Đau dạ dày có uống được Efferalgan không? Uống được Paracetamol?

Đau dạ dày có uống được Efferalgan không? Đau dạ dày có uống được Paracetamol không? Đây là thắc mắc chung của nhiều người mắc bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những câu hỏi này.

Đau dạ dày có uống được Efferalgan không?

Thuốc Efferalgan là loại thuốc giảm đau, hạ sốt được bán rộng rãi trên thị trường hiện nay. Thành phần chính của Efferalgan là paracetamol. Thuốc được bào chế dưới dạng viên sủi hòa tan trong nước, nên tác dụng giảm đau và hạ sốt nhanh chóng hơn so với những loại thuốc bào chế dưới dạng viên nén. Thuốc Efferalgan thường được dùng để điều trị cho những cơn đau nhẹ, như: Đau đầu, sốt do cảm cúm, đau răng, đau lưng, đau cơ,…

Đau dạ dày có uống được Efferalgan không? Câu trả lời là có. Thuốc Efferalgan là loại thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn và không gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa của cơ thể. Chính vì vậy, người bệnh có thể sử dụng thuốc Efferalgan trong quá trình điều trị đau dạ dày.

Đau dạ dày có uống được Efferalgan không

Lưu ý khi sử dụng thuốc Efferalgan cho người bị đau dạ dày

  • Đầu tiên, người bệnh cần tuân thủ hướng dẫn cách sử dụng của dòng thuốc Efferalgan: Khi uống cần hoà tan thuốc vào khoảng 200ml nước lọc. Tuyệt đối không được nuốt trực tiếp thuốc, không pha loãng thuốc với các loại nước khác hoặc thêm các thành phần khác vào nước.
  • Thời điểm uống thuốc tốt nhất là khi vừa mới ăn no, tránh tình trạng thuốc kích ứng niêm mạc dạ dày gây nên những cơn đau khó chịu.
  • Trước và sau khi uống thuốc không được sử dụng các rượu, bia, nước ngọt,… Những loại nước này có thể tạo ra những phản ứng hóa học với thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Những người có bệnh thận, gan, nghiện rượu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Efferalgan.
  • Sử dụng thuốc ngay khi vừa mở túi ra, không sử dụng thuốc nếu thấy có màu sắc và mùi vị lạ.
  • Đối với trường hợp đau, người bệnh không được sử dụng thuốc quá 5 ngày. Đối với trường hợp sốt thì không được sử dụng quá 3 ngày. Nếu qua thời gian này mà tình trạng bệnh vẫn chưa thuyên giảm, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.
  • Người bệnh chỉ sử dụng thuốc theo liều lượng đã khuyến cáo, nếu lạm dụng thuốc có thể dẫn đến tình trạng tích tụ độc tính trên gan và thận, cùng các dấu hiệu thường thấy như: Vàng da, nước tiểu sậm màu, phân có màu như đất sét,… Những triệu chứng quá liều: Nếu bạn sử dụng thuốc quá liều, trong 24 giờ kể từ khi uống thuốc sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau: Chán ăn, buồn nôn, chóng mặt, khó chịu trong bụng, đổ mồ hôi, da tái nhợt,… Đối với những người bị gan yếu, quá liều có thể dẫn đến hoại tử gan vĩnh viễn. Khi xuất hiện những triệu chứng kể trên, người bệnh cần dừng việc uống Efferalgan. Đồng thời, cần đưa người bệnh đến ngay những cơ sở y tế để được tiến hành chữa trị kịp thời.
  • Không sử dụng Efferalgan cùng với những loại thuốc giảm đau khác.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Efferalgan cho người bị đau dạ dày

Đau dạ dày có uống được Paracetamol không?

Về bản chất, Paracetamol cũng là dòng thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt nhẹ giống như Efferalgan. Thành phần chính của Paracetamol là hoạt chất Paracetamol. Dòng thuốc này được bào chế ở dạng viên nén, tiện lợi trong việc sử dụng.

Đối với những người bị đau dạ dày, Paracetamol hoàn toàn an toàn và không gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý uống đúng liều lượng, tránh lạm dụng thuốc. Đặc biệt, không nên duy trì sử dụng thuốc trong một thời gian dài, điều này có thể gây những tác động tiêu cực đến dạ dày như: Bào mỏng dạ dày, viêm loét dạ dày,  chảy máu dạ dày, bào mỏng thành dạ dày. Tình trạng đau dạ dày sẽ chuyển biến nặng hơn.

Bên cạnh đó, sử dụng thuốc paracetamol quá liều có thể làm độc gan và thận. Gây nên tình trạng suy giảm chức năng, thậm chí hoại tử gan và thận hoàn toàn, nguy hiểm đến tính mạng.

Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng, nếu người bệnh quá lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến tình trạng nhờn thuốc. Điều này có nghĩa rằng thuốc sẽ không còn hiệu quả trong những lần sử dụng sau, đòi hỏi người bệnh phải sử dụng thuốc liều nặng hơn.

Đau dạ dày có uống được Paracetamol không

Sử dụng thuốc giảm đau đúng nguyên tắc

Thuốc giảm đau thường được người bệnh sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, thuốc giảm đau chỉ có tác dụng giảm đau, hạ sốt tức thời, không có tác dụng chữa trị bệnh. Nếu cơn đau kéo dài, người bệnh cần đến những cơ sở y tế để được kiểm tra và tiến hành điều trị đúng phương pháp. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, việc sử dụng thuốc giảm đau cần tuân thủ theo những cấp độ dưới đây:

  • Cấp 1: Cấp độ này người bệnh thường gặp những cơn đau nhẹ, xảy ra không thường xuyên. Người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc giảm đau không cần kê đơn như: Efferalgan, Paracetamol, ibuprofen, aspirin hoặc các thuốc kháng viêm không steroid.
  • Cấp 2: Chỉ định cho những cơn đau vừa. Ngoài sử dụng những những loại thuốc được khuyến cáo ở cấp độ 1, người dùng nên kết hợp với thuốc loại opioid yếu (codein, oxycodone) để hỗ trợ giảm đau hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cân nhắc đến những loại thuốc giảm đau liều mạnh hơn như: codein hoặc dextropropoxyphen.
  • Cấp 3: Chỉ định cho những cơn đau nặng: Trường hợp này, bạn nên sử dụng những dòng thuốc giảm đau mạnh loại opioid mạnh như morphin, hydromorphone, methadone… và kết hợp cùng với thuốc chống viêm không steroid.

Đặc biệt lưu ý, người bệnh không được kết hợp các loại thuốc giảm đau trong cùng một lần. Thuốc giảm đau chỉ có tác dụng điều trị cho các triệu chứng như: Đau đầu, đau mỏi xương khớp, đau cơ, hạ sốt,… không có tác dụng giảm đau khi cơn đau xuất phát từ các bộ phận nội tạng trong cơ thể.

Xem thêm:

Đau dạ dày có uống được efferalgan không? Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn đọc. Những loại thuốc giảm đau tuy có hiệu quả nhanh chóng, nhưng nếu lạm dụng quá đà có thể gây nhờn thuốc và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.

Cập nhật mới nhất vào ngày 23 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Cây thuốc dòi trị dạ dày
Cây thuốc dòi trị dạ dày hiệu quả nhanh, tiết kiệm chi phí

Cây thuốc dòi trị dạ dày là cách chữa được lưu truyền trong dân gian, nhiều người bệnh áp dụng Tìm hiểu thêm

Đau dạ dày có ăn được quả na không
Đau dạ dày có ăn được quả na không? Cách chữa bệnh bằng na

Đau dạ dày có ăn được quả na không? Ăn như thế nào để đem đến tác dụng tích cực Tìm hiểu thêm

Đau dạ dày có nên ăn măng hay không?
Người bị đau dạ dày có nên ăn măng hay không?

Bạn bị đau dạ dày? Bạn biết rằng chế độ ăn uống có ảnh hưởng mật thiết đến tình trạng Tìm hiểu thêm

Dấu hiệu đau dạ dày sau sinh
Đau dạ dày sau sinh nguyên nhân? Cách chữa an toàn khi đang cho con bú

Đau dạ dày sau sinh là một trong những vấn đề mà nhiều mẹ bỉm sữa mắc phải. Vậy nguyên Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *