Co thắt dạ dày là hiện tượng thường gặp, không phân biệt độ tuổi và giới tính. Nhiều người vẫn không biết tình trạng này là biểu hiện của bệnh lý nào, có nguy hiểm đến tính mạng hay không và cách chữa trị ra sao. Bài viết dưới đây Bác sĩ Hồng Yến sẽ giải đáp những vấn đề quan trọng nhất về co thắt dạ dày.
Co thắt dạ dày là gì?
Co thắt dạ dày là tình trạng dạ dày đột ngột bị co thắt lại, những cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội kéo đến một cách bất ngờ, khiến chúng ta không kịp phản ứng. Dạ dày co thắt rất giống với bị chuột rút, đau đớn và đột ngột.
Hiện tượng đột ngột co thắt dạ dày thực chất là một biểu hiện rất thường gặp, bắt nguồn từ nhiều vấn đề khác nhau.
Co thắt dạ dày thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn rồi kết thúc, tình trạng này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nếu nó lặp đi lặp lại thường xuyên, đây có thể là biểu hiện của một vấn đề về dạ dày, là một lời cảnh báo cho tình trạng sức khỏe của bạn.
Triệu chứng co thắt dạ dày
Vùng bụng co thắt đột ngột, cảm giác đau đớn âm ỉ rồi lan rộng. Dạ dày căng ra, có những cơn đau làm người bệnh không thể chịu nổi.
Ngoài ra, co thắt dạ dày có thể xuất hiện thêm nhiều triệu chứng khác, tùy vào nguyên nhân của người bệnh. Một số triệu chứng đi kèm điển hình như: Chán ăn, đầy hơi chướng bụng, ăn không tiêu…
Nguyên nhân co thắt dạ dày
Các nguyên nhân chủ yếu gây co thắt dạ dày phổ biến nhất bao gồm:
- Viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày
- Các chị em phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt
- Do vận động mạnh và liên tục trong thời gian dài
- Bị ngộ độc thực phẩm
- Cùng với một số nguyên nhân bắt nguồn từ các bệnh lý đặc trưng khác về dạ dày
Co thắt dạ dày có nguy hiểm không?
Nhiều người thường xuyên nhầm lẫn hiện tượng dạ dày bị co thắt với cảm giác đau đớn do ung thư trực tràng. Tuy nhiên trên thực tế, co thắt dạ dày và ung thư trực tràng là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Có rất nhiều nguyên nhân gây co thắt dạ dày, nếu chỉ đơn giản là bạn gặp phải vấn đề do tiêu hóa, do vận động mạnh hay đến kỳ kinh nguyệt thì không có gì đáng quan ngại. Tình trạng co thắt sự chấm dứt trong một khoảng thời gian nhất định.
Tuy nhiên nhiều người mắc phải những bệnh lý nguy hiểm hơn về dạ dày mà không hề biết rõ tình trạng của bản thân. Tình trạng co thắt kéo dài, những cơn đau không dứt có thể khiến cơ thể kiệt sức, tác động nguy hại đến các cơ quan khác như túi phình, tĩnh mạch, tá tràng… Chính vì lý do này, bạn không nên coi thường nếu gặp phải tình trạng dạ dày bị co thắt.
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923Thuốc chống co thắt dạ dày
Dưới đây là một số loại thuốc phổ biến nhất cho những người thường xuyên bị co thắt dạ dày. Những loại thuốc này đều đã qua kiểm định, có tác dụng hiệu quả đối với người bệnh.
Hyoscine Butylbromide
Hyoscine Butylbromide là cái tên đầu tiên cần thể hiện trong danh sách này. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định đây là loại thuốc giảm co thắt dạ dày rất hiệu quả. Hyoscine Butylbromide có thể gây ra một số hiện tượng phản ứng phụ, thế nhưng bạn không cần quá lo lắng vì chúng sẽ biến mất chỉ trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên có một điều nho nhỏ cần lưu ý, loại thuốc này không phải trẻ nhỏ nào cũng sử dụng được. Trước khi dùng thuốc cần phải hỏi ý kiến từ bác sĩ.
Papaverin
Papaverin là loại thuốc dành cho đường tiêu hóa, có tác dụng đặc trưng mà giảm co thắt dạ dày. Papaverin có khả năng ức chế những cơn đau đột ngột một cách nhanh chóng. Khi uống thuốc, người bệnh cũng có thể xảy ra một số phản ứng nhìn nôn, mồ hôi đổ, chóng mặt… Người dùng cần đọc kỹ chỉ dẫn trên bao bì mà không được uống quá liều thuốc. Một số người mẫn cảm với các thành phần của thuốc, người bị bệnh tăng nhãn áp không nên sử dụng loại thuốc này.
Nospa
Nospa sử dụng đặc trị cho các bệnh nhân bị co thắt dạ dày, thuốc được dùng cả để tiêm và uống đều được. Ngoài việc điều trị các vấn đề về co thắt dạ dày, Nospa cũng có tác dụng với các bệnh nhân mắc phải các bệnh như: sỏi thận, viêm bàng quang, sỏi niệu đạo, các bệnh về tử cung…
Cần cẩn trọng khi sử dụng đối với trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai. Những đối tượng mẫn cảm với các thành phần của thuốc, đối tượng bị suy tim, mắc phải một số bệnh lý bệnh gan thì không nên dùng. Thuốc cần sự chỉ dẫn của bác sĩ trước khi sử dụng để chống lại co thắt dạ dày.
Atropin
Atropin tác dụng lên hệ thần kinh, làm giảm đi tình trạng dạ dày co thắt đột ngột, tiết ra quá nhiều dịch, loại bỏ cảm giác buồn nôn. Đồng thời loại thuốc này cũng có tác dụng giãn cơ. Sự giãn cơ giúp các cơn đau quặn giảm đi nhanh chóng. Atropin có thể gây ra một số phản ứng phụ cho người dùng như chóng mặt, tim đập hơi mạnh, biểu hiện da bị dị ứng,… Thuốc cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng.
Xem thêm
- Thuốc koras là thuốc gì? Có tốt không, giá bao nhiêu?
- Sinh thiết dạ dày là gì? Để làm gì? Có đau không?
Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng nhất về hiện tượng co thắt dạ dày. Ngoài việc sử dụng thuốc chữa bệnh, mỗi người cần biết kết hợp chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý, vận động vừa phải. Co thắt dạ dày nếu để lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Hãy chữa trị ngày hôm nay để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Cập nhật mới nhất vào ngày 1 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23