Đau dây thần kinh vai gáy là một bệnh lý ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân gì dẫn đến căn bệnh này, cách điều trị ra sao và phương pháp phòng bệnh là như thế nào trong bài viết sau!
Nguyên nhân đau dây thần kinh vai gáy
Theo nhiều chuyên gia, bệnh đau dây thần kinh vai gáy có thể chia làm hai nguyên nhân chính:
- Nguyên nhân không liên quan đến bệnh: Làm việc sai tư thế, ngồi quá lâu ở một chỗ, làm việc khiêng vác đồ nặng trong thời gian dài, hoặc một tai nạn nào đó tác động vào vùng vai gáy…. Tất cả những hoạt động này đều có mức ảnh hưởng ít nhiều đến vùng cột sống vai gáy. Điều đó cũng có thể gây ra tác động vào dây thần kinh chạy dọc theo xương cột sống, tạo nên những cơn đau dây thần kinh vùng vai gáy.
- Nguyên nhân bệnh lý: Cơ chế của đau dây thần kinh vai gáy đa phần là do sự chèn ép do các căn bệnh lý như: Thoái hóa cột sống cổ, gai cột sống, thoát vị đĩa đệm ở các đốt sống cổ, lao xương vùng đốt sống cổ,…. Khi các bệnh này phát triển và không được điều trị tốt, tất cả đều có tác động đến dây thần kinh, tạo nên những cơn đau nhức, tê bì tùy theo mức độ của bệnh.
Xem thêm: Gối chữa đau vai gáy cách chọn và những loại gối tốt hiện nay
Cách chữa đau thần kinh vai gáy
Hầu như để chữa đau thần kinh vai gáy ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống, sinh hoạt khoa học và đúng tư thế, hạn chế tối đa các công việc nặng trong thời gian dài là có thể giảm thiểu tình trạng đau nhức ở vùng vai gáy. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nặng hơn, người bệnh cần phải đến các cơ sở y tế và để các bác sĩ thăm khám và đưa ra phương hướng điều trị.
Tại đây, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh và sức khỏe của người bệnh mà đưa ra một vài phương hướng điều trị như sau:
Điều trị không dùng thuốc tại nhà
Người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà sau:
Chườm lạnh
Chườm lạnh vùng vai gáy trong vòng 48 tiếng sau khi xuất hiện cơn đau: Chườm lạnh có tác dụng giảm thiểu lưu lượng máu đến vùng bị đau do cơ chế co mạch sau khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Điều này đồng thời làm giảm tính thẩm thấu, hạn chế khả năng xuyên mạch của bạch cầu làm giảm phản ứng viêm, hạn chế cơn đau cấp cho người bệnh.
Ngoài ra, chườm lạnh còn được coi là một phương pháp gây tê cục bộ trong thời gian ngắn, có tác dụng giảm đau tốt cho vùng vai gáy.
Lưu ý khi sử dụng cách chườm lạnh:
- Phương pháp này hiệu quả cao nhất chỉ trong vòng 48 giờ sau khi xuất hiện cơn đau đầu tiên. Đối với các cơn đau mạn tính không nên dùng phương pháp này.
- Cẩn thận tránh phải chườm quá lâu gây ra những vết bỏng do nhiệt độ thấp.
- Chườm ấm lại sau khi đã chườm lạnh để máu có thể lưu thông bình thường sau đó.
Tập thể dục thường xuyên, massage, xoa bóp
Các phương pháp này đều cùng chung mục đích, chính là tăng cường sức khỏe cho cơ thể, giảm stress, tăng cường lưu thông máu nhằm hạn chế tình trạng bị đau, nhức ở vùng vai gáy do dây thần kinh.
Tham khảo một số bài tập vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu có tác dụng làm giảm độ cứng cổ do thói quen sinh hoạt không tốt, cải thiện phạm vi hoạt động của cổ và giảm nguy cơ bị đau dây thần kinh vai gáy.
Dùng các loại thuốc giảm đau
Hiện nay, để điều trị đau dây thần kinh vùng vai gáy, các bác sĩ sẽ sử dụng một số loại thuốc tân dược như:
- Nhóm thuốc giảm đau: Paracetamol, Acetaminophen, Aspirin, Tramadol,…. Với công dụng giảm đau nhanh và hiệu quả, các loại thuốc này được sử dụng đầu tiên để làm dịu cơn đau cho người bệnh.
- Nhóm thuốc kháng viêm: Meloxicam, Piroxicam, Celecoxib,…. Ngăn chặn tình trạng viêm của vùng dây thần kinh bị tác động.
- Nhóm thuốc giãn cơ: Mydocalm, Diazepam,…. Hỗ trợ với thuốc giảm đau làm dịu nhanh chóng cơn đau vai gáy và tăng tầm hoạt động, chống co cứng cơ.
- Thuốc giảm đau có tính chất gây nghiện ví dụ như Morphin: Được sử dụng trong những cơn đau nặng cần phải làm dịu gấp để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Và loại thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn với sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Lưu ý: Dùng các loại thuốc tân dược dù ít hay nhiều đều phải theo liều lượng được chỉ định của bác sĩ. Tránh việc lạm dụng thuốc và sử dụng trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Dùng các bài thuốc Nam
Vì thuốc Nam sử dụng toàn bộ là những dược liệu từ thiên nhiên, nên độ an toàn của thuốc là cao và ít có tác dụng phụ nếu sử dụng đúng liều lượng. Tuy nhiên, người bệnh dùng thuốc cần phải có thời gian để thấy được sự hiệu quả của thuốc.
Một số bài thuốc nam hay được dùng để giảm đau thần kinh vai gáy:
Bài thuốc với cúc tần
Chuẩn bị:
Cúc tần 50gr.
Ngải cứu 100gr.
Muối hạt khoảng 3 thìa.
Cách thực hiện
Sao cho nóng các nguyên liệu trên chảo, sau đó lấy ra bọc vào một cái khăn mỏng rồi đắp lên vùng bị đau.
Bài thuốc bằng đinh lăng
Chuẩn bị:
Thân và rễ cây đinh lăng khoảng 30gr.
Cách dùng
Đem dược liệu đi phơi nắng cho khô, sau đó sắc trong ấm sắc thuốc với lượng nước vừa đủ và dùng trong ngày.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương án cuối cùng khi cơn đau của người bệnh không có dấu hiệu đáp ứng với các phương pháp chữa trị khác và đang có nguy cơ trở thành biến chứng nguy hiểm.
Nguyên tắc chung của phẫu thuật chữa trị đau dây thần kinh vai gáy là loại bỏ nguyên nhân chèn ép lên dây thần kinh với các hướng phẫu thuật như sau:
- Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo: Loại bỏ đĩa đệm hư hại chèn ép thần kinh, thay thế bằng loại đĩa đệm nhân tạo phù hợp.
- Phẫu thuật hợp nhất các đốt xương sống: Loại bỏ hoàn toàn phần đĩa đệm hư hại, hợp nhất lại các đốt xương cho phù hợp. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ làm giảm tính linh hoạt của vùng cổ, vai gáy.
- Phẫu thuật cắt bỏ đốt sống cổ: Là phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn đốt sống và đĩa đệm gây chèn ép lên hệ thống dây thần kinh.
Lưu ý: Phẫu thuật có thể mang lại hiệu quả cao trong giảm đau dây thần kinh vùng vai gáy, loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây đau. Tuy nhiên, phẫu thuật chứa nhiều sự nguy hiểm, người bệnh cần phải tham khảo thật kỹ với bác sĩ điều trị để thống nhất phương án điều trị và hiểu rõ những biến chứng có thể xảy ra.
Phòng ngừa đau dây thần kinh vai gáy
Để phòng ngừa hiệu quả, ngăn chặn bệnh đau dây thần kinh vai gáy, mọi người nên lưu ý những điều sau đây:
- Tập thể dục, thể thao thường xuyên để tăng sức khỏe cơ thể. Kèm với đó có thể tập Yoga để cho cơ thể được dẻo dai và giảm stress hiệu quả
- Luôn thực hiện các tư thế sinh hoạt, làm việc đúng khoa học, bảo vệ cơ xương khớp
- Hạn chế tối đa các hoạt động mang vác vật nặng có tổn thương đến vùng vai gáy
- Ăn uống đủ chất
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến bệnh đau dây thần kinh vai gáy. Hy vọng những thông tin thiết thực và bổ ích này sẽ có ích cho bạn trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Cập nhật mới nhất vào ngày 10 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23