Đau nhức xương khớp nên uống thuốc gì? Thuốc tốt nhất hiện nay

Đau nhức xương khớp nên uống thuốc gì là vấn đề gây băn khoăn cho rất nhiều bệnh nhân. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc chữa đau nhức xương khớp, tuy nhiên muốn chọn được thuốc thích hợp, cần phải xem xét thể trạng, độ tuổi, tiền sử dị ứng và nguyên nhân gây bệnh.

Đau nhức xương khớp nên uống thuốc gì?

Các loại thuốc chữa đau nhức xương khớp hiện nay rất đa dạng, gồm thuốc tiêm, thuốc uống và thuốc bôi. Phụ thuộc vào độ tuổi, nguyên nhân gây bệnh cũng như khả năng đáp ứng, các bác sĩ có thể kê những loại thuốc dưới đây:

Thuốc giảm đau thường (Paracetamol)

Paracetamol được ưu tiên sử dụng để giảm đau do nhiều yếu tố. Loại thuốc này mang đến hiệu quả giảm đau đau nhức xương khớp và hạ sốt nhờ vào tác dụng ức chế cyclooxygenase, từ đó làm giảm lượng prostaglandin tại hệ thần kinh. Thuốc có tác dụng giảm các cơn đau từ nhẹ tới trung bình do căng cơ, chấn thương hoặc các bệnh lý mạn tính về xương khớp.

Ở liều điều trị, paracetamol khá an toàn, có thể dùng được cho cả người già trẻ em. Tuy nhiên, tác dụng giảm đau của loại thuốc này không mạnh nên đối với những bệnh nhân đau mạn tính, bị đau nhiều, thuốc không mang lại hiệu quả rõ rệt.

ứng và nguyên nhân gây bệnh. Đau nhức xương khớp nên uống thuốc gì

Không dùng paracetamol cho các trường hợp:

  • Thiếu máu.
  • Người đang có bệnh về gan, tim, thận và phổi.
  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Dù khá an toàn nhưng loại thuốc trên vẫn có thể kéo theo một vài tác dụng không mong muốn như: Ban đỏ, nổi mề đay, buồn nôn và nôn mửa.

Thuốc kháng viêm không steroid

Thuốc kháng viêm không steroid như Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen,… được chỉ định trong trường hợp Paracetamol không mang đến kết quả trị liệu. Nhóm thuốc này giúp trị bệnh bằng cách gây ức chế cyclooxygenase toàn thân, từ đó giảm tổng hợp prostaglandin – hoạt chất gây viêm. Bên cạnh hiệu quả giảm đau, loại thuốc trên còn có tác dụng hạ sốt do nhiều nguyên nhân, chống ngưng kết tiểu cầu và chống viêm.

So với thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid có nhiều nguy cơ rủi ro hơn khi dùng. Do đó, nếu bạn từng bị dị ứng hoặc có vấn đề khác về sức khoẻ (nhất là các vấn đề về tim mạch, thực quản và dạ dày) cần thông báo cho bác sĩ điều trị để được xem xét kỹ về việc có nên dùng thuốc loại này hay không.

 Thuốc chống chỉ định với các trường hợp sau đây:

  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Người đang hoặc đã từng bị xuất huyết bao tử.
  • Bệnh nhân viêm loét dạ dày.
  • Người quá mẫn với thành phần của thuốc.
  • Trẻ em chưa đủ 12 tuổi.

Thuốc kháng viêm không steroid khi đưa vào cơ thể có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn như tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa, buồn nôn, đau bụng vùng thượng vị,… Với một vài trường hợp, loại thuốc này có thể gây ra hiện tượng xuất huyết tại hệ tiêu hoá với các triệu chứng đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Nếu có những biểu hiện này, cần thông báo ngay với bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

ứng và nguyên nhân gây bệnh. Đau nhức xương khớp uống thuốc gì

Opioid – thuốc giảm đau có khả năng gây nghiện

Opioid là loại thuốc giảm đau có thể gây nghiện, được dùng để cải thiện các cơn đau nhức mạn tính. Loại thuốc này có công dụng giảm thiểu cơn đau do viêm bao hoạt dịch, chấn thương nặng, thoái hoá cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hoá khớp,… Cơ chế hoạt động của các thuốc thuộc nhóm này là ức chế thụ thể opioid của hệ thần kinh, từ đó mức độ cảm thụ cơn đau cũng giảm đi rõ rệt.

Vì có nguy cơ gây nghiện nên loại thuốc trên chỉ được dùng trong trường hợp cần thiết. Opioid thường được chỉ định kết hợp với paracetamol để tăng khả năng giảm đau, đồng thời hạn chế những tác dụng ngoài ý muốn. Nếu không đạt hiệu quả, bệnh nhân có thể được chỉ định morphin, tramadol, methadone và codein.

Không dùng thuốc đối với:

  • Người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Người có bệnh về gan.
  • Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú.
  • Đang hoặc đã sử dụng thuốc có tác dụng ức chế MAO 15 ngày trở lại đây.
  • Người mắc chứng động kinh.
  • Người ngộ độc thuốc ngủ cấp tính, thuốc giảm đau thần kinh trung ương hoặc thuốc trị liệu tâm thần.

Trong thời gian sử dụng, thuốc có thể gây đau đầu, nôn mửa, ,buồn nôn tiểu tiện ít, mất ổn định mạch, chóng mặt, táo bón,…

Thuốc chữa đau nhức xương khớp tốt nhất hiện nay

Bên cạnh các loại thuốc tây y nêu trên, trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi muốn chia sẻ với độc giả một phương thuốc chữa đau nhức xương khớp hiệu quả theo y học cổ truyền đó là An Cốt Nam.

An Cốt Nam là bài thuốc đã được Sở Y tế công nhận và cấp phép là sản phẩm đặc trị những bệnh liên quan đến xương khớp như gai cột sống, thoái hoá đốt sống, thoát vị đĩa đệm, đau lưng, đau thần kinh toạ, tê bì chân tay, đau nhức xương khớp,… tốt nhất hiện nay.

Thuốc chữa đau nhức xương khớp tốt nhất hiện nay

An Cốt Nam được nghiên cứu và điều chế bởi các bác sĩ thuộc Phòng chẩn trị  y học cổ truyền Tâm Minh Đường từ 2 bài thuốc cổ là “Quyên Tý Thang” và “Độc hoạt tang ký sinh”.

Khác với các phương pháp trị liệu khác, An Cốt Nam có tác dụng trị liệu vô cùng mạnh mẽ nhờ tích hợp được cả bài thuốc uống từ thảo dược thiên nhiên, cao dán và vật lý trị liệu. Phác đồ trị liệu vững chắc được ví như “kiềng 3 chân” của bài thuốc này bao gồm:

  • Thuốc uống (10 gói): Với thành phần gồm nhiều thảo dược quý như Thiên Niên Kiện, Bí Kỳ Nam, Trư Lũng Thảo, Dây Đau Xương,… giúp trừ phong thấp, tiêu viêm, giải phóng các dây thần kinh bị chèn ép, từ đó giải quyết tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
  • Cao dán (10 miếng): Được bào chế từ Quế Chi, Địa Liền, Đại Hồi,… Bệnh nhân chỉ cần đắp cao lên vị trí bị đau nhức từ 10 đến 15 phút sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
  • Vật lý trị liệu: Bao gồm các bước Xông ngải – Giác hơi – Châm cứu, bấm huyệt – kéo giãn cột sống – xoa bóp kết hợp với các bài tập vận động chuyện biệt.

Mong rằng các thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp độc giả giải đáp được thắc mắc đau nhức xương khớp nên uống thuốc gì? Chúc bạn thật nhiều sức khoẻ và cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Cập nhật mới nhất vào ngày 7 Tháng Chín, 2020 bởi Bác sĩ Hồng Yến

Triệu chứng viêm khớp háng
Viêm khớp háng triệu chứng nhận biết và cách điều trị

Nếu bạn đang gặp tình trạng đau, sưng, nhức mỏi vùng bẹn, rất có thể bạn đã mắc phải căn Tìm hiểu thêm

viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là gì? Triệu chứng, có chữa khỏi không?

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mạn tính liên quan đến xương khớp khá phổ biến ở nước ta. Tìm hiểu thêm

đau nhức xương khớp sau sinh
Đau nhức xương khớp sau sinh do đâu? Cách khắc phục?

Đau nhức xương khớp sau sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp. Thống kê cho thấy có từ 80 Tìm hiểu thêm

Chữa thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc hiệu quả bất ngờ

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc sẽ giúp điều trị bệnh nhanh chóng và Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *