Chữa viêm phế quản bằng tỏi là một biện pháp đẩy lùi triệu chứng ho, ngạt mũi hiệu quả và được nhiều người ưa chuộng.Nhờ có tính kháng viêm và nhiều hoạt chất tốt cho cơ thể, tỏi có thể giúp bạn đẩy lùi viêm phế quản nhanh chóng.
Bạn có thể ăn tỏi tươi, cũng có thể áp dụng các bài thuốc từ tỏi. Xem ngay 9 cách chữa bệnh bằng tỏi cực tốt trong bài viết này nhé.
Công dụng chữa viêm phế quản bằng tỏi
Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong nhiều món ăn ở Châu Á, đồng thời đây cũng là một loại thảo dược thiên nhiên chữa được nhiều bệnh. Trong mỗi tép tỏi tươi đều có chứa nhiều chất allicin, là chất kháng viêm mạnh giúp tiêu diệt và ngăn ngừa các vi khuẩn, vi rút sinh sôi trong cơ thể người.
Từ đó bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm. Cũng chính vì công dụng này mà tỏi được dùng để chữa bệnh viêm phế quản. Ngoài hoạt chất allicin, tỏi còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong tỏi có hàm lượng chất germanium còn nhiều hơn so với trà xanh và nhân sâm, một chất có tác dụng bồi bổ cơ thể, nâng cao miễn dịch rất tốt. Ngoài chữa viêm phế quản bằng tỏi, bạn có thể dùng tỏi chữa được bệnh cúm, bệnh tim mạch, bệnh khớp, đau bụng khó tiêu hay thậm chí là một số loại ung thư.
Các cách chữa viêm phế quản bằng tỏi
- Tỏi có tác dụng ức chế tốc độ sản sinh của vi rút cực mạnh, nên có thể ngăn chặn được căn bệnh viêm phế quản. Vì vậy tỏi được xem là một trong những phương thuốc truyền thống cực kỳ an toàn và hiệu quả, lại rất tiết kiệm để chữa bệnh đường hô hấp này. Một số cách chữa viêm phế quản bằng tỏi phổ biến là ăn tỏi nguyên chất, uống rượu tỏi, hỗn hợp tỏi mật ong,…
Ăn tỏi thường xuyên
- Ăn tỏi tươi nguyên chất là cách tốt nhất để chữa viêm phế quản bằng tỏi. Bạn nên ăn từ 1 – 2 tép tỏi sạch vỏ vài lần mỗi ngày. Nếu không ăn được tỏi, bạn có thể kết hợp chúng với các món ăn như bò xào tỏi, rau muống xào tỏi, canh tỏi bí đỏ và nhiều món ăn bổ dưỡng khác. Nhờ ăn tỏi, triệu chứng viêm phế quản sẽ thuyên giảm rõ rệt và biến mất.
Nước cốt gừng tỏi
- Cùng với tỏi, gừng có chứa hoạt chất kháng viêm, lại có tính ấm nên phù hợp để làm dịu triệu chứng đau họng khi bạn bị viêm phế quản.
- Cách làm nước gừng tỏi rất đơn giản, bạn dùng 2 tép tỏi, 1 củ gừng tươi nhỏ đem nghiền cùng nhau, lọc lấy nước cốt. Sau đó đổ ra chén nhỏ, thêm đường và khuấy đều rồi uống. Nếu bạn bị ho có đờm và sốt nhẹ thì uống nước gừng tỏi 2 ngày là có thể khỏi nhanh chóng.
Siro tỏi mật ong
- Mật ong và tỏi đều có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và vi rút nhờ chứa nhiều hoạt chất kháng viêm. Kết hợp mật ong và tỏi vừa giúp làm giảm mùi hăng của tỏi, tăng thêm công dụng của mật ong và giúp bài thuốc dễ uống hơn.
- Bạn chuẩn bị 1 củ tỏi lớn, đường đỏ, mật ong và giấm ăn. Bóc sạch vỏ tỏi, tách thành từng tép nhỏ, sau đó ngâm với hỗn hợp giấm ăn, mật ong, đường đỏ trong 15 ngày. Sau khi ngâm đủ 15 ngày, bạn bắt đầu uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 chén nhỏ để giảm ho, ho có đờm và đau ngực.
Cao tỏi mật ong
- Cách này cũng có công dụng chữa viêm phế quản bằng tỏi tương tự như siro tỏi mật ong. Bạn chuẩn bị tỏi và mật ong. Xay nhuyễn tỏi và cho mật ong nấu đặc thành cao. Cho vào hũ sạch và giữ trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Mỗi lần sử dụng, bạn lấy 1 thìa cao pha với nước ấm, khuấy đều rồi uống, mỗi ngày 3 lần để chữa bệnh.
Xem thêm
- Cách chữa viêm phế quản không dùng kháng sinh mà bạn nên áp dụng ngay
- Chữa viêm phế quản tại nhà an toàn và hiệu quả
- Bà bầu bị viêm phế quản có sao không? Ảnh hưởng đến thai nhi?
- Chữa viêm phế quản bằng mật ong cực kỳ đơn giản
- Kháng sinh chữa viêm phế quản – Những thông tin bổ ích dành cho bạn
Lưu ý khi dùng tỏi chữa bệnh viêm phế quản
Chữa viêm phế quản bằng tỏi là một biện pháp chữa bệnh từ thảo dược thiên nhiên có hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:
- Khi bị bệnh viêm phế quản, bạn nên đi khám để xác định loại bệnh và xin tư vấn chữa trị bằng tỏi.
- Nếu xuất hiện các triệu chứng lạ trong quá trình uống thuốc, bạn nên dừng lại và tới phòng khám kiểm tra.
- Người bệnh bị tiêu chảy không nên ăn tỏi sống.
- Người bị bệnh gan và bệnh về mắt không nên ăn tỏi chữa viêm phế quản.
- Người bị suy nhược cơ thể cũng nên tham khảo các bài thuốc khác, tránh dùng tỏi.
Chữa viêm phế quản bằng tỏi là cách chữa bệnh tại nhà đơn giản, không tốn kém nhưng đem lại hậu quả vượt trội. Bạn cần áp dụng đúng công thức trong bài thuốc và kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để điều trị bệnh nhanh chóng.
Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23