Cây lá cẩm chữa gai cột sống là một phương pháp chữa trị theo y học dân gian đã được lưu truyền từ những thời gian trước. Và liệu tác dụng thực sự của lá cẩm ra sao? Các phương pháp chữa trị gai cột sống với lá cẩm như thế nào? Kèm theo những lưu ý gì? Tất cả sẽ là vấn đề chúng ta cần bàn trong bài viết hôm nay.
Tác dụng của lá cẩm chữa gai cột sống
Lá cẩm hay cây lá cẩm là một loại thực vật quen thuộc đối với người dân miền Trung và Nam bộ do sự phân bố của loài cây này. Cây thường sinh sống trên những vùng đồi núi với điều kiện khí hậu thích hợp.
Theo như các tài liệu về sinh vật học, lá cẩm còn có danh pháp khoa học khác được biết đến là: Peristrophe roxburghiana, thuộc họ Ô rô và có sự phân bố hầu như ở các nước trong Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á và kể cả Việt Nam.
Ngoài các công dụng trong việc nhuộm màu cho một số món ăn ngon như xôi chẳng hạn, lá cẩm còn được dùng trong việc chữa trị một số căn bệnh và khi kết hợp với một số vị thuốc khác, lá cẩm có thể đem đến tác dụng tốt trong việc chữa gai cột sống ở một số người bệnh.
Theo như những tài liệu còn lưu lại của y học dân gian ngày trước, lá cẩm có tính mát, vị ngọt mà thanh, có hiệu quả nhất định trong việc giảm đau, cầm máu, giảm ho và hỗ trợ, điều trị các căn bệnh về xương khớp, trong đó có gai cột sống.
Kèm với đó, theo các nghiên cứu của chuyên gia. Trong thành phần của lá cẩm có chứa một lượng chất Anthocyanin, đây là một chất có công dụng trong việc phòng ngừa những bệnh lý, tổn thương xảy ra do quá trình oxy hóa, mà gai cột sống lại là một bệnh lý xảy ra vì một trong số những nguyên nhân là oxy hóa.
Cách chữa gai cột sống bằng lá cẩm
Đối với cách chữa gai cột sống bằng lá cẩm, ta sẽ sử dụng lá cẩm kèm theo một số dược liệu hoặc nguyên liệu khác để tăng tính hiệu quả của bài thuốc.
Lá cẩm kết hợp cùng trứng gà ta
Nguyên liệu cần có:
- Một lượng lá cẩm khoảng một nắm tay là đủ.
- 3 quả trứng gà ta.
Thực hiện như sau:
- Lá cẩm đem về rửa sạch và để ráo nước ở một bên.
- Trứng gà, chúng ta sẽ bắt nước và luộc lòng đào trứng trong vài phút. Lưu ý là không cần luộc chín, chỉ luộc lòng đào là đạt.
- Sau khi trứng đã chín, chúng ta chia số lá cẩm này thành ba phần bằng nhau.
- Sau đó, dùng 1 phần lá cẩm đã chia ăn cùng với một quả trứng. Sẽ hiệu quả nhất khi người bệnh sử dụng phương pháp này trước khi diễn ra bữa ăn 1 tiếng.
Và có thể dùng với liều lượng 3 lần trong ngày, tương ứng với bữa sáng, trưa và chiều. Trong một thời gian tới, người bệnh sẽ có thấy được một số hiệu quả nhất định.
Đắp trực tiếp lá cẩm
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Một ít lá cẩm
- Một ít muối loại muối hạt
Thực hiện phương pháp:
- Lá cẩm đem về rửa sạch với nước
- Sau đó dùng cối hoặc máy xay thích hợp, cho hai nguyên liệu lá cẩm cùng với muối hạt vào bên trong và giã hoặc xay cho nhuyễn.
- Tiếp theo lấy hỗn hợp này ra và dùng chảo đun nóng cho hỗn hợp cô đặc lại và có sức nóng vừa phải.
- Bọc hỗn hợp lại trong một túi vải hoặc khăn, chườm tại vùng cột sống bị đau.
Với tác dụng của lá cẩm kèm theo một ít sức nóng, các chất có lợi trong lá sẽ thấm nhanh qua da và tác động lên vùng bị gai cột sống, hỗ trợ và điều trị gai cột sống.
Đó là hai phương pháp thường thấy và cũng là hai phương pháp hiệu quả nhất trong việc dùng lá cẩm chữa gai cột sống. Vậy thì còn có những lưu ý gì về việc dùng lá cẩm chữa gai cột sống không?
Lưu ý khi dùng lá cẩm chữa gai cột sống
Khi dùng bất kỳ loại thuốc nào chữa bệnh, người bệnh cũng nên cần phải lưu ý đến một số vấn đề, lá cẩm cũng như vậy. Người bệnh nên biết và lưu ý một số vấn đề như sau:
- Đầu tiên, đây là một phương pháp điều trị theo y học cổ truyền, dân gian, do đó, thuốc sẽ có tác dụng từ từ. Điều này nghĩa là người dùng cần phải kiên nhẫn, thực hiện theo liều lượng đã hướng dẫn và thực hiện đều đặn trong một thời gian tùy theo cơ địa mỗi người. Tránh dùng quá liều và không đều đặn hoặc từ bỏ khi còn quá sớm và thuốc chưa thể phát huy được hiệu quả.
- Thứ hai, trong việc lựa chọn nguyên liệu phải đảm bảo nguyên liệu là hoàn toàn sạch. Nghĩa là, lá cẩm phải là loại lá còn tươi, xanh, không sử dụng lá đã úa, lá có dấu hiệu hư hại và phải rửa thật sạch tránh để bụi bẩn, các chất bên ngoài hay vi khuẩn còn sót lại. Trứng gà cần phải là gà ta, không sử dụng gà công nghiệp, trứng bị hư, trứng vịt cũng không được.
- Thứ ba, những phương pháp này chỉ có hiệu quả cao đối với những người bệnh ở mức nhẹ, những dấu hiệu của gai cột sống chỉ mới hình thành và bệnh tình không tiên lượng nặng. Đối với những trường hợp bệnh nặng nên và phải được chữa trị ở các cơ sở y tế phù hợp để có được những sự chăm sóc và theo dõi điều trị tốt nhất từ các bác sĩ.
- Thứ tư, bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh cũng cần phải có được một thói quen sinh hoạt, làm việc tốt như là: Ăn uống những thực phẩm có lợi cho việc hồi phục bệnh. Tránh và hạn chế tối đa chất kích thích. Làm việc với tư thế đúng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc nặng.
- Thứ năm, chỉ sử dụng thuốc thôi thì có thể chưa đủ, người bệnh cũng cần phải thực hiện thêm các biện pháp chữa trị khác như: Vật lý trị liệu, để tăng sự hiệu quả của thuốc và sự dẻo dai của xương.
Và đó là năm lưu ý cơ bản cho bất cứ người bệnh nào khi dùng thuốc và điều trị bằng phương pháp y học cổ truyền cần phải quan tâm, đặc biệt là bệnh gai cột sống.
Xem thêm:
- Rau dền gai chữa bệnh gai cột sống bằng 4 cách đơn giản
- 3 cách chữa gai cột sống bằng hạt đu đủ khỏi nhanh, dễ thực hiện
Tóm lại, qua bài viết này chúng tôi đã cho mọi người thấy được việc cây lá cẩm chữa gai cột sống như thế nào rồi. Và cũng có kèm theo cả những phương pháp, bài thuốc chữa trị thông dụng. Hy vọng với tất cả những điều này có thể giúp ích được cho mọi người.
Cập nhật mới nhất vào ngày 23 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23