Chế độ ăn luôn có những ảnh hưởng nhất định đến bệnh lý của mỗi người. Đó là lý do vì sao thắc mắc người khi bị đau dạ dày có nên ăn xôi không khi được đặt ra lại thu hút rất nhiều sự quan tâm. Vậy xôi có những ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến những người bệnh? Bạn nghĩ rằng câu trả lời sẽ là gì? Hãy đối chiếu đáp án của bạn với lời giải dưới đây nhé.
Đau dạ dày có nên ăn xôi không?
Trước khi đưa ra những giải thích chi tiết cho vấn đề đau dạ dày có nên ăn xôi không chúng tôi sẽ giải đáp luôn cho bạn. Khi dạ dày bị đau, người bệnh không nên ăn ăn xôi. Tuy nhiên bạn vẫn có thể ăn được loại thực phẩm này. Tất nhiên khi ăn xôi, sẽ có những lưu ý quan trọng cho bạn để giúp cho tình trạng dạ dày bị đau không bị chuyển bị xấu đi.
Xôi chính là một thành phẩm món ăn được làm từ gạo nếp. Trong khi đó, gạo nếp lại là một trong những nguyên liệu rất lành tính. Trong gạo chứa nhiều tinh bột và hàm lượng vitamin B1 cũng một số những dưỡng chất khác. Đặc biệt, gạo nếp không những không chứa lượng calo cao. Mà bên cạnh đó chúng còn có khả năng giải độc khá tốt.
Chính vì những điều này mà hầu hết mọi người đều cho rằng gạo nếp tốt cho sức khỏe. Và tất nhiên nó cũng không ngoại lệ trong trường hợp bạn bị đau dạ dày. Tuy nhiên thực tế không hẳn là vậy.
Mặc dù gạo nếp có rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên khi nấu gạo nếp thành thành phẩm xôi thì món ăn này lại không quá có lợi cho người bệnh về dạ dày như bạn nghĩ.
Tùy vào nguyên liệu bạn kết hợp với gạo nếp để nấu xôi là gì mà món ăn có thể khiến hiện tượng đầy bụng, khó tiêu xảy ra. Đặc biệt xôi gạo nếp khi ăn còn có tính nóng, điều này cũng được xem là không quá tốt cho bao tử bị đau. Do đó, việc ăn xôi (gạo nếp) được xem là có thể nhưng chúng không thực sự được khuyến khích.
Đau dạ dày có ăn được gạo nếp không?
Như phần thông tin mà chúng ta cùng lý giải vừa xong, người bị đau dạ dày có thể ăn được gạo nếp. Tuy nhiên, khi ăn gạo nếp trong trạng thái bao tử không quá tốt, bạn cần thực sự lưu ý. Nhất là trong việc chọn nguyên liệu kết hợp và chọn cách chế biến món ăn. Điều này sẽ có ảnh hưởng vô cùng mật thiết đến sức khỏe bao tử của bạn.
Nếu chọn nguyên liệu không khéo, nhất là những nguyên liệu kết hợp không tốt cho dạ dày bị đau như đỗ xanh,… sẽ khiến cho hiện tượng đau bị ảnh hưởng xấu đi. Cùng với đó, áp lực phải làm việc và tiêu hóa của dạ dày cũng bị tăng lên. Do đó, việc chế biến gạo nếp để ăn như thế nào được xem là điều vô cùng quan trọng mà bạn cần lưu tâm.
Cách chế biến gạo nếp chữa đau dạ dày
Để tốt hơn cho dạ dày đang bị đau, bạn có thể chế biến gạo nếp thành nhiều món có lợi hơn cho bao tử thay vì nấu xôi. Vậy cụ thể những món được chế biến này có thể là gì?
Cháo gạo nếp gừng tươi
Thay vì nấu xôi, bạn có thể nấu cháo gạo nếp với gừng tươi để giúp dạ dày của mình “êm ổn” hơn. Gừng tươi có tính ấm nên khá tốt cho dạ dày bị đau. Bên cạnh đó, cháo lại khá dễ tiêu nên càng tốt cho bao tử của bạn.
Cách nấu khá đơn giản, bạn chỉ cần ngâm gạo nếp rồi sau đó ninh cháo với nước như bình thường. Tuy nhiên trước khi đóng nắp ninhcháo, bạn thả vào đó 1 phần gừng tươi đã cạo sạch vỏ là được.
Xem thêm:
- Đau dạ dày nên ăn cháo gì giảm đau, đủ dinh dưỡng?
- Đau dạ dày có nên ăn khoai lang hay không?
- Người bị đau dạ dày có ăn được thịt chó, thịt bò, thịt gà không?
- Người bị đau dạ dày có nên ăn măng hay không?
Hỗn hợp gạo nếp mật ong
Mật ong rất có lợi cho dạ dày với khả năng kháng khuẩn và làm lành các thương tổn. Chính vì vậy việc ăn hỗn hợp gạo nếp với mật ong cũng giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh hơn.
Với công thức này bạn chỉ cần thực hiện như sau:
- Mang gạo nếp đi xay nhuyễn rồi cho vào nấu với 1 ít nước để thành hỗn hợp sền sệt.
- Sau đó bạn trộn với 1 phần mật ong thật đều rồi thưởng thức là xong. Phương pháp này nên được duy trì hàng ngày trong vòng 1 tháng để thấy hiệu quả nhé.
Đau dạ dày có nên ăn xôi không? Lời giải đã có và cả những công thức sử dụng gạo nếp để cải thiện bệnh lý hiệu quả cũng được đưa ra, Hy vọng bạn đọc sẽ tham khảo thật kỹ những thông tin này, ghi nhớ và áp dụng để mau chóng cải thiện được tình trạng của mình. Trong trường hợp cần thiết, bạn nhớ tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia để được hỗ trợ điều trị kịp thời nhé.
Cập nhật mới nhất vào ngày 10 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23