Bài tập chữa viêm khớp cùng chậu đơn giản, hiệu quả

Viêm khớp cùng chậu là một tình trạng bệnh lý xảy ra ở phần khớp cùng chậu. Bệnh gây nên những cơn đau khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tinh thần cho người mắc bệnh. Vậy, viêm khớp ở cùng chậu là bệnh gì? Chữa bệnh này như thế nào? Người bệnh có tập yoga được không? Các bài tập chữa viêm khớp cùng chậu đơn giản, hiệu quả. Tất cả sẽ được trình bày chi tiết qua nội dung dưới đây.

Viêm khớp cùng chậu là gì?

Viêm khớp cùng chậu là tình trạng khớp ở vị trí tiếp giáp giữa xương cánh chậu và xương cùng cụt – một phần của xương cột sống bị viêm.

Theo các nghiên cứu, tình trạng viêm ở khớp cùng chậu xảy ra tại nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt là người phụ nữ đang trong quá trình mang thai và sau thời kỳ mang thai.

Ngoài ra, tình trạng viêm khớp cùng chậu còn xảy ra ở một số bệnh về đường tiêu hóa, chấn thương, làm việc với tư thế không đúng hay một số bệnh có liên quan đến đường tiết niệu cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh.

Khi bị viêm khớp ở vị trí này, người bệnh sẽ cảm thấy đau âm ỉ vùng thắt lưng, vùng xương chậu, nhất là khi có sự vận động mạnh, cúi người, xoay người,…. Kèm theo đó là một số triệu chứng toàn thân như: Sốt, buồn nôn, nhức nhói. Một khi bệnh diễn tiến nặng thì bệnh nhân có thể sẽ bị teo cơ vùng mông và đùi.

Viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu uống thuốc gì?

Để chữa trị căn bệnh này, các bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc như sau:

  • Nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt, tiêm corticoid: Điều trị các cơn đau tạm thời, hạ sốt và giúp người bệnh lấy lại được tinh thần khỏe khoắn.
  • Nhóm thuốc kháng sinh: Các bác sĩ sẽ dùng Doxycyclin 100mg cho người bệnh uống 2 lần cho một ngày. Amoxicillin 500mg uống mỗi ngày từ 2 cho đến 3 lần tùy theo thể trạng và bệnh.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể kê thêm cho người bệnh một số loại thuốc kháng sinh khác như: Metronidazole, cefotaxime, ceftriaxone kèm với gentamicin, azithromycin, clindamycin,… Tùy theo nguyên nhân mắc bệnh và khi bệnh có những tiến triển nặng.

Tuy nhiên, việc dùng thuốc kháng sinh phải theo sự chỉ định của bác sĩ và thực hiện liều lượng theo toa đã kê. Người bệnh không tự ý dừng thuốc hoặc dùng thuốc quá liều vì sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm Viêm khớp háng triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Bài tập chữa viêm khớp cùng chậu hiệu quả

Với người bị bệnh viêm ở khớp cùng chậu, việc thực hiện những động tác mạnh có thể sẽ có những tác hại nhất định đến vùng khớp bị viêm. Tuy nhiên, đối với yoga thì lại khác.

Trong luyện tập yoga, có rất nhiều động tác phù hợp với người bị viêm khớp cùng cụt, không những phù hợp mà còn có tác dụng làm cơ thể dẻo dai hơn, lấy lại tinh thần khoan khoái cho người tập. Có thể kể ra một số động tác dành riêng cho người bị viêm khớp cùng cụt như sau:

Tư thế đứa trẻ (tư thế căn bản trong yoga)

  • Đầu tiên, người tập quỳ gối lên thảm tập.
  • Đưa mông chạm vào phía gót chân, rồi kéo phần cơ thể về phía trước, hướng xuống, sao cho trán chạm thảm tập và bụng nằm thoải mái trên đùi.
  • Hai tay đặt ra phía trước thư giãn trên trên thảm. Chú ý hít thở đều và làm chậm rãi các động tác.

Đây là tư thế cơ bản và thông dụng nhất của người mới tập yoga. Và với tư thế này sẽ giúp cơ thể được thoải mái cũng như giúp các khớp được dẻo dai hơn.

