Ù tai trái và phải là bệnh gì? Có nguy hiểm và chữa được không?

Ù tai không phải là bệnh mà là dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Việc điều trị kịp thời là cách tốt nhất để bảo vệ an toàn cho hệ thống thính giác và kiểm soát biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc về các vấn đề liên quan đến triệu chứng này. 

Ù tai là bệnh gì?

Âm thanh là một thứ luôn hiện hữu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Tuy nhiên sẽ chẳng dễ chịu gì nếu chúng ảnh hưởng tiêu cực đến thính giác gây ra ù tai. Tình trạng này có thể kéo dài trong một thời gian ngắn rồi chấm dứt nên phần lớn chúng ta sẽ không cho đó là hiện tượng quá nghiêm trọng. Trên thực tế, ù tai chính là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Ù tai

Ù tai trái dấu hiệu bệnh gì?

Ù tai trái có thể là biểu hiện của một số bệnh lý sau:

Rối loạn thính giác (Hội chứng Meniere)

Các cơ quan nội tại bên trong tai muốn hoạt động tốt thì áp suất, thể tích và thành phần hoá học của chất nội dịch luôn phải giữ ở mức ổn định. Nếu tính chất của chất nội dịch thay đổi thì sẽ dẫn đến rối loạn thính giác. Hiện tượng này có thể chỉ xảy ra ở một bên hoặc cả hai tai với triệu chứng điển hình là ù tai, giảm khả năng nhận biết âm thanh, chóng mặt, nhức đầu,…

Bất kỳ đối tượng nào cũng có thể mắc rối loạn thính giác, đặc biệt là nhóm người từ 20-40 tuổi. Hiện nay chưa xác định rõ được nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này, một phần có thể liên quan đến yếu tố di truyền, nhiễm trùng tai giữa, tai trong, chấn thương đầu,… Đây là bệnh lý mãn tính và người bệnh có nguy cơ mất thính lực vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.

Viêm tai giữa

Đây là bệnh lý liên quan đến nhiễm trùng tai giữa thường gặp ở trẻ nhỏ khi thời tiết thay đổi hoặc bước vào mùa mưa. Phần lớn nguyên nhân gây ra bệnh là do viêm xoang có mủ, u vòm họng, viêm đường hô hấp cấp, ô nhiễm không khí,…

Theo thống kê của Bộ Y tế, viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến thứ hai ở trẻ em chỉ sau viêm đường hô hấp cấp. Bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như: Thủng màng nhĩ, viêm xương chũm, liệt thần kinh mặt, xơ hóa màng nhĩ.

Bệnh về thận

Thinh giác ảnh hưởng trực tiếp bởi sức khỏe của thận. Khi mắc các bệnh về thận, sức khỏe của thận bị suy giảm, người bệnh có thể bị ù tai, thậm chí là điếc tai nếu sức khỏe của thận quá kém.

Ù tai trái dấu hiệu bệnh gì

Ù tai phải triệu chứng bệnh gì?

Khi bị ù tai bên phải, bạn có thể đang mắc phải bệnh lý sau:

Phình mạch máu não

Phình mạch máu não là bệnh lý đặc biệt nguy hiểm với tỉ lệ tử vong cao thường xảy ra ở người cao tuổi. Trong đó, ù tai là triệu chứng lâm sàng ban đầu của bệnh kèm theo hiện tượng giảm thị lực, yếu chi, tê bì chân tay, đau đầu dữ dội, buồn nôn, cứng gáy,…

Phình mạch máu não không chỉ ảnh hưởng đến chức năng não bộ mà còn tác động tới toàn bộ cơ quan khác của cơ thể. Bệnh có xu hướng diễn biến âm thầm và tiềm ẩn nhiều biến chứng khôn lường bao gồm: xuất huyết não, tai biến mạch máu não, nhiễm trùng mạch máu,…

Viêm dây thần kinh tiền đình

Là một bệnh lý hiếm gặp trong chuyên khoa tai mũi họng, viêm dây thần kinh tiền đình thường xuất phát từ nguyên nhân nhiễm xoắn khuẩn giang mai, viêm màng não hoặc do virus có hại (virus quai bị, zona, cúm,..) tấn công. Lúc này, người bệnh hay rơi vào trạng thái đau đầu dữ dội đột ngột, ù tai, nôn, buồn nôn, mất thăng bằng, giảm sự tập trung,…

Viêm dây thần kinh tiền đình  không có nguyên nhân rõ ràng và có thể tự lành từ vài tuần đến vài tháng. Nhằm bảo vệ sức khoẻ và phòng ngừa rủi ro không mong muốn, người bệnh nên đến cơ sở y tế uy tín để nhận được lời khuyên hữu ích nhất từ bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên nhân ù tai

Ù tai xảy ra khi hệ thống thính giác gặp vấn đề khiến tai xuất hiện những tạp âm không mong muốn, gây cản trở đến khả năng nghe và nhận biết âm thanh. Trong đó nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phải kể đến là:

Nguyên nhân phổ biến:

  • Tuổi càng cao thì cơ quan thính giác ngày càng bị suy giảm.
  • Đột ngột tiếp xúc với âm thanh lớn hoặc sinh sống, làm việc trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn.
  • Tắc nghẽn ống tai do: ráy tai, bụi bẩn, dị vật, dị nguyên,…
  • Thường xuyên căng thẳng do áp lực công việc
  • Rượu bia, thuốc lá, chất kích thích là một trong kẻ thủ ác dẫn đến tình trạng ù tai

Nguyên nhân ù tai

Nguyên nhân ít phổ biến:

  • Do tác dụng phụ của một số loại thuốc khiến tai bị nhiễm độc như aspirin liều cao, gentamycin, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị ung thư,…
  • Do hội chứng rối loạn TMJ tức là vấn đề liên quan đến khớp thái dương hàm, xương hàm dưới, khớp ở hai bên đầu trước tai.
  • Chấn thương đầu hoặc cổ có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác, chức năng não liên quan đến thính giác và tai trong.
  • Do đường dẫn truyền âm thanh bị cản trở do rối loạn chuyển hóa xương gây ra xốp xơ tai làm cứng khớp hệ thống xương con.
  • Do liên quan đến hệ thống mạch máu như tăng huyết áp, phình động mạch,…
  • Vòi nhĩ bị tắc do viêm xoang, viêm VA, viêm họng, đặc biệt nguy hiểm là ung thư vòm họng,…
  • Do mắc các bệnh lý về xương khớp, hô hấp, tai, mũi, họng,…
  • Ù tai cũng thường xuất hiện khi người bệnh mắc một số bệnh nghiêm trọng như: u dây thần kinh tiền đình hoặc phình mạch máu não,…

Triệu chứng ù tai

Vậy làm thế nào để biết được rằng bạn có đang bị ù tai hay không? Hãy kiểm tra thông qua một số triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện tạp âm trong tai như tiếng gió thổi, tiếng vai, tiếng muỗi, tiếng huýt sáo.
  • Có thể chỉ xảy ra ở một bên tai phải hoặc tai trái, đôi khi cả hai bên.
  • Cảm nhận rõ âm thanh nhất là lúc yên tĩnh hoặc về đêm.
  • Thường đi kèm với đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,..

Ù tai có nguy hiểm không?

Theo chuyên gia sức khỏe, ù tai không gây nguy hại tới sức khoẻ nhưng lại khiến tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh gặp không ít phiền phức. Người bị ù tai sẽ luôn cảm thấy bất an, khó chịu, bực bội, lo âu, từ đó dẫn đến ăn không ngon, ngủ không yên, cơ thể suy nhược trầm trọng.

