Châm cứu là cách giúp giảm đau vai gáy và kiểm soát biến chứng hiệu quả thông qua cơ chế tác động kim châm trực tiếp vào huyệt đạo. Tìm hiểu về châm cứu đau vai gáy là việc cần thiết để người bệnh hiểu hơn về phương pháp chữa trị độc đáo này trong quá trình trao đổi, thảo luận với bác sĩ. Chi tiết mời quý vị độc giả theo dõi tại bài viết dưới đây.
Châm cứu đau vai gáy
Hiện nay, châm cứu là một trong những phương pháp điều trị đắc lực khá phù hợp với người mắc các bệnh lý về xương khớp. So với dùng thuốc giảm đau thì đây là sự lựa chọn được nhiều người tin tưởng vì không tiềm ẩn rủi ro khôn lường cũng như có thể kết hợp đồng thời được với nhiều biện pháp chữa trị khác.
Theo tài liệu Đông y, châm cứu chữa đau vai gáy là liệu pháp giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh lý bằng thủ thuật sử dụng kim châm chuyên dụng tác động trực tiếp lên huyệt vị tương ứng. Dưới sự tác động này, các huyệt vị sẽ giải phóng ra một loại hormone có tên gọi là endorphin với công dụng giảm thiểu căng thẳng và thư giãn cơ bắp.
Các huyệt đạo châm cứu chữa đau vai gáy
Dưới đây là một số huyệt thường được châm cứu trong điều trị giảm đau mỏi vai gáy:
- Huyệt Kiên tỉnh: Vị trí của huyệt vị nằm tại điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn, ở phần vai. Châm vào huyệt này sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng cứng cổ, vai gáy và giảm đau nhức vùng lưng, vai trên.
- Huyệt Phong trì: Vị trí của huyệt phong trì là nằm bờ trong cơ ức đòn chũm tại vị trí lõm của bờ ngoài cơ thang. Khi tác động kim châm lên huyệt vị này sẽ giúp thanh nhiệt, giải độc, khu phong, chuyên trị chứng đau cứng cổ gáy, hoa mắt, chóng mặt.
- Huyệt Thiên tông: Đây là huyệt vị nằm dưới hố giữa xương gai, thuộc huyệt thứ 11 của kinh Tiểu trường. Tác dụng khi châm cứu vào huyệt vị này là giảm thiểu tình trạng đau nhức ở cánh tay và bả vai.
- Huyệt Kiên ngung: Vị trí của huyệt là nằm ở phần nối giữa cánh tay và bả vai. thuộc huyệt thứ 15 của kinh Đại trường. Khi châm cứu vào huyệt này sẽ có tác dụng khu phong, giảm đau nhức hai bả vai và gáy cho bệnh lý gây nên.
- Huyệt Đại chùy: Vị trí của huyệt vị là nằm dưới gai đốt sống cổ C7. Châm cứu vào huyệt vị này sẽ có tác dụng khí, thông dương, giải biểu, giải toả tình trạng đầy tức ngực sườn, đau cổ vai gáy.
Thực tế, châm cứu chữa đau vai gáy được khá nhiều người ưa chuộng và tin tưởng lựa chọn. Tuy nhiên đây chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị tạm thời, không thể thay thế cho phác đồ điều trị chuyên khoa do bác sĩ chỉ định. Người bệnh không nên lạm dụng và tự ý tiến hành châm cứu tại nhà. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định nhằm bảo vệ sức khoẻ và tránh xảy ra sự cố ngoài ý muốn.
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923Bấm huyệt chữa đau vai gáy
Châm cứu và bấm huyệt là hai phương pháp điều trị bệnh cơ bản thường đi liền với nhau trong y học cổ truyền. Khác với châm cứu, chuyên viên sẽ sử dụng lực ngón tay để day ấn vào đúng huyệt tương ứng nhằm giải phóng kinh lạc bị ứ trệ, thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó giảm đau nhức và tê bì vai gáy.
Ngoài tác dụng trên, bấm huyệt còn xoa dịu các cơn đau nửa đầu, ù tai, chóng mặt và ngăn ngừa biến chứng cho đau vai gáy gây nên. Phương pháp này có thể phát huy tác dụng tức thì ngay sau khi kết thúc liệu trình nhưng lại không điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra bệnh. Vì vậy, người bị đau vai gáy mãn tính lâu năm cần áp dụng phác đồ điều trị chuyên sâu do bác sĩ chỉ định thay vì chỉ dựa vào bấm huyệt, châm cứu.
Về bấm huyệt chữa đau vai gáy, người bệnh có thể học và tự thực hành tại nhà. Tuy nhiên trước khi bắt đầu, người bệnh cần đánh thức các hệ cơ xương khớp bằng cách xoa bóp như sau:
- Người bệnh thả lỏng cơ thể, mắt nhìn thẳng, đầu óc thư thái và giữ lưng thẳng.
- Chà 2 lòng bàn tay vào với nhau sau đó xoa nhẹ nhàng từ cổ ra sau gáy tới hai bả vai trong vòng 3 đến 5 phút.
- Tiếp theo, sử dụng lực ngón tay vừa phải để day ấn vào vùng vai gáy đang bị tổn thương trong khoảng thời gian 2 đến 4 phút.
- Cuối cùng, sử dụng hai bàn tay bóp nhẹ nhàng vào vùng cổ, gáy, vai từ 5 đến 8 lần. Người bệnh có thể kết hợp dầu nóng để tăng hiệu quả giảm đau và thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.
Vậy để điều trị đau vai gáy, thầy thuốc thường chú trọng vào những huyệt vị nào?
- Huyệt Phong trì: Vị trí của huyệt phong trì là nằm bờ trong cơ ức đòn chũm tại vị trí lõm của bờ ngoài cơ thang. Tác dụng của day bấm huyệt này là giảm thiểu các triệu chứng do đau vai gáy gây nên như: chóng mặt, ù tai, đau đầu, cứng cổ,…
- Huyệt Phong phủ: Vị trí của huyệt phong phủ là nằm ngang với đốt sống cổ C1 tại chỗ lõm giữa gáy cách chân tóc gáy 1 thốn. Day bấm huyệt này trong vòng 1 đến 3 phút sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nửa đầu, hoa mắt, ù tai, tê cứng và đau cổ, hai bả vai.
- Huyệt Đại chùy: Vị trí của huyệt đại chùy là nằm dưới gai đốt sống cổ C7. Khi day bấm huyệt này trong vòng 3 đến 5 phút sẽ có tác dụng điều khí, thông dưỡng và nâng cao sức đề kháng cho cả cơ thể. Từ đó giúp giảm đau vai gáy, tê cứng cổ, tức ngực,…
- Huyệt Thiên trụ: Vị trí của huyệt thiên trị là nằm cách chân tóc gáy đi lên là 0.5 thốn. Tác dụng của day ấn huyệt này là cải thiện tình trạng mất ngủ, vẹo cổ, đau cứng cổ do bệnh lý gây nên. Huyệt vị nằm tại vị trí khá nhạy cảm nên lực tay cần điều chỉnh cho phù hợp để không ảnh hưởng tới dây thần kinh và mô mềm bên trong đó.
Có thể bạn quan tâm Chữa đau vai gáy bằng khăn bông hướng dẫn chi tiết
Hy vọng với những thông tin cơ bản về châm cứu đau vai gáy trên đây sẽ giúp bạn đọc đưa ra sự lựa chọn đúng đắn nhất trong khám và điều trị bệnh. Nếu tình trạng đau vai gáy không có dấu hiệu cải thiện sau một thời gian châm cứu, người bệnh nên thông báo tới bác sĩ chuyên khoa để có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Chúc các bạn sớm hồi phục!
Cập nhật mới nhất vào ngày 28 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23