Chữa viêm phế quản bằng lá trầu không là những vị thuốc được lưu truyền từ lâu bởi công dụng hiệu quả của nó. Điểm danh ngay 5 cách chữa bệnh bằng lá trầu không giúp bạn đẩy lùi các triệu chứng viêm phế quản dưới đây.
Tác dụng chữa bệnh viêm phế quản bằng vị thuốc lá cây trầu không
Trầu không không chỉ là loại cây quen thuộc với người Việt Nam mà còn là vị thuốc nam quý giá được mọi người sử dụng chữa nhiều bệnh.
Một trong những tác dụng của lá trầu không chính là giúp chữa bệnh viêm phế quản mãn tính.
Trầu không có vị thơm, mùi hơi hắc, cay nồng nên có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm rất tốt.
Trong lá trầu không còn có các chất kháng sinh cực mạnh, có thể chống lại các vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn, trực trùng coli, virus,…
Theo đông y, lá trầu không có tác dụng tán hàn khư phong, tiêu thũng chỉ thống, hóa đàm,…nên có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm phế quản.
Không những vậy, lá trầu không cũng được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm phổi, viêm họng,..trong đông y.
5 Cách điều trị viêm phế quản bằng lá trầu không
Ngoài cách chữa bệnh viêm phế quản với lá rau diếp cá, tỏi, chanh, mật ong, bạn có thể sử dụng lá trầu không để chữa bệnh viêm phế quản.
Hiện nay cách dùng lá trầu không cũng rất phổ biến hiện nay. Lá trầu không có tác dụng chữa viêm, cảm lạnh, giảm ho một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Cách dùng lálá trầu không
Bạn chuẩn bị từ 5 đến 8 lá trầu không tươi, rửa sạch sẽ các lá trầu. Sau đó đem giã nhuyễn và lọc lấy nước cốt bằng một tấm vải sạch.
Bạn chia nước lá trầu không thành 2 phần. Mỗi ngày uống 2 lần cho buổi sáng và buổi tối, lưu ý phải uống sau bữa ăn hàng ngày.
Người bệnh nên kiên trì điều trị viêm phế quản mãn tính bằng lá trầu không hàng ngày. Nhờ đó triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Tuy nhiên, nếu uống lá trầu không nguyên chất, bạn sẽ cảm thấy vị khó uống do hương cay nồng và khá hăng.
Vì vậy, đối với người không uống được lá trầu không nguyên chất, bạn có thể đổi sang một số bài thuốc kết hợp khác.
Cách Chữa và điều trị viêm phế quản bằng lá trầu không và mật ong
Mật ong có vị ngọt dịu, có thể trung hòa vị cay nồng khó uống của lá trầu không. Ngoài ra, mật ong còn có tác dụng chống viêm, làm dịu cổ họng và long đờm hiệu quả.
Bạn chuẩn bị 10 lá trầu không tươi, 4 muỗng cà phê mật ong và 1 cốc nước sôi.
Bạn thả 10 lá trầu không vào bát nước sôi, sau đó ngâm trong 20 phút. Vắt kiệt lá trầu lấy nước cốt, sau đó bỏ bã.
Bạn thêm mật ong vào nước cốt lá trầu, khuấy và chia làm 2 bữa uống hàng ngày, lưu ý cần phải uống sau bữa ăn.
Bài thuốc sẽ chữa khỏi bệnh viêm phế quản chỉ sau khoảng 10 ngày.
Vào buổi tối, bạn hơ nóng lá trầu rồi đắp lên ngực trước khi đi ngủ, kết hợp với uống thuốc để bệnh nhanh khỏi.
Lá trầu không và nhục đậu khấu, nụ đinh hương
Kết hợp 3 vị thuốc với nhau sẽ giúp bạn chữa viêm phế quản hiệu quả nhờ tính chất kháng sinh cực mạnh, làm tan đờm và trị các cơn ho dai dẳng.
Bạn chuẩn 5 lá trầu không, nhục đậu khấu và nụ đinh hương, thêm 1 cốc nước lạnh.
Bạn rửa sạch lá trầu, cho lá trầu, nhục đậu khấu, nụ đinh hương vào ấm, đổ nước và đun sôi.
Sau đó bạn chắt lấy nước uống, mỗi ngày uống 3 lần sau bữa ăn.
Lá trầu không và gừng tươi
Lá trầu không kết hợp gừng tươi sẽ giúp tác động vào phế quản, giúp trị ho, chữa cảm lạnh. Bài thuốc này còn có tác dụng chữa và điều trị viêm phế quản mãn tính nếu bạn kiêm trì uống hàng ngày.
Bạn thái nhỏ 10 lá trầu không, sau đó giã nhuyễn và ngâm nước sôi trong khoảng 20 phút. Sau đó bạn vắt lấy nước cốt lá trầu, bỏ bã và thêm vài lát gừng tươi vào. Uống sau bữa ăn khoảng 20 phút, mỗi ngày 2 lần.
Lá trầu không và củ hành tăm
Hành tăm có vị cay, tính nóng kết hợp với lá trầu không sẽ giúp giảm ho nhanh chóng, sát khuẩn và trị cảm lạnh.
Bạn chuẩn bị 10 lá trầu không và 10 củ tăm. Sau đó rửa sạch lá trầu, bóc vỏ hành.
Bạn giã nhuyễn hai vị thuốc này, cho nước sôi vào và ngâm trong 20 phút, lọc lấy nước và uống.
Mỗi ngày bạn uống 2 lần, sau bữa ăn khoảng 15 phút. Nếu bạn kiên trì uống liên tục trong khoảng 5 – 6 ngày, bệnh sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Xem thêm
- Chữa viêm phế quản bằng bài thuốc nam tốt nhất hiện nay
- Cách bấm huyệt chữa viêm phế quản đơn giản và mang hiệu quả cao
- Cách điều trị viêm phế quản bằng bài thuốc dân gian đơn giản mà hiệu quả
- Chữa viêm phế quản bằng rau diếp cá – mẹo hay tại nhà dành cho bạn
Những lưu ý khi sử dụng lá trầu không
Bạn nên chọn lá trầu không già, thường có màu xanh đậm sẽ chứa nhiều tinh dầu hơn.
Ngoài ra, nên áp dụng đa dạng các bài thuốc chữa viêm phế quản bằng trầu không và nghe theo chỉ dẫn từ bác sĩ để lựa chọn phù hợp nhất.
Người có bệnh đau dạ dày không nên sử dụng bài thuốc trầu không và mật ong thường xuyên, mật ong có những dược tính có thể ảnh hưởng đến bao tử của bạn.
Khi áp dụng chữa bằng lá trầu không nhưng các triệu chứng ho, sốt, không giảm thì bạn nên đi khám bệnh.
Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất để giúp bạn điều trị bệnh, tránh xảy ra biến chứng.
Với 5 cách chữa bằng lá trầu không được kể trên, bạn sẽ có thể khỏi bệnh nhanh chóng.
Lá trầu không là vị thuốc quý, bạn có thể tận dụng các bài thuốc chữa viêm phế quản tại nhà để thoát khỏi các chứng bệnh viêm phế quản, ho khan dai dẳng.
Ngoài ra bạn bên có sự chỉ đạo của các bác sĩ chuyên khoa để sử dụng các bài thuốc từ lá trầu không chữa và điều trị viêm phế quản mãn tính được tốt nhất.
Cập nhật mới nhất vào ngày 12 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23