Bạn bị đau dạ dày? Bạn biết rằng chế độ ăn uống có ảnh hưởng mật thiết đến tình trạng bệnh của mình? Chình vì vậy bạn đang tự hỏi không biết khi bị đau dạ dày có nên ăn măng hay không? Việc sử dụng măng có khiến cho các cơn đau chuyển biến xấu đi hay không? Trên thực tế, rất nhiều người bệnh cũng đưa ra những thắc mắc giống như vậy. Và chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp điều này cho bạn đọc.
Đau dạ dày có nên ăn măng hay không?
Trước khi đưa ra lý do chúng tôi sẽ giải đáp ngay cho bạn. Câu trả lời cho thắc mắc người bị đau dạ dày có nên ăn măng hay không chính là không. Bạn không nên ăn măng và có thể thì đừng sử dụng măng trong thời gian bạn đang mắc phải chứng bệnh này. Việc sử dụng măng sẽ khiến cho tình trạng bệnh lý của bạn chuyển biến theo chiều hướng xấu đi.
Vì sao người bệnh không nên ăn măng? Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết để bạn hiểu rõ được lý do tại sao bạn không nên dùng thực phẩm này trong bữa ăn của mình.
Trong măng có chứa nhiều nước, canxi, tinh bột. Những điều này nghe qua thì đều có lợi với người bị bệnh về bao tử, dạ dày. Tuy nhiên đây không phải là tất cả những gì có trong thành phần của măng. Ngoài canxi, tinh bột, nước, trong măng còn có chứa glucozit. Chất này sẽ kích thích tạo ra acid cyanhydric – đây là loại dịch khiến cho dạ dày dễ bị ăn mòn và tạo ra những thương tổn cho niêm mạc. Khi lượng acid này tăng cao, bệnh tình sẽ bị chuyển biến trầm trọng hơn.
Đặc biệt trong măng lại chưa lượng chất xơ quá nhiều. 1 lượng chất xơ vừa đủ có thể khiến cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên khi nó quá nhiều sẽ khiến tạo ra những áp lực trong tiêu hóa. Do đó, việc ăn măng khi bị đau dạ dày là không được khuyến khích.
Đau dạ dày có nên ăn măng khô không?
Đau dạ dày có nên ăn măng hay không? Đáp án được đưa ra là không. Vậy còn măng khô? Người bệnh có thể sử dụng măng khô trong chế độ ăn của mình hay không? Tất nhiên câu trả lời vẫn là không. Khi bị dạ dày bạn hoàn toàn không nên sử dụng măng cho dù đó là măng khô.
Bởi lẽ, măng khô về bản chất vẫn chính là măng tươi tuy nhiên chúng được làm khô đi để bảo quản được lâu hơn mà thôi. Đặc biệt trong quá trình phơi khô, lượng nước trong măng có bị giảm đi vô cùng lớn. Điều này khiến cho việc tiêu hóa măng với dạ dày càng trở thành gánh nặng nhiều hơn. Chính vì thế, bạn nên loại trừ thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn của mình nếu không muốn bệnh lý trở nên năng hơn.
Thêm vào đó, măng không được sử dụng quá thường xuyên và hầu hết mọi người chỉ ăn măng theo mùa hay trong các ngày giỗ, lễ tết. Vì vậy, việc tạm thời “cai nghiện” món măng cũng không phải là quá khó khăn.
Đau dạ dày có nên ăn măng tây?
Măng được cho là không nên sử dụng khi bạn bị bệnh dạ dày. Vậy khi mang bệnh lý này việc ăn măng tây có được khuyến khích hay không?
Mặc dù trong tên cũng có chữ “măng” tuy nhiên măng và măng tây lại là những thực phẩm hoàn toàn khác biệt. Do đó, với măng thì bạn nên kiêng nhưng với măng tây bạn lại được khuyến khích để sử dụng trong bữa ăn hàng ngày khi bị đau bao tử.
Măng tây được xem như là các loại rau đặc biệt tốt cho dạ dày. Trong măng tây có nhiều lượng vitamin các nhóm P, C dồi dào. Lượng vitamin này có thể kích thích tiêu hóa tốt hơn. Đặc biệt măng tây có tính bình, mát nên cũng có lợi trong việc xoa dịu cơn đau và trung hòa tốt lượng acid dư thừa trong dạ dày.
Thậm chí hàm lượng axit folic, omega-3 trong măng tây còn làm giảm nhanh chứng trào ngược, ợ nóng, ợ hơi. Chính vì thế chẳng có lý do gì mà bạn không bổ sung ngay thực phẩm này vào thực đơn của mình cả.
Tuy nhiên khi sử dụng măng tây bạn cần ghi nhớ một vài lưu ý. Bình thường chúng ta có thể ăn măng tây sống. Thế nhưng nếu bạn bị đau dạ dày thì đây không phải cách chế biến đúng. Măng tây nên được nướng hoặc hầm canh. Điều này sẽ giúp dạ dày hấp thụ tốt hơn và tình trạng đau cũng được “giải tỏa” hiệu quả hơn.
Xem thêm:
- Đau dạ dày nên ăn cháo gì giảm đau, đủ dinh dưỡng?
- Đau dạ dày có nên ăn khoai lang hay không?
- Người bị đau dạ dày có ăn được thịt chó, thịt bò, thịt gà không?
- Đau dạ dày có nên ăn xôi không? Có được ăn gạo nếp?
Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì? Đau dạ dày không nên ăn thực phẩm gì? Hay đau dạ dày có nên ăn măng không? Việc hình thành những thắc mắc này chứng tỏ bạn đang quan tâm hơn đến bản thân mình và có những cách nhìn nhận đúng đắn hơn trong việc bảo vệ sức khỏe. Hy vọng những chia sẻ và giải đáp trên đây của chúng tôi có thể giúp bạn hài lòng. Hãy xây dựng cho mình một chế độ ăn thật tốt để có thể lao động và học tập trong thể trạng tự tin nhất nhé.
Cập nhật mới nhất vào ngày 10 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23