Việc bổ sung các dưỡng chất từ rau củ vào chế độ ăn uống hàng ngày là một trong các yếu tố quan trọng góp phần hỗ trợ điều trị bệnh tiêu hóa. Vậy người bị đau dạ dày nên ăn rau gì để giảm thiểu các cơn đau tức bụng? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời thỏa đáng.
Đau dạ dày nên ăn rau gì?
Hiện nay, do lối sống sinh hoạt thiếu lành mạnh và áp lực công việc mà đau dạ dày được cho là căn bệnh thường gặp tại Việt Nam. Và tất nhiên thói quen ăn uống, sinh hoạt và tập luyện đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.
Như bạn đã biết, rau xanh là một thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm hàng ngày. Vậy người bệnh nên ăn rau gì khi bị đau dạ dày là tốt nhất?
Rau chân vịt
Rau chân vịt hay có tên khác là rau bina. Theo đánh giá từ chuyên gia, lượng chất xơ dồi dào có trong rau chân vịt là vô cùng tốt cho đường ruột của con người. Ngoài ra, chúng còn đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Nên ăn rau cần tây
Chắc hẳn cần tây không còn là cái tên quá xa lạ đối với mọi người. Khi mắc hội chứng đau dạ dày, hàm lượng chất khoáng và các vitamin A, vitamin K, vitamin C có ở cần tây sẽ có công dụng giảm đau, chống viêm nhiễm, ngăn ngừa quá trình oxy hóa và giảm thiểu hình thành các ổ loét mới tại dạ dày.
Bên cạnh đó, nước ép cần tây hoặc các món ăn chế biến từ loại rau này còn giúp bạn tránh được hiện tượng đau bụng, đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, khó tiêu,… Không những vậy, chất apigenin trong cần tây có khả năng làm giãn mạch máu, giúp người bệnh hạ huyết áp hiệu quả.
Rau súp lơ xanh
Bệnh nhân bị đau dạ dày nên ăn món từ rau súp lơ xanh. Sở dĩ chúng trở thành loại rau củ phù hợp bởi trong súp lơ có chứa rất nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như thiamin, protein, riboflavin, folate, vitamin A, vitamin C, vitamin K,…
Đặc biệt, hoạt chất kháng viêm sulforaphane từ súp lơ xanh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP, là nguyên nhân chính gây nên bệnh đau dạ dày. Ngoài ra, chất xơ và một số hoạt chất khác của súp lơ giúp ngăn ngừa triệu chứng táo bón, các bệnh tim mạch và ung thư.
Những lưu ý đến người đau dạ dày khi sử dụng rau củ
Bên cạnh việc sử dụng những loại rau củ tốt cho dạ dày, người bệnh nên nắm được một vài lưu ý nhỏ dưới đây.
- Không nên ăn các loại rau ở dạng muối chua, đã lên men. Bởi lượng acid cao của chúng khi vào dạ dày có nguy cơ làm cho vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
- Hạn chế các loại rau sống như mùi tàu, rau húng, xà lách, rau mơ,… Ngoài việc chất xơ không hòa tan làm kích ứng niêm mạc dạ dày thì rau chưa được nấu chín còn là con đường vô cùng thuận lợi cho các vi khuẩn có hại xâm nhập được vào cơ thể người bệnh.
- Tránh ăn các loại quả có hạt cứng gây tổn thương đến các vết viêm loét và chảy máu dạ dày
- Không nên dung nạp quá nhiều rau có chất xơ cùng một lúc, điều này có thể gây ra tình trạng quá tải dạ dày.
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao và tránh làm việc căng thẳng, stress kéo dài. Không dùng các loại chất kích thích, đồ uống có cồn, gas như cà phê, nước ngọt, rượu, bia,…và đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.
Đau dạ dày có được ăn rau ngót không?
Có thể nhiều người nghĩ rằng ăn rau ngót chỉ có tác dụng tốt cho các bà mẹ sau sinh, giúp tử cung co bóp tốt hơn. Thế nhưng không chỉ vậy, loại thực phẩm này còn hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa của chúng ta, trong đó có bệnh đau dạ dày.
Rau ngót có tính mát, vị hơi đắng, công dụng thanh nhiệt cơ thể. Thành phần của chúng gồm canxi, kali, magie, vitamin nhóm B (B1, B2, B3), papaverin, chất xơ là các hợp chất giúp tăng cường sức khỏe đường ruột, giảm viêm loét, giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng.
Đau dạ dày có ăn rau muống được không?
Bên cạnh rau ngót, nhiều người bệnh cũng thắc mắc rằng liệu bị đau dạ dày có nên ăn rau muống hay không? Câu trả lời của bác sĩ là hoàn toàn có thể ăn được rau muống. Ngoài là quen thuộc và phổ biến tại Việt Nam, loại rau này còn rất tốt cho những bệnh nhân bị mắc phải hội chứng về dạ dày.
Theo ghi chép trong sách Đông Y, rau muống có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cho gan, lợi tiểu, giảm nguy cơ loãng xương và tốt cho những người bị chứng táo bón. Đặc biệt, theo y học hiện đại thì lượng sắt và phospho trong rau còn cải thiện được tình trạng viêm loét, đau dạ dày và trào ngược dạ dày.
Tuy nhiên người bệnh cần lưu ý không nên sử dụng rau muống trong một vài trường hợp sau:
- Người bị hư hàn và đang suy nhược cơ thể, thiếu máu trầm trọng.
- Trường hợp bệnh nhân có mụn nhọt, các vết thương hở đang trong thời gian hồi phục.
- Người bệnh bị các bệnh về xương khớp như gút, viêm khớp, đau nhức khớp,…
- Người gặp các bệnh về đường tiết niệu như viêm nhiễm, sỏi thận,…
Đau dạ dày có ăn rau lang được không?
Giống như rau muống thì cây rau lang cũng được xem là một trong số các loại thực phẩm phổ biến của người Việt, chúng vừa có thể ăn ngọn lại vừa có thể chế biến củ thành các món ngon.
Đối với những người đang trong thời gian chữa trị đau dạ dày thì đây là loại rau mà bạn nên bổ sung ngay vào bữa cơm hàng ngày. Trong rau có chứa một lượng lớn chất xơ, beta carotene và vitamin C giúp giảm lượng acid, cân bằng dịch vị dạ dày đồng cải thiện tình trạng viêm loét và triệu chứng đau tức tại dạ dày.
Xem thêm
- Đau dạ dày có nên uống nước cam? Không nên uống khi nào?
- Bị đau dạ dày có uống rượu bia được không?
Tóm lại, những thông tin mà chúng tôi cung cấp ở bài viết đã giúp người bệnh giải đáp cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn rau gì. Hy vọng rằng bạn sẽ xây dựng cho bản thân một thực đơn ăn uống hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng từ những gợi ý trên nhằm đẩy lùi triệu chứng khó chịu của hội chứng dạ dày này. Bên cạnh đó, nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn.
Cập nhật mới nhất vào ngày 23 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23