Viêm khớp cùng chậu có tập yoga được không

Tập với tư thế rắn hổ mang

  • Đầu tiên, người tập cần nằm sấp xuống sàn hoặc thảm tập, duỗi thẳng hai chân.
  • Sau đó, đặt hai lòng của bàn tay chống xuống sàn.
  • Dùng lực từ bàn tay đẩy cơ thể lên, nhưng đồng thời chân và xương chậu vẫn còn chạm hoặc sát mặt sàn.
  • Ngửa lưng về phía sau, mắt nhìn thẳng về phía trước.
  • Giữ nguyên hình dáng, tư thế này trong khoảng 15 cho đến 30 giây rồi từ từ hạ thấp ngực trở về tư thế cũ.

Động tác tư thế tam giác

  • Đầu tiên, bạn cần dang rộng chân ra một khoảng vừa đủ
  • Bước bàn chân phải lên trước một khoảng, đặt bàn chân sao cho gót của bàn chân phải nằm thẳng hàng với mũi bàn chân trái.
  • Đổ người về phía trước kết hợp nghiêng người sang trái, mặt đánh về phía bên phải. Đồng thời hai tay dang ngang tạo thành một đường thẳng với vai, sao cho khi đổ người về phía trước, tay trái chạm vào ngón chân phải và tay phải giơ thẳng lên cao.
  • Sau đó, từ từ trở về tư thế chuẩn bị và thực hiện lặp lại với bên kế tiếp.

Bài tập căng gối sát ngực

Đối với động tác này, chúng ta có hai cách để thực hiện, gồm: Thực hiện lần lượt từng chân và thực hiện đồng thời cả hai chân.

Cách thứ nhất, thực hiện từng chân:

  • Đầu tiên, bạn nằm ngửa với hai chân tự nhiên.
  • Sau đó, co gối và kéo gối về sát ngực, giữ tư thế này trong khoảng từ 5 cho đến 10 giây.
  • Nhẹ nhàng đưa chân trở về tư thế cũ và đổi chân. Kết hợp hít thở đều cho từng bước để có hiệu quả tốt.

Viêm khớp cùng chậu có tập yoga được không

Cách thứ hai, thực hiện cả hai chân:

  • Tương tự như cách thứ nhất, bạn nằm ngửa trên sàn, hai chân thả tự nhiên.
  • Sau đó, kéo cả hai gối về sát ngực và dùng tay ôm lấy cả hai phần gối này. Giữ nguyên như thế trong khoảng từ 5 cho đến 10 giây rồi buông ra, nhẹ nhàng cho hai chân về tư thế cũ.
  • Kết hợp hít thở đều đặn
  • Lặp lại bài tập từ 7 – 10 lần.

Với bốn bài tập yoga trên, cơ thể người bệnh viêm khớp cùng chậu sẽ được thư giãn, thoải mái và phần nào đó giảm được cơn đau cho người bệnh.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý một số điều sau đây trong quá trình luyện tập sức khỏe khi bị viêm khớp cùng cụt:

  • Không tập luyện quá sức, đặc biệt không tập những bài tập hay môn thể thao yêu cầu xoay vùng hông nhiều.
  • Không tham gia các bài tập hay môn thể thao mạnh.
  • Không đạp xe đạp quá mức hoặc đạp xe đường dài để luyện tập.
  • Trong quá trình luyện tập, nếu thấy có cơn đau xuất hiện nhiều hoặc bất thường xảy ra thì ngưng ngay việc luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý. Luôn phải chú trọng hơi thở trong mỗi động tác.

Và đó chính là nội dung của bài viết về chủ đề viêm khớp cùng chậu. Mong rằng, với những thông tin này sẽ giúp cho sức khỏe của các bạn và mọi người được tốt hơn.

Cập nhật mới nhất vào ngày 5 Tháng Mười Hai, 2020 bởi admin

Bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp tại nhà bằng ngải cứu
4 bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp tại nhà hiệu quả

Các bài thuốc dân gian chữa đau nhức xương khớp tại nhà hiện đang được rất nhiều bệnh nhân tin Tìm hiểu thêm

Viêm khớp cổ tay
Viêm khớp cổ tay có nguy hiểm không? Uống thuốc gì?

Viêm khớp cổ tay là một bệnh lý làm mất đi sự linh hoạt ở cổ tay, nếu không chữa Tìm hiểu thêm

đau nhức xương khớp vào mùa lạnh
Đau nhức xương khớp vào mùa lạnh do đâu? Phải làm sao?

Đau nhức xương khớp vào mùa lạnh là một bệnh lý mà nhiều người mắc phải ngày nay. Bệnh khiến Tìm hiểu thêm

Viêm khớp ăn gì
Viêm khớp đau xương khớp ăn được thịt gà không?

Người mắc bệnh viêm khớp ăn gì và kiêng ăn gì để làm giảm các triệu chứng của bệnh? Đau Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *