lượng, uy tín để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Sau đây là các bước thực hiện kỹ thuật xoa bóp chữa viêm khớp dạng thấp:

Xoa bóp các khớp đang có hiện tượng viêm

Trước tiên, bác sĩ sẽ thực hiện xát và xoa sau đó là day, bóp các vùng bị viêm khớp nhằm làm nóng khớp, tăng cường tuần hoàn máu để hạn chế các cơn đau, hiện tượng bầm tím trong và sau khi bấm huyệt.

  • Xát: Lấy gốc bàn tay chà lên da, di chuyển từ trên xuống dưới hoặc từ trái sang phải trong vòng 1 đến 3 phút. Trong lúc xát, thầy thuốc thường sử dụng dầu hoặc bột talc để bôi trơn và tránh ma sát khi thực hiện. Công dụng của kỹ thuật xát là khu phong, tán hàn, giảm đau và thông kinh lạc.
  • Xoa: Kỹ thuật này có thể dùng lòng hoặc gốc bàn tay để xoa lên khu vực khớp bị đau theo hình tròn. Trong lúc xoa, bác sỹ thường sử dụng lực nhẹ và lướt trên da của bệnh nhân để khu phong, tán hàn, lưu thông khí huyết, giảm sưng và giảm đau.
  • Bóp: Đây là kỹ thuật sử dụng bàn tay để bóp vào khối cơ tại khu vực khớp có bệnh, vừa bóp vào cơ vừa hơi kéo cơ lên. Những trường hợp thường áp dụng kỹ thuật này là các bệnh nhân có tổn thương vai và tứ chi. Lực bóp được tuỳ chỉnh dựa vào độ lớn của khối cơ. Công dụng của kỹ thuật trên là thông kinh lạc, tán hàn, giải nhiệt và khu phong.
  • Day: Sử dụng lực của gốc bàn tay để ấn xuống vị trí huyệt đạo bị đau nhức, tiếp đến di động theo tay theo hình tròn và luôn áp sát lên da người bệnh. Lúc day, cần thao tác chậm và tuỳ chỉnh lực day mạnh hay nhẹ theo khu vực khớp cũng như mức độ thương tổn của mô sụn. Xoa và day được coi là những kỹ thuật chủ yếu trong việc làm giảm tình trạng sưng tấy gây ra bởi viêm khớp dạng thấp.

cách xoa bóp chữa viêm khớp dạng thấp

Bấm huyệt

Sau bước xoa bóp tại các khớp bị đau, sưng, nhân viên y tế sẽ thực hiện bấm những huyệt đạo có công dụng giảm tê cứng và đau nhức khớp do bệnh gây nên.

Dưới đây là các huyệt đạo có công dụng giảm thiểu các triệu chứng bệnh:

  • Huyệt bất định (huyệt A thị): Huyệt đạo này được định vị bằng cách dùng tay ấn vào khu vực khớp bị sưng đau. Vị trí đau nhất chính là A thị huyệt. Bấm vào huyệt đạo này sẽ đem đến tác dụng lưu thông khí huyết và giảm cường độ cơn đau.
  • Nội đình huyệt: Huyệt đạo này nằm ở vị trí giữa xương ngón chân trỏ (ngón chân thứ 2). Bấm vào huyệt đạo này sẽ giúp giải nhiệt và giảm đau.

Các huyệt đạo trên là các huyệt cơ bản thường áp dụng để điều trị viêm khớp dạng thấp. Thực tế, thầy thuốc còn tác động đến những huyệt đạo khác khi người bệnh vận động khó khăn, tê cứng khớp và đau nhức nhiều.

Phương pháp xoa bóp kết hợp bấm huyệt sẽ được tiến hành trong 30 phút mỗi lần, mỗi ngày 1 lần và liên tục trong vòng 15 đến 30 ngày phụ thuộc vào cường độ đau cũng như sự tiến triển bệnh. Trường hợp đau nhiều, người bệnh có thể áp dụng liên tục từ 2 đến 3 liệu trình nhằm đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.

Xoa bóp chữa viêm khớp dạng thấp là một liệu pháp trị bệnh, giảm đau không sử dụng thuốc. Thực hiện đều đặn biện pháp này và kết hợp cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh sẽ giúp giảm thiểu những triệu chứng đau nhức, khó chịu và ngăn ngừa tình trạng dùng thuốc quá mức. Để có được hiệu quả, bệnh nhân cần tìm hiểu và tiến hành chữa trị tại những cơ sở y tế có uy tín, chất lượng.

Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Tám, 2020 bởi admin

Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì
Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Viêm đa khớp nên ăn gì?

Viêm khớp dạng thấp kiêng ăn gì và nên ăn gì là một trong những thắc mắc của rất nhiều Tìm hiểu thêm

đau nhức xương khớp sau sinh
Đau nhức xương khớp sau sinh do đâu? Cách khắc phục?

Đau nhức xương khớp sau sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp. Thống kê cho thấy có từ 80 Tìm hiểu thêm

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính
Viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính dương tính là gì?

Viêm khớp dạng thấp huyết thanh âm tính và viêm khớp huyết thanh dương tính là hai dạng bệnh được Tìm hiểu thêm

Thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và nên ăn gì?

Thoái hóa khớp đang ngày càng trở nên phổ biến, gây ra các cơn đau nhức khớp khó chịu, khớp Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *