Đau nhức xương khớp sau sinh do đâu? Cách khắc phục?

Đau nhức xương khớp sau sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp. Thống kê cho thấy có từ 80 tới 85% phụ nữ sau sinh phải đối mặt với vấn đề này. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này và cần làm gì để khắc phục chúng? Hãy cùng đi tìm lời giải qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân đau nhức xương khớp sau sinh

Tình trạng đau nhức xương khớp đa phần diễn ra do xơ hoá, bào mòn mô sụn, giãn dây chằng, xương khớp bị suy yếu, không còn dẻo dai, chắc khỏe,… Thương tổn tại các bộ phận cấu tạo nên ổ khớp làm khớp suy yếu, lỏng lẻo, mất ổn định và dẫn đến đau nhức trong quá trình vận động.

đau nhức xương khớp sau sinh

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp sau sinh gồm:

Áp lực do quá trình sinh đẻ

Áp lực do quá trình sinh đẻ gây ra là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng đau nhức xương khớp ở phụ nữ sau sinh. Khi sinh tự nhiên, người phụ nữ phải dùng lực rất mạnh mới có thể đẩy được thai nhi ra ngoài. Quá trình này khiến thắt lưng, xương chậu và những khu vực xung quanh bị đè ép, đau nhức và tổn thương.

Do đó, đa số sản phụ sẽ cảm thấy nhức, mỏi, đau xương khớp khoảng từ 1 đến 2 tuần sau sinh. Nếu thể trạng của sản phụ yếu, triệu chứng này có thể diễn ra tới vài tháng.

Tác động của các hormone trong thời kỳ mang thai

Những hormone được tiết nhiều trong giai đoạn thai kỳ như Relaxin, Progesterone giữ nhiệm vụ thư giãn vùng xương chậu, dây chằng và tử cung giúp bào thai có đủ diện tích, không gian để tăng trưởng và phát triển. Bên cạnh đó, chúng cũng thúc đẩy quá trình chuyển dạ và giúp sản phụ sinh nở thuận lợi.

Mặt khác, các hormone này cũng làm giãn ổ khớp và dây chằng khác khiến cho cấu trúc xương khớp lỏng lẻo, ê mỏi, tê cứng và đau khi cử động. Sau sinh, những hormone trên sẽ giảm dần nên hiện tượng đau nhức cũng sẽ giảm đi rõ rệt.

Nguyên nhân đau nhức xương khớp sau sinh

Thiếu canxi và các vi chất khác

Trong giai đoạn thai kỳ, hầu hết các chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể mẹ đều được sử dụng để phục vụ quá trình nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy, người phụ nữ thường gặp tình trạng thiếu canxi cùng một số chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin K, Vitamin D, sắt, magie,…

Thiếu canxi là hiện tượng hay gặp nhất ở phụ nữ sau sinh. Chất dinh dưỡng này có vai trò chủ chốt trong việc tạo xương, giúp duy trì độ chắc khoẻ và dẻo dai của xương khớp. Vậy nên thiếu canxi sẽ khiến phụ nữ bị ê mỏi, đau nhức xương khớp và khó khăn trong quá trình vận động.

Làm việc, lao động ngay sau sinh

Sau khi sinh nở, phụ nữ cần phải nghỉ ngơi khoảng 2 đến 3 tháng, dành thời gian cho cơ thể phục hồi. Nếu làm việc nặng và hoạt động mạnh trong giai đoạn này, khớp xương sẽ chịu lực ma sát lớn, đè lên các dây thần kinh, gây nên tình trạng nhức mỏi, đau đớn dai dẳng.

Ngoài ra, lao động ngay sau sinh cũng kéo theo một số vấn đề như loãng xương, căng thẳng,cơ thể suy nhược, giảm chất lượng sữa mẹ và nguy cơ mắc trầm cảm tăng cao.

Các thói quen gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ

Bên cạnh các nguyên nhân nếu trên, sản phụ sau sinh còn có nguy cơ mắc đau nhức xương khớp bởi những thói quen không lành mạnh sau:

  • Ít vận động: sản phụ nên luyện tập những bài thể dục cường độ nhẹ nhàng, vừa phải hoặc đi bộ để cải thiện, nâng cao chức năng hệ xương khớp và phục hồi sức khoẻ sau sinh. Thói quen vận động ít sẽ làm áp lực tác động lên khớp xương tăng lên gây ra hiện tượng tê cứng, ê ẩm và đau nhức khớp.
  • Tăng cân đột ngột: Nạp quá nhiều năng lượng, ăn quá mức làm trọng lượng cơ thể tăng đột ngột có thể dẫn đến tình trạng đau nhức xương khớp sau sinh. Cân nặng cơ thể lớn  khiến xương chậu, khớp gối và đốt sống lưng bị đè ép, khởi phát phản ứng viêm dẫn đến đau đớn, nhức mỏi triền miên.
  • Sinh hoạt với giờ giấc không ổn định: Sinh hoạt của người mẹ hoàn toàn phụ thuộc vào giờ giấc hoạt động của trẻ. Do đó, ở giai đoạn sau sinh, người phụ nữ thường xuyên phải thức dậy vào đêm khuya, ngủ chập chờn, không đủ giấc,…dẫn đến tình trạng uể oải, mệt mỏi, trí nhớ suy giảm, cơ thể suy nhược và xương khớp bị đau nhức.

Nguyên nhân đau nhức xương khớp sau sinh

Triệu chứng của bệnh lý về xương khớp

Một vài trường hợp, tình trạng trên có thể là dấu hiệu của những bệnh lý liên quan đến xương khớp như: Loãng xương, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp,…

Xem thêm Đau nhức xương khớp nên ăn gì tốt? Kiêng ăn gì giảm đau nhanh?

Đau nhức xương khớp sau sinh phải làm sao?

Để giảm thiểu các triệu chứng đau nhức khó chịu, sản phụ có thể áp dụng những biện pháp sau để giảm đau một cách an toàn:

Áp dụng một số phương pháp giảm đau

Các bà mẹ cũng có thể sử dụng một số biện pháp sau đây để giảm nhanh các cơn đau đớn, nhức mỏi xương khớp:

  • Xoa bóp bấm huyệt: Đây là liệu pháp giảm đau theo y học cổ truyền, có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết và giảm đau nhức. Có thể dùng thêm dầu nóng trong lúc xoa bóp để tăng tác dụng giảm đau.
  • Chườm nóng: Đây là phương pháp giảm đau an toàn và nhanh chóng, phù hợp với phụ nữ vừa trải qua quá trình sinh đẻ. Để đạt được hiệu quả giảm đau, bạn chỉ cần đặt túi chườm ấm lên vị trí khớp bị đau từ 10 đến 15 phút.
  • Sử dụng viêm uống bổ sung: Nhằm bổ sung dưỡng chất thiếu hụt và giảm thiểu các cơn đau, sản phụ sau sinh có thể uống bổ sung Omega 3, vitamin D, canxi. Tuy nhiên, nên tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi sử dụng để nắm được thời gian và liều dùng phù hợp.

Xây dựng nếp sống lành mạnh, khoa học

Không chỉ giúp đẩy lùi cơn đau, thói quen sinh hoạt lành mạnh còn giúp phụ nữ tăng cường chức năng miễn dịch, hồi phục thể trạng, tái tạo những mô bị tổn thương vì thiếu canxi.

Để có một lối sống lành mạnh, khoa học bạn cần tạo cho mình các thói quen tốt như:

  • Tập luyện thể dục thể thao với cường độ nhẹ sau khi sinh từ 7 đến 10 ngày để nâng cao sức khỏe xương khớp, hồi phục thể trạng và giảm đau. Luyện tập thường xuyên còn giúp các bà mẹ phòng ngừa chứng khô khớp và loãng xương.
  • Hạn chế đi giày cao gót, mang vác vật nặng, di chuyển quá nhiều,… để tránh gia tăng áp lực tác động đến xương khớp.
  • Ăn uống đủ bữa, điều độ, cân đối các loại thực phẩm để tránh hiện tượng suy nhược cơ thể hoặc đột ngột tăng cân.
  • Bổ sung vào bữa ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin D, canxi và chất khoáng như quả bơ, bí đỏ, hàu, tôm, cá, thịt bò, bơ, sữa, phô mai,… để cải thiện sự dẻo dai và chắc khỏe của hệ xương khớp.
  • Nói không với những thực phẩm làm giảm hấp thu canxi của cơ thể, kích thích khởi phát phản ứng viêm tại khớp như cà phê, đồ uống có gas, muối đường, đồ ăn nhanh, đồ ăn có lượng chất béo bão hoà cao, bia rượu,…

Đau nhức xương khớp sau sinh là tình trạng phổ biến, nếu được chăm sóc đúng cách, hiện tượng này sẽ giảm đi sau một thời gian ngắn. Trường hợp đau nhức kéo dài và kèm theo các biểu hiện nghiêm trọng, bạn cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn cụ thể.

Cập nhật mới nhất vào ngày 28 Tháng Tám, 2020 bởi admin

Viêm khớp cùng chậu
Bài tập chữa viêm khớp cùng chậu đơn giản, hiệu quả

Viêm khớp cùng chậu là một tình trạng bệnh lý xảy ra ở phần khớp cùng chậu. Bệnh gây nên Tìm hiểu thêm

xương đòn
Xương đòn là xương gì? Biến chứng của gãy xương đòn

Là một bộ phận trên cơ thể dễ nhìn thấy nhất trên cơ thể song rất ít người biết đến Tìm hiểu thêm

nha đam chữa bệnh khớp
Cây nha đam chữa bệnh khớp và những tác dụng bất ngờ

Nha đam được biết đến là một loại cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, đồng thời Tìm hiểu thêm

trật khớp vai
Trật khớp vai nguyên nhân, triệu chứng? Có tự khỏi không?

Trật khớp vai là một dạng trật khớp phổ biến thường gặp ở nhóm người trẻ tuổi. Tình trạng này Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *