Viêm sụn sườn có những triệu chứng như: Tức ngực, đau thành ngực,… đặc biệt khi vận động mạnh. Vậy, đây là bệnh gì? Bệnh này có nguy hiểm hay không? Thuốc chữa viêm sụn sườn là thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ có câu trả lời chính xác nhất. Mời bạn đọc cùng theo dõi nhé!
Viêm sụn sườn là gì?
Sụn sườn là bộ phận nối giữa xương sụn và xương ức. Sụn sườn có cấu trúc mềm, co giãn, nên chúng có nhiệm vụ giúp xương sườn nở ra và hóp vô khi con người hít thở. Viêm sụn sườn xảy ra khi phần sụn sườn yếu đi, bị tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm ở nhiều vị trí.
Khi bị bệnh, người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau nhói, tức ngực, nóng ngực, đau khi hít thở mạnh, vận động hoặc di chuyển. Khi tình trạng viêm mạnh hơn, cơn đau có thể lan rộng ra hết vùng ngực, xuống bụng và ra 2 tay. Cơn đau thường kéo dài, dai dẳng, có thể đến vài tuần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
Những dấu hiệu này thường bị nhầm lẫn với các căn bệnh như nhồi máu cơ tim, bệnh lý tim mạch, bệnh lý phổi. Để xác định rõ căn bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ và chuyên gia để được kiểm tra và xác định tình trạng bệnh kịp thời.
Viêm sụn sườn rất dễ gặp trong đời sống hằng ngày ở bất kỳ đối tượng nào. Viêm sụn sườn thường xuất phát từ những nguyên nhân như sau:
- Nhiễm trùng khớp, viêm khớp ở giai đoạn mãn tính.
- Nhiễm vi khuẩn, virus, nấm, lao phổi, giang mai,…
- Ho nhiều khiến sụn sườn phải làm việc quá tải dẫn đến tổn thương.
- Xuất hiện khối u vùng sụn sườn.
- Chấn thương vùng ngực trước đây.
- Tập luyện với cường độ cao, vận động mạnh.
Viêm sụn sườn có nguy hiểm không?
Viêm sụn sườn không phải là một căn bệnh nguy hiểm. Tùy vào cơ địa của mỗi người, bệnh viêm sụn sườn có thể tự khỏi nhờ cơ chế miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, những cơn đau xảy ra thường xuyên do bệnh viêm sụn sườn có thể gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Bệnh sẽ rất dễ mắc lại nếu không được điều trị dứt điểm.
Ngoài ra, nếu không được phát hiện sớm, bệnh viêm sụn sườn có thể diễn biến thành viêm sụn sườn mãn tính, khó điều trị hơn. Bệnh viêm sụn sườn còn có liên quan đến triệu chứng viêm xơ cơ gây nên những triệu chứng như đau đầu, khó tập trung, mệt mỏi, đau khắp cơ thể, cảm thấy trầm cảm…
Đặc biệt, nếu những cơn đau lồng ngực kéo theo tình trạng khó thở, hoa mắt, chóng mặt,… Cần đưa người bệnh đến ngay những cơ sở y tế. Đây có thể là dấu hiệu của những bệnh về đường hô hấp, phổi, tim mạch,… cần được phát hiện và chữa trị kịp thời.
Chính vì vậy, khi xuất hiện những cơn đau do tức ngực, người bệnh không được chủ quan khi chưa biết nguyên nhân.
Thuốc chữa viêm sụn sườn
Thuốc giảm đau được chỉ định khi cơn đau mạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Để giảm sưng viêm, bạn có thể sử dụng Ibuprofen hoặc Naproxen.
Cần lưu ý sử dụng thuốc giảm đau đối với các bệnh nhân mắc bệnh tim, thận, gan, đau dạ dày, xuất huyết dạ dày.
Liều lượng uống thuốc phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc sau khi ăn. Nếu gặp các triệu chứng lạ, buồn nôn, đau bụng,… người bệnh nên dừng thuốc và tiến hành khám ở những cơ sở y tế.
Cách điều trị viêm sụn sườn
Bệnh viêm sụn sườn có thể tự hết nhanh chóng sau một vài ngày. Nếu sau thời gian này, mà người bệnh vẫn cảm thấy đau nhức, tức ngực. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ đến được lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Những phương pháp điều trị bệnh viêm sụn sườn phổ biến, đó là:
Tiêm cortisone
Phương pháp này chỉ được chỉ định dùng khi các phương pháp khác đã không mang lại hiệu quả. Tiêm cortisone phải được thực hiện ở các trung tâm y tế do chuyên gia thực hiện. Không tự ý sử dụng tại nhà.
Dùng nhiệt
Phương pháp chườm nóng có thể giúp xoa dịu cơn đau, giảm đau nhanh chóng. Người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi sử dụng phương pháp này.
Châm cứu – Điện châm
Châm cứu giúp kích thích thần kinh, làm giảm cơn đau nhanh chóng.
Điện châm – điện xuyên da: Kích thích thần kinh, phân lập vùng viêm, tác động trực tiếp vào vùng bị viêm, cải thiện tình trạng bệnh theo chiều hướng tích cực.
Phong bế thần kinh liên sườn
Phương pháp này chỉ áp dụng khi bệnh quá nặng, điều trị lâu ngày không khỏi. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm thuốc giảm đau vào chính vị trí sụn sườn đang bị đau, nhằm phong bế dây thần kinh liên sườn, ngưng cơn đau. Phương pháp này sẽ có tác dụng trong khoảng vài tuần hoặc vài tháng.
Xem thêm Viêm cột sống dính khớp là gì? Bệnh có chữa được không?
Thay đổi lối sống
Thực hiện lối sống lành mạnh, tránh căng thẳng, stress kéo dài, không nên thức khuya. Khi ngủ không nên nằm sấp gây tổn thương đến vùng ngực và gây khó thở.
Một số những phương pháp khác như đắp lạnh, các bài tập kéo dãn,… cũng được kết hợp trong điều trị bệnh viêm sụn sườn.
Nhìn chung, bệnh viêm sụn sườn có tiên lượng tốt, người bệnh không cần quá lo lắng. Đối với những người mới bị bệnh, tình trạng bệnh sẽ tự thuyên giảm sau khoảng vài ngày. Lâu nhất cũng khoảng từ 6 đến 8 tuần, hiếm khi tình trạng bệnh phát triển đến 6 tháng. Để giảm đau và kiểm soát tốt tình trạng bệnh, người bệnh cần thực hiện theo các phương pháp điều trị của bác sĩ, kết hợp cùng với những lưu ý dưới đây:
- Không luyện tập thể dục thể thao chuyên nghiệp trong thời gian này.
- Thực hiện một số động tác cơ bản để tăng cường lưu thông máu.
- Hít thở đều đặn, không nên hít thở sâu.
- Có thể thực hiện xoa bóp nhẹ nhàng để giảm cơn đau.
- Không nên mang vác nặng nhọc trong thời gian điều trị bệnh.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.
Viêm sụn sườn là gì? Cách điều trị viêm sụn sườn hiệu quả? Hy vọng bài viết trên đây đã giúp người đọc hiểu thêm về căn bệnh này. Bản chất của bệnh viêm sụn sườn không nguy hiểm, người bệnh chỉ cần chú ý trong các sinh hoạt hàng ngày để giảm cơn đau lồng ngực.
Cập nhật mới nhất vào ngày 5 Tháng Mười Hai, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23