Trong trường hợp ù tai lâu ngày không khỏi kèm theo triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chảy mủ ở tai thì người bệnh cần khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Đặc biệt người bị ù tai cộng với suy giảm khả năng nghe đột ngột càng không được chủ quan Bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ của bạn đang gặp vấn đề bất thường. Với bệnh lý nào cũng vậy, càng điều trị sớm thì hiệu quả càng cao, nhiều trường hợp đã không thể hồi phục hoàn toàn vì đã bỏ lỡ giai đoạn vàng của việc điều trị.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Ù tai có chữa khỏi được không?

Ù tai có chữa khỏi được không còn tuỳ vào nguyên nhân gây ra và mức độ nặng nhẹ của hội chứng. Đối với người bị ù tai nhẹ, tình trạng này có thể chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn rồi tự khỏi mà không cần can thiệp phương pháp điều trị chuyên khoa nào. Trong thời gian này, người bệnh chỉ nên chú ý nghỉ ngơi và vệ sinh tai nhẹ nhàng bằng khăn mềm ẩm hoặc nước muối sinh lý để loạt bỏ bụi bẩn, tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập.

Đối với người bị ù tai mãn tính do nguyên nhân bệnh lý bắt buộc cần đến điều trị bằng phương pháp chuyên sâu do bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên người bệnh cần chuẩn bị sẵn tâm lý vì tỉ lệ hồi phục hoàn toàn trong trường hợp này không cao, có thể sẽ phải chấp nhận sống chung với tình trạng này cả đời.

Ù tai có chữa khỏi được không

Bị ù tai phải làm sao?

Căn cứ vào tình trạng sức khoẻ của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cho phù hợp, cụ thể:

Điều trị nội khoa

Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất phù hợp với mọi đối tượng người bệnh. Sau khi làm xét nghiệm y khoa cần thiết, bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả để kê đơn cho phù hợp. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị chứng ù tai là: thuốc giãn cơ trơn, thuốc tăng tuần hoàn ốc tai và hệ thần kinh trung ương, vitamin, thuốc giảm phù nề, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm ba vòng,…

Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp cần thiết, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật nhằm điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh. Căn cứ vào tính chất của mỗi bệnh lý, bác sĩ thảo luận và đưa ra lời khuyên lựa chọn phương pháp phẫu thuật phù hợp, được chia ra là:

  • Phẫu thuật điều trị ù tai chóng mặt cắt dây thần kinh tiền đình và khoét mê nhĩ phù hợp với bệnh nhân điếc hoàn toàn cả hai bên.
  • Phẫu thuật cắt hạch sao, giảm áp tai túi nội dịch,… dành cho bệnh nhân ù tai do rối loạn thính giác.
  • Phẫu thuật loại bỏ nguyên nhân gây ù tai.

Ngoài ra, phương pháp điều trị ù tai còn bao gồm nhiều hình thức khác như: trợ thính, châm cứu thôi miên, TMS – điều trị thần kinh bằng cách sử dụng kích thích từ xuyên sọ,…

Chữa ù tai bằng phương pháp dân gian

Bên cạnh Tây y, chữa bằng thảo dược thiên nhiên cũng là phương pháp dân gian an toàn, đơn giản, tiện lợi đem lại hiệu quả cao. Dưới đây là một số bài thuốc cải thiện chứng ù tai phổ biến được nhiều người áp dụng:

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị:

  • Muối hạt
  • 1 tấm vải sạch

Thực hiện:

  • Rang muối trên chảo nóng trong khoảng 5 đến 10 phút.
  • Bỏ ra và bọc vào tấm vải sạch rồi chườm quanh tai. Hơi nóng của muối sẽ giúp chứng ù tai thuyên giảm đáng kể.

Bài thuốc 2

Chuẩn bị:

  • Đỗ đen 12g
  • Vừng đen, nhân trần mỗi loại 10g
  • Rau má 8g
  • Hoa cúc, lá tre mỗi loại 6g
  • Thêm 50g cần tây tươi nếu là người huyết áp cao hoặc 100g rau ngót và 6g ngải cứu nếu là người huyết áp thấp

Thực hiện:

  • Rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm đun sắc trong khoảng 20 đến 30 phút.
  • Chia hỗn hợp thành 2 phần, uống trực tiếp vào sáng và tối khi còn nóng. Kiên trì làm theo bài thuốc ít nhất 1-2 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.

Chữa ù tai bằng phương pháp dân gian

Bài thuốc 3:

Chuẩn bị:

  • 10g rau má
  • 10g lá dâu
  • 12g tơ hồng xanh
  • 16g thổ phục linh
  • Thêm 10g lá tre cho người huyết áp cao; thêm 6g ngải cứu cho người huyết áp thấp hoặc 8g lá vông cho người bị mất ngủ

Thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu đã chuẩn bị, để ráo nước
  • Cho tất cả vào nồi và đun cho đến khi gần cạn
  • Đổ ra bát và chia thành 2 lần/ngày, uống vào sáng và tối trước khi đi ngủ. Tốt nhất nên dùng khi còn nóng và kiên trì thực hiện ít nhất 2 tuần để chứng ù tai được cải thiện tốt nhất.

Phòng ngừa ù tai

Ù tai thường xuất hiện bất ngờ và khó có thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra. Cách phòng ngừa duy nhất là bảo vệ thính giác không bị tổn thương. Dưới đây là một số cách mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Đối với người thường xuyên làm việc trong môi trường có tiếng tiến ồn lớn, bắt buộc phải trang bị đồ bảo vệ cho tai nhằm giảm bớt âm lượng tiếng ồn.
  • Tốt nhất nên hạn chế tuyệt đối chất kích thích, thuốc lá, bia vì chúng chính là nguyên nhân gây tắc nghẽn quá trình lưu thông máu đến các bộ phận của tai.
  • Không nên chọc ngoáy vào sâu trong tai vì hành động này có thể làm viêm nhiễm, thủng màng nhĩ, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn xâm nhập.
  • Chỉ nên vệ sinh ngoài tai bằng khăn mềm ẩm hoặc rửa tai – mũi kết hợp bằng nước muối sinh lý.
  • Lựa chọn không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức, hạn chế tiếp xúc với tiếng ồn.
  • Cải thiện chứng ù tai bằng cách massage xoa tròn 2 vành tay cho nóng lên bằng 2 lòng bàn tay.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và tập luyện thể dục khoa học để tăng cường tuần hoàn máu và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng những thông tin khái quát về chứng ù tai trên đây đã giúp độc giả hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị cũng như cách phòng ngừa triệu chứng này. Mặc dù không phải là một loại bệnh lý nhưng nó có thể nguồn cơ dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường. Đừng bao giờ chủ quan và hãy luôn bảo vệ sức khỏe cho bản thân thật tốt các bạn nhé!

Cập nhật mới nhất vào ngày 31 Tháng Tám, 2020 bởi admin

Suy thận mãn tính sống được bao lâu
Suy thận mạn dấu hiệu? Biến chứng nguy hiểm cần cảnh giác

Suy thận mạn còn có tên gọi khác là suy thận mãn tính, đây là căn bệnh đang phát triển Tìm hiểu thêm

Thận yếu
Thận yếu là gì? Dấu hiệu nhận biết, điều trị và phòng ngừa

Thận yếu là căn bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, bất cứ yếu tố nào cũng có thể gây Tìm hiểu thêm

Thận yếu có gây rụng tóc không?
Thận yếu có gây rụng tóc không? Phải làm gì để ngừa rụng tóc

Thận yếu gây rụng tóc, một trong những nguyên nhân của hiện tượng rụng tóc. Vậy bạn đã biết làm Tìm hiểu thêm

thận yếu ở nữ giới
Biểu hiện thận yếu ở nữ giới và giải pháp điều trị hiệu quả

Thận yếu ở nữ giới có những biểu hiện gì rõ rệt, làm sao để nhận biết chính xác chứng Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *