Hẹp môn vị là một biến chứng đặc trưng của viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh lý này có những triệu chứng gì và có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người bệnh hay không? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!
Hẹp môn vị là gì?
Vị trí của môn vị trong cơ thể con người là ở phía cuối, đáy dạ dày và tiếp xúc với hành tá tràng. Bộ phận này có chức năng giữ thức ăn được chứa đựng trong dạ dày, sau đó chuyển xuống ruột non để quá trình tiêu hóa được tiếp tục sau khi đã sẵn sàng với đủ lượng thức ăn.
Nếu môn vị bị hẹp thì thức ăn sẽ bị ứ đọng lại tại dạ dày, làm cho quá trình chuyển hóa thức ăn từ dạ dày xuống ruột non sẽ khó khăn và chậm hơn. Từ đó, dạ dày phải chứa nhiều lượng thức ăn còn chưa được tiêu hóa hết và cả lượng thức ăn mới tiêu hóa, nên ngày càng sẽ phình to ra, gây nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Nguyên nhân hẹp môn vị
- Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng hẹp môn vị là do các bộ phận trong dạ dày và tá tràng bị tổn thương và ảnh hưởng đến cơ quan này.
- Đặc biệt, khi người bệnh đang bị viêm loét dạ dày, viêm tá tràng thì nguy cơ mắc căn bệnh này sẽ cao hơn.
- Đối với trẻ sơ sinh cũng có nhiều khả năng bị hẹp môn vị do yếu tố di truyền từ bố mẹ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên theo dõi, kiểm tra sức khỏe của các con liên tục, thường xuyên để hạn chế tối đa các căn bệnh ở trẻ nhỏ.
Triệu chứng hẹp môn vị
Người mắc bệnh hẹp môn vị dạ dày thường có các triệu chứng sau:
Khó chịu, buồn nôn
Thông thường, khi bị hẹp môn vị, thức ăn bị tắc nghẽn tại dạ dày và không được chuyển xuống ruột non trong vòng ít nhất 6 tiếng. Nếu chúng ta tiếp tục ăn chỉ sau một khoảng thời gian ngắn, thì lượng thức ăn mới kết hợp với thức ăn cũ đang bị tồn đọng sẽ khiến dạ dày phải giãn to ra để chứa đựng nhiều hơn. Đôi khi thức ăn quá nhiều và sẽ bị dồn ngược lên, giống như biểu hiện của trào ngược dạ dày, khiến chúng ta có cảm giác khó chịu, buồn nôn.
Thiếu nước trầm trọng
Với trẻ sơ sinh thì thường hay nôn mửa ngay sau bữa ăn, khi đó cơ thể của các bé sẽ bị thiếu nước trầm trọng.
Đau bụng âm ỉ, đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi
Đối với người lớn, bên cạnh dấu hiệu buồn nôn thì còn xuất hiện những cơn đau bụng âm ỉ và chứng đầy bụng, khó tiêu, đôi khi còn ợ hơi sau khi ăn xong.
Đặc biệt, người bệnh thậm chí có thể nghe thấy một số âm thanh phát ra từ bụng do thức ăn chưa được tiêu hóa hết vào ban đêm.
Hẹp môn vị có nguy hiểm không?
Khi bị hẹp môn vị thì tình trạng thức ăn bị tắc nghẽn tại dạ dày sẽ bị kéo dài và không được tiêu hóa theo đúng quy trình và thời gian. Thức ăn ngày càng nhiều sẽ khiến người bệnh cảm thấy đầy bụng, khó chịu và buồn nôn. Với những trường hợp nặng khiến bệnh nhân nôn mửa nhiều thì cơ thể sẽ bị mất nước trầm trọng và ảnh hưởng đến tim mạch, nhiều khi còn gây nguy hiểm đến tính mạng.
Không chỉ thế, nếu bạn luôn đầy bụng thì sẽ không muốn ăn thêm gì nữa mặc dù đã đến bữa chính. Dần dần người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn và quên mất việc phải nạp năng lượng cho cơ thể. Tình trạng này đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các bé, dẫn đến hiện tượng suy dinh dưỡng sau này.
Có thể thấy rằng, hẹp môn vị là một bệnh lý khá nguy hiểm đến dạ dày nói riêng và cơ thể của người bệnh nói chung. Chính vì vậy chúng ta cần theo dõi sức khỏe thường xuyên để phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời một khi xuất hiện những triệu chứng đặc trưng.
Cách chữa hẹp môn vị dạ dày
Đối với căn bệnh hẹp môn vị này, tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Nhìn chung, có thể chia ra hai phương pháp điều trị chính cho bệnh lý này đó là điều trị nội khoa và phẫu thuật.
Điều trị nội khoa
Với điều trị nội khoa, sau khi thực hiện những bước xét nghiệm để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc đặc trị như thuốc kháng lại quá trình tiết dịch acid, thuốc ức chế quá trình bơm proton… Chỉ cần uống thuốc theo đúng liều lượng, thời gian như đã hướng dẫn, kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp là những trường hợp bị hẹp môn vị nhẹ có thể khỏi bệnh trong thời gian ngắn.
Phẫu thuật
Còn với những trường hợp hẹp môn vị nặng hay còn gọi là ác tính xảy ra do nhiều nguyên nhân như trong cơ thể có xuất hiện khối u, hay ung thư… thì bắt buộc người bệnh phải thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ đi một phần dạ dày đã bị tổn thương bởi những tác nhân trên. Ngoài ra, đối với những bệnh nhân đã có những bệnh nền khác như bệnh về tim mạch, phổi và đang khá yếu thì sẽ áp dụng phương pháp phẫu thuật nối vị tràng.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Đây cũng là một bệnh lý liên quan đến dạ dày, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh nếu không có sự can thiệp đúng lúc. Vì thế, chúng ta phải thay đổi thói quen sinh hoạt từ bây giờ để ngăn ngừa nguy cơ bị hẹp môn vị bằng cách:
- Không ăn quá nhiều đồ chua cay sẽ tiết nhiều dịch acid hơn và làm tổn thương dạ dày.
- Những đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng không hề tốt cho quá trình tiêu hóa. Đặc biệt là hạn chế uống những đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có ga, cafe và thuốc lá.
- Thức khuya đang là một hiện tượng xảy ra nhiều ở giới trẻ và chúng ta nên khắc phục để tránh gây tổn thương cho dạ dày và các cơ quan khác trong cơ thể.
- Thường xuyên luyện tập thể dục để duy trì được một sức khỏe tốt.
Xem thêm
- Xuất huyết dạ dày là gì? Có nguy hiểm không? Chữa được không?
- Thủng dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng nguy hiểm
- Sa dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Nội soi dạ dày có đau không? Có phải nhịn ăn, giá bao nhiêu?
Trên đây là một số điều cần biết về hẹp môn vị mà rất nhiều người đang quan tâm. Hãy thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này nói riêng và các loại bệnh khác nói chung nhé!
Cập nhật mới nhất vào ngày 11 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23