Đau dạ dày có lây không? Con đường lây nhiễm?

Vì có ngày càng nhiều người bị đau dạ dày nên việc tìm hiểu xem đau dạ dày có lây không là một điều vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh. Tại sao lại như vậy, click ngay bài viết để tìm hiểu đáp án nhé!

Đau dạ dày có lây không?

Để trả lời câu hỏi đau dạ dày có lây không, trước hết chúng ta phải biết rằng căn bệnh này xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau có thể do chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lí, do căng thẳng kéo dài hoặc do bệnh lý nền khác hoặc do vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) tác nhân có khả năng gây tổn thương đến niêm mạc dạ dày. Tìm hiểu được nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp ta biết với nguyên nhân đó thì đau dạ dày có lây không.

Theo nghiên cứu khoa học của nhiều chuyên gia, căn bệnh này hoàn toàn có thể lây từ người sang người nếu nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ chủng vi khuẩn Hp. Loại vi khuẩn này tên đầy đủ là Helicobacter pylori, là một loại vi khuẩn thân dạng xoắn sống trên niêm mạc dạ dày.

Đau dạ dày có lây không

Vi khuẩn Hp này gây viêm loét lớp niêm mạc, dẫn tới đau dạ dày. Vi khuẩn này là nguyên nhân chính của 60% các bệnh liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, cơn đau cấp tính/mãn tính. Các triệu chứng của bệnh do khuẩn Hp gây nên thường bao gồm: ợ chua, ợ nóng, đau đớn ở vùng thượng vị…

 Loại vi khuẩn này cũng được cho là có thể di truyền theo các thế hệ, bởi vì trong quá trình điều trị, các bác sĩ đã phát hiện người thân (có cùng quan hệ huyết thống) đều gặp các triệu chứng bệnh tương tự với người bị mắc từ trước. Xét nghiệm cho ra kết quả dương tính với vi khuẩn Hp. Chính vì khả năng lây lan từ người sang người mà mọi người xung quanh bệnh nhân do khuẩn Hp gây ra phải hết sức cẩn thận trong quá trình sinh hoạt để không bị nhiễm khuẩn.

Đau dạ dày lây qua đường nào?

Một trong những phương pháp phòng bệnh tốt nhất chính là biết được bệnh có thể lây qua đường nào để từ nó ngăn chặn đường lây của khuẩn Hp. Dưới đây, bài viết sẽ cung cấp tới các bạn một số thông tin hữu ích để bạn có thể bảo vệ sức khỏe của người thân và của chính bản thân mình.

Từ dạ dày của người bệnh qua miệng của người lành

Người bệnh có thể do thói quen ăn uống, nghỉ ngơi không lành mạnh, thường xuyên ăn đồ sống và bị nhiễm khuẩn Hp từ nguồn thực phẩm này. Chất thải mà người bệnh thải ra môi trường có chứa khuẩn Hp, sau đó vi khuẩn này tiếp tục nhiễm vào các loại thực phẩm khác, gây bệnh cho người khác. Vòng lặp cứ tiếp tục như vậy.

Đau dạ dày lây qua đường nào

Lây từ miệng của người bệnh sang miệng của người lành

Đây là đường lây hay gặp nhất. Như đã nói ở trên, con đường lây bệnh do khuẩn Hp thường kèm theo các triệu chứng ợ chua, ợ nóng. Các triệu chứng bệnh này vô hình chung đã đưa vi khuẩn Hp hòa lẫn vào nước bọt của người bệnh. Khi người bệnh ho, nói chuyện hay hắt hơi thì vi khuẩn theo đó mà lây sang cho người tiếp xúc gần.

Từ nguồn bệnh sang người lành qua vật trung gian

Nguồn bệnh ở đây có thể là chất thải hoặc nước bọt của người bệnh, cũng có thể là thực phẩm sống nhiễm khuẩn Hp. Vật trung gian là ruồi, nhặng, đồ vật nhiễm khuẩn làm cho vi khuẩn này phát tán đến nhiều nơi và lây nhiễm cho người lành.

Lây từ nguồn nước

Nguồn nước là môi trường lý tưởng để vi khuẩn Hp sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Nguồn nước có thể bị nhiễm khuẩn do chất thải của bệnh nhân hoặc do rác thải sinh hoạt có lẫn khuẩn Hp. Đây cũng là nguồn lây rộng nhất và nguy hiểm nhất. Ngoài ra, trong một vài trường hợp hy hữu, khuẩn Hp có thể lây cho người lành từ những dụng cụ y tế (dụng cụ lấy nước bọt, nội soi dạ dày) không được vệ sinh sạch sẽ.

Đau dạ dày lây qua đường nào

Có thể bạn quan tâm:

Biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm đau dạ dày

Dưới đây là một số biện pháp ngăn ngừa căn bệnh này bạn có thể dễ dàng thực hiện:

  • Ăn uống, nghỉ ngơi điều độ
  • Sử dụng máy lọc nước để đảm bảo độ an toàn
  • Tránh ăn thực phẩm sống (gỏi sống, cá sống)
  • Tránh tiếp xúc với chất thải của người bệnh
  • Sử dụng các biện pháp phòng chống khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo vấn đề vệ sinh trong quá trình khám, chữa bệnh.
  • Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Như vậy, với những thông tin trên đây, hy vọng bạn đọc đã có được cho mình câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc đau dạ dày có lây không. Phòng bệnh vẫn tốt hơn là chữa bệnh, mỗi người phải có ý thức bảo vệ sức khỏe cho mình, người thân và cho cả cộng đồng. Ngoài ra, vì đau dạ dày có di truyền cho nên tốt nhất, khi có những biểu hiện đầu tiên của bệnh, bạn nên lập tức đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng điều trị đúng đắn.

Cập nhật mới nhất vào ngày 1 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Đau dạ dày có sụt cân không
Đau dạ dày có sụt cân không? Phải làm sao?

Đau dạ dày có sụt cân không? Đây là căn bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sức Tìm hiểu thêm

đau dạ dày ăn yến được không?
Bị đau dạ dày ăn yến được không?

Yến hay tổ yến chính là nguồn thực phẩm vô cùng bổ dưỡng cho sức khỏe. Đặc biệt vị dài Tìm hiểu thêm

Đau dạ dày nên ăn cháo gì
Đau dạ dày nên ăn cháo gì giảm đau, đủ dinh dưỡng?

Đau dạ dày nên ăn cháo gì để vừa giảm khó chịu mà vẫn cung cấp đủ chất cho cơ Tìm hiểu thêm

Đau dạ dày có nên ăn sầu riêng không
Đau dạ dày có nên ăn sầu riêng không? Lưu ý gì khi ăn?

Khi dạ dày bị đau việc ăn hay không nên ăn gì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *