Bấm huyệt chữa viêm phế quản là cách đơn giản và ít gây tác dụng phụ nhất cho bạn khi chữa bệnh. Tuy nhiên, để áp dụng nhanh chóng biến pháp này, bạn nên tìm hiểu kỹ thông tin, nắm bắt được cách thực hiện để phát huy hiệu quả cao nhất.
Ưu điểm của phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản
Viêm phế quản là căn bệnh hình thành do viêm nhiễm đường phế quản. Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng đau đầu, khó thở, ho dai dẳng và có đờm,…Nhiều trường hợp không chữa trị kịp thời khiến bệnh nặng hơn, và chuyển sang thể mãn tính.
Để điều trị, bạn có thể sử dụng các bài thuốc dân gian và thuốc kháng sinh. Ngoài ra, bạn có thể điều trị bệnh bằng cách kết hợp dùng thuốc và bấm huyệt. Đây là một cách chữa bệnh được ứng dụng nhiều trong y học cổ truyền.
Bạn sử dụng bàn tay và ngón tay để kích thích các huyệt vị trên cơ thể. Giúp giải phóng khí ứ trệ và giúp lưu thông máu. Đối với người bị viêm phế quản, bấm huyệt sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh, hỗ trợ người bệnh nhanh khỏe lại.
Cách thực hiện bấm huyệt chữa bệnh viêm phế quản
Để thực hiện cách bấm huyệt chữa viêm phế quản, bạn cần xoa bóp vùng ngực để tăng lưu thông máu và thư giãn các dây thần kinh xung quanh phổi. Các bước thực hiện như sau:
- Xoa ngực: Bạn dùng bàn tay và xoa nhẹ nhàng lên ngực theo hình tròn. Thực hiện khoảng 2 phút do ngực nóng lên.
- Vỗ ngực: Vỗ ngực trái bằng tay phải và vỗ ngực phải bằng tay trái. Mỗi bên thực hiện khoảng 10 lần để kích thích máu lưu thông, lưu ý dùng lực vừa đủ.
- Xoa sườn: Phổi nằm trong khung sườn, vì vậy massage sườn cũng rất có lợi cho việc lưu thông khí của các phế quản trong phổi. Bạn xoa sườn nhẹ nhàng khoảng 40 lần.
Sau khi thực hiện các bước massage ngực, bạn thực hiện bấm huyệt để hỗ trợ điều trị bệnh viêm phế quản. Các huyệt vị quan trọng nhất trong cách bấm huyệt chữa viêm phế quản bao gồm:
- Huyệt đản trung: Huyệt nằm ở giữa hai bên ngực, là giao điểm của đường đi qua ngực và đường dọc xương ức. Bạn dùng ngón tay cái day nhẹ huyệt vị trong 2 phút để giảm triệu chứng khó thở, nấc cụt và cơn ho.
- Huyệt đại chùy: Huyệt nằm ở dưới cổ, ở phần đốt sống cổ thứ 7. Bạn tiếp tục day nhẹ huyệt bị bằng ngón tay cái trong 2 phút. Massage huyệt này sẽ giải độc, trị hen, và hỗ trợ giảm triệu chứng viêm phế quản.
- Huyệt phế du: Huyệt nằm cách đốt sống lưng thứ 3 khoảng nửa gang tay. Bạn dùng hai ngón tay ấn vào huyệt trong 2 phút để giảm viêm mũi. các triệu chứng ho, sụt sịt kéo dài.
Những điểm huyệt cần bấm cho người bệnh viêm phế quản
- Huyệt túc tam lý: Huyệt nằm ở dưới đầu gối. Bạn ấn nhẹ ngón tay cái vào huyệt vị này khoảng 2 phút để làm tăng tuần hoàn máu, cải thiện lưu thông khí huyết.
- Huyệt phong long: Huyệt vị nằm trên mắt cá chân ngoài, bạn đo lên khoảng nửa gang tay. Sử dụng lực từ ngón tay cái, ấn vào huyệt trong 2 phút, thực hiện ở hai chân.
- Huyệt thiên đột: Huyệt vị này nằm ở chỗ lõn trên xương ức. Bạn ấn nhẹ vào huyết trong thời gian 2 phút để hóa đờm, trị đau họng và cơn ho.
- Huyệt toàn cơ: Huyệt này cách huyệt thiên đột 1 đốt ngón tay. Bạn dùng ngón tay cái ấn thật mạnh vào huyệt trong khoảng 1 phút, giảm triệu chứng đau lồng ngực.
- Huyệt quan nguyên: Huyệt nằm ở đường giữa bụng, dưới rốn khoảng 3 đốt ngón tay. Bạn ấn huyệt khoảng 2 phút.
Trong trường hợp bấm huyệt không cải thiện triệu chứng. Bạn có thể tác động sâu vào huyệt vị bằng cách châm cứu. Tuy nhiên, bạn nên đến phòng khám đông y để thực hiện thay vì tự thực hiện.
Xem thêm
- Cách điều trị viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian đơn giản mà hiệu quả
- Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá – mẹo hay tại nhà dành cho bạn
- 5 Cách chữa viêm phế quản bằng lá trầu không rất tốt
- Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc nam tốt nhất hiện nay
Lưu ý khi bấm huyệt chữa viêm phế quản
Phương pháp bấm huyệt khá đơn giản tại nhà và có thể thực hiện. Nhưng dùng phương pháp này có thể gây ra nhiều biến chứng không lường. Bạn cần phải có sự chỉ đạo của các bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện bấm huyệt.
- Trước khi bấm huyệt, bạn nên cắt móng tay và rửa tay với xà phòng để tránh trầy da và nhiễm trùng.
- Cần xác định rõ ràng các huyệt vị trước khi dùng, bấm huyệt sai vị trí để gây ra nhiều nguy hiểm.
- Không nên bấm huyệt trong khi mang thai.
- Người bị suy nhược cơ thể, tinh thần không ổn định, người mắc bệnh máu không đông nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
- Phương pháp bấm huyệt chữa viêm phế quản không phải cách chữa khỏi bệnh, mà chỉ là cải thiện triệu chứng. Vì vậy, bạn không thể áp dụng cách này mà bỏ quả các biện pháp điều trị khác.
- Phương pháp này không thể hiệu quả nhanh chóng. Vì vậy bạn cần kiên trì bấm huyệt hàng ngày.
- Không nên bấm huyệt lên vùng da bị lở loét và nhiễm trùng.
- Không nên bấm huyệt ngay sau khi ăn, chỉ nên bấm huyệt sau bữa ăn 3 tiếng đồng hồ. Khi bạn không quá no, cũng không quá đói.
Bấm huyệt chữa viêm phế quản có cách thực hiện đơn giản, lại hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Bạn nên áp dụng phương pháp này để giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Lưu ý hãy tìm tới bác sĩ để được tư vấn trước khi thực hiện nhé.
Cập nhật mới nhất vào ngày 2 Tháng Mười Hai, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23