Đau dạ dày có di truyền không? Phòng ngừa khả năng di truyền

Đau dạ dày có di truyền không? Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ô nhiễm môi trường, thói quen ăn uống nghỉ ngơi bất hợp lý, căng thẳng kéo dài do công việc, gia đình khiến cho càng ngày càng có nhiều người bị bệnh. Tuy nhiên nhiều người cho rằng do di truyền. Vậy thực  hư như thế nào? Câu trả lời nằm ở phần thông tin sau đây.

Đau dạ dày có di truyền không?

Đau dạ dày có di truyền hay không phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân gây ra bệnh. Chúng ta cũng biết rằng có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra căn bệnh này. Đó có thể là thói quen ăn uống, nghỉ ngơi không lành mạnh, tình trạng căng thẳng kéo dài hoặc do vi khuẩn Hp gây nên. Trong đó vi khuẩn Hp (Helicobacter pylori) là thủ phạm chính gây nên tình trạng viêm loét dạ dày, dẫn tới bệnh cấp tính hoặc mãn tính. Và vi khuẩn Hp này hoàn toàn có thể di truyền qua các thế hệ.

Helicobacter pylori là loại vi khuẩn sinh sống ở lớp niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên nếu lượng vi khuẩn quá nhiều hoặc có sự gia tăng đột biến về số lượng thì sẽ dẫn đến viêm loét lớp niêm mạc dạ dày và gây ra tình trạng đau.

Dấu hiệu để có thể nhận biết bạn đang bị bệnh do khuẩn Hp bao gồm: Ợ chua, ợ nóng, cảm giác đau ở vùng thượng vị. Các chuyên gia trong lĩnh vực y tế đã chỉ ra rằng khuẩn Hp có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác sau khi khám sàng lọc và xét nghiệm trên người nhà có cùng huyết thống với bệnh nhân.

Theo các nghiên cứu mới nhất, bệnh này có tính di truyền trội. Không ngoại trừ khả năng nếu trong gia đình bạn có người bị đau dạ dày thì thế hệ tiếp theo cũng sẽ bị mắc bệnh. Tỉ lệ này lên đến 47%. Chứng tỏ rằng, khi bố mẹ bị viêm loét, đau dạ dày do lượng khuẩn Hp ở lớp niêm mạc quá cao thì con cái có nguy cơ lớn bị bệnh từ sớm.

Đau dạ dày có di truyền không

Căn bệnh này cũng di truyền theo nhóm máu (nhóm máu O dễ bị di truyền hơn) và giới tính (nam giới dễ nhiễm bệnh hơn nữ giới). Bệnh chủ yếu khởi khát ở thế hệ sau khi ở độ tuổi trên 18, tuy nhiên trong một vài trường hợp thì bệnh cũng có thể khởi phát sớm hơn ở độ tuổi 15.

Đau dạ dày có di truyền hay không cũng phụ thuộc vào sức đề kháng và thói quen hằng ngày của thế hệ sau. Ví dụ nếu như thế hệ sau có sức đề kháng yếu lại thường xuyên ăn uống không điều độ, bị căng thẳng kéo dài thì tỉ lệ nhiễm bệnh sẽ cao hơn. Ngược lại nếu sức đề kháng của thế hệ sau tốt, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thì tỉ lệ nhiễm bệnh sẽ giảm đi đáng kể.

Có thể bạn quan tâm:

Phòng ngừa khả năng di truyền bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày có di truyền cho nên các biện pháp phòng ngừa khả năng di truyền bệnh cũng được nhiều người vô cùng quan tâm. Trong trường hợp nhà bạn có người bị bệnh thì các bạn có thể chủ động áp dụng những biện pháp sau đây để bảo vệ sức khỏe của mình và của những người thân khác.

Đảm bảo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, lành mạnh

Trong chế độ ăn hằng ngày, các bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ các nhóm chất. Ngoài ra, cần tăng cường ăn hoặc uống các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ như rau xanh, các loại củ quả,…Hạn chế ăn đồ cay nóng, chiên rán, đặc biệt là đồ cay vì những hợp chất tạo nên vị cay sẽ trực tiếp tác động đến hoạt động của dạ dày.

Phòng ngừa khả năng di truyền bệnh đau dạ dày

Trong khi ăn, các bạn nên nhai kỹ, ăn chậm để giảm tải cho dạ dày, tránh tình trạng dạ dày co bóp quá nhiều, quá lâu để tiêu hóa thức ăn. Không nên để bụng quá đói vì dạ dày khi đó sẽ tiết ra nhiều axit, bạn có thể bị ợ nóng hoặc ợ chua. Sau khi ăn phải nghỉ ngơi ít nhất một tiếng rồi mới làm việc, tránh ảnh hưởng đến dạ dày.

Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng một ngày, không nên thức quá khuya và không nên nằm ngay sau khi ăn xong. Bên cạnh đó, cần tập thể dục thường xuyên để giúp quá trình trao đổi chất diễn ra tốt hơn.

Giữ một tinh thần thoải mái

Yếu tố tinh thần cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Việc gặp những căng thẳng, khó khăn trong cuộc sống là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên ta cần biết điều tiết tâm trạng của bản thân để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Các bạn có thể tìm đến những môn thể thao rèn luyện tính kiên nhẫn tốt như là yoga, thiền,… Các bạn cũng nên tìm một người biết chia sẻ để có thể lắng nghe những tâm tư và đưa ra lời khuyên cho mình trong cuộc sống.

Như vậy, với những thông tin ở trên đây, hi vọng các bạn sẽ có được cho mình những kiến thức nhất định về vấn đề đau dạ dày có di truyền. Đau dạ dày có tự khỏi được không còn phụ thuộc phần lớn vào bản thân và ý thức của mỗi người.

Cập nhật mới nhất vào ngày 1 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Đau dạ dày có bị tiêu chảy đi ngoài không
Đau dạ dày có bị tiêu chảy không? Nguy cơ tiềm ẩn đối với cơ thể?

Trong một số trường hợp, người bệnh không chỉ cảm thấy đau âm ỉ ở vùng bụng mà còn có Tìm hiểu thêm

Đau dạ dày có ăn được bưởi không?
Đau dạ dày có ăn được bưởi không?

Bưởi là một trong những loại quả rất dễ ăn, ngọt mát. Bưởi cũng giúp giảm cân tốt và làm Tìm hiểu thêm

Đau dạ dày có nên uống nước đậu đen không
Đau dạ dày có nên uống nước đậu đen? Lưu ý khi uống?

“Đau dạ dày có nên uống nước đậu đen hay không?” là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi, tất Tìm hiểu thêm

Đau dạ dày có ăn được quả na không
Đau dạ dày có ăn được quả na không? Cách chữa bệnh bằng na

Đau dạ dày có ăn được quả na không? Ăn như thế nào để đem đến tác dụng tích cực Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *