Gai đôi cột sống S1 là gì? Có nguy hiểm không? 4 cách chữa hiệu quả

Gai đôi cột sống S1 là bệnh lý xương khớp bẩm sinh hiện chưa xác định được nguyên nhân cụ thể. Mặc dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được kịp thời điều trị, nguy cơ người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống là rất cao. Vậy liệu bạn đã biết những thông tin gì về gai đôi cột sống S1? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Gai đôi cột sống S1 là gì?

Gai đôi cột sống là hiện tượng gai xương hình thành trên thân đốt sống, chèn ép vào dây chằng và đĩa đệm, làm tổn thương đến đốt S1, L4 và L5. Bệnh chia làm ba dạng chính là dạng ẩn, dạng có nang và dạng thoát vị màng não Myelomeningocele.

Gai đôi cột sống S1 là một dạng dị tật bẩm sinh làm cho cột sống bị tách hoặc nứt đôi ra. Bởi một lí do nào đó mà trong thời gian hình thành thai nhi, ống thần kinh và phôi thai của xương cột sống không được đóng kín hoàn toàn làm cho tủy sống bị lộ ra ngoài tạo ra các gai xương.

gai đôi cột sống s1

Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 2/1000 trẻ được sinh ra có khả năng mắc bệnh. Trong thời gian đầu, bệnh thường không có các biểu hiện rõ rệt mà chỉ phát hiện được khi các gai xương đã lồi ra, kèm theo hiện tượng đau nhức.

Gai đôi S1 có nguy hiểm không?

Ở giai đoạn đầu, bệnh gai đôi cột sống rất khó phát hiện bởi triệu chứng không rõ ràng, chỉ khi bệnh trở nặng mới có các biểu hiện đặc trưng như đau tại vùng thắt lưng sau đó lan dần sang các điểm xung quanh, tê bì tay chân, vận động khó khăn và mất đi đường cong sinh lý của cơ thể.

Gai cột sống nếu không có các biện pháp can thiệp sớm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho xương khớp và cơ thể:

  • Thoát vị đĩa đệm: Bệnh gai đốt sống S1 là nguyên nhân gây ra sự tổn thương cho đĩa đệm, làm chúng bị chệch ra khỏi vị trí ban đầu và dẫn đến hiện tượng chèn ép rễ thần kinh. Tình trạng này khiến người bệnh xuất hiện các cơn đau buốt lưng và ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của người bệnh.
  • Đau dây thần kinh tọa: Đây là biến chứng thường gặp khi bị gai đôi cột sống S1. Triệu chứng tê bì kèm các cơn đau thường gặp tại vùng lưng, hông sau đó lan xuống đùi và chân khi người bệnh cúi, khom người, hắt hơi, ho.
  • Đau thần kinh liên sườn: Một khi gai đôi cột sống S1 đã biến chứng thành đau dây thần kinh liên sườn thì chắc chắn người bệnh sẽ gặp phải các cơn đau dữ dội tại ức xương và vùng ngực. Đặc biệt, tần suất đau tăng dần khi bạn hắt hơi, ho hoặc vận động, di chuyển sai tư thế.
  • Ngoài ra, còn phải kể đến một số biến chứng khác như cong vẹo cột sống, suy giảm chức năng cơ bắp, tê liệt, mất khả năng vận động tay chân, rối loạn cảm giác, rối loạn tiểu tiện, thậm chí nặng hơn là viêm, nhiễm trùng màng não và tử vong.

Hiện nay, ngoài S1 thì tình trạng gai đôi còn có thể xuất hiện tại những vị trí nào của cột sống? Liệu có nguy hiểm và ảnh hưởng đến cơ thể? Mời bạn tham khảo thông tin từ bài viết gai cột sống L4 L5.

gai đôi s1

Có thể bạn muốn biết: Vôi hóa cột sống là gì? Nguyên nhân và cách chữa bằng thuốc nam

Chữa gai đôi cột sống S1

Hiện nay, bệnh lý gai đôi cột sống S1 vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể phòng ngừa bệnh bằng cách thăm khám sức khỏe cột sống thường xuyên, hoặc áp dụng một số phương pháp chữa trị bệnh gai đôi cột sống S1 dưới đây.

  1. Sử dụng thuốc tân dược

Bác sĩ có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng thuốc Tây y tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Đồng thời, kết hợp cùng các phương pháp vật lý trị liệu giúp giảm triệu chứng đau của bệnh gây nên.

  • Thuốc kháng viêm, giảm đau: Bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc giảm đau như ibuflophen, paracetamol, naproxen,… Với các trường hợp bệnh chuyển biến nặng có thể cân nhắc cho người bệnh tiêm thuốc steroid giúp giảm đau nhanh chóng, nhưng chúng lại gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn.
  • Thuốc giãn cơ: Một số thuốc có tác dụng giảm các tác động co thắt của cơ đến cột sống như Myonal, Decontractyl, Mydocalm,…
  • Thuốc Methylprednisolon: Loại thuốc này là dạng tiêm và chỉ được sử dụng cho các trường hợp người bệnh gai đôi cột sống đang bị tổn thương mô sụn khớp.
  • Vitamin: Vitamin nhóm B như B1, B12,… cũng được chỉ định bổ sung cho người bệnh, giúp hỗ trợ hoạt động cơ xương khớp.
  1. Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng

Phương pháp vật lý trị liệu là một trong những biện pháp chữa trị an toàn, ít tác dụng phụ và phù hợp với nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau. Chính vì vậy, các bác sĩ luôn khuyến cáo người bệnh áp dụng nhằm giảm đau nhức và hồi phục lại chức năng xương khớp hiệu quả. Có thể kể đến như:

  • Bấm huyệt, châm cứu
  • Mát xa và chườm nóng hoặc lạnh
  • Dùng nẹp cổ
  • Phương pháp tác dụng nhiệt, laser, dùng sóng cao tần, siêu âm,…
  1. Phương pháp can thiệp ngoại khoa

Phẫu thuật ngoại khoa chỉ được sử dụng khi bệnh gai đôi cột sống S1 đã ở thể nặng, có các biến chứng nguy hiểm, người bệnh sử dụng các phương pháp điều trị trên mà không có tiến triển tốt.

Phẫu thuật được tiến hành, bác sĩ sẽ loại bỏ gai xương giúp người bệnh giảm hiện tượng đau nhức kéo dài. Tuy nhiên, biện pháp can thiệp này không được lâu dài, bệnh có thể tái phát lại sau một thời gian.

  1. Thuốc Nam chữa gai đôi cột sống S1

Điều trị gai đôi cột sống bằng thuốc Nam là phương pháp được sử dụng phổ biến trong dân gian. Với ưu điểm là nguyên liệu dễ tìm kiếm, giá thành rẻ, cách dùng lại đơn giản mà vô cùng an toàn, ít có tác dụng phụ cho người bệnh.

  • Ngải cứu: Chườm nóng, đắp trực tiếp lên vùng thương tổn hoặc uống nước ngải cứu với mật ong đều làm giảm sưng đau, kháng viêm và giúp hồi phục xương khớp cho người bệnh.
  • Lá lốt: Cây lá lốt có khả năng chống viêm, giảm đau, điều hòa khí huyết hiệu quả. Chính vì vậy, việc ăn, uống nước hoặc đắp lá lốt có thể chữa bệnh về xương khớp, trong đó có gai đôi cột sống.
  • Cây chìa vôi: Bài thuốc kết hợp chìa vôi cùng cỏ xước, cỏ ngươi, tầm gửi, lá lốt, gai có công dụng giảm đau tuyệt vời đồng thời giúp bạn điều trị một số bệnh về xương khớp, cột sống.

Mặc dù gai đôi cột sống S1 không phải là căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng thế nhưng nếu không được phát hiện kịp thời rất có thể người bệnh gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Hy vọng rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp từ bài viết sẽ giúp bạn bổ sung thêm kiến thức, chú ý phòng ngừa và điều trị. Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Cập nhật mới nhất vào ngày 29 Tháng Mười, 2020 bởi admin

Tác dụng của lá cẩm chữa gai cột sống
Cây lá cẩm chữa gai cột sống tác dụng và lưu ý khi dùng

Cây lá cẩm chữa gai cột sống là một phương pháp chữa trị theo y học dân gian đã được Tìm hiểu thêm

Gai cột sống không nên ăn gì
Gai cột sống nên ăn gì? Kiêng ăn những thực phẩm nào?

Gai cột sống không nên ăn gì là một trong những câu hỏi thường gặp của rất nhiều bệnh nhân. Tìm hiểu thêm

Gai cột sống
Gai cột sống là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Gai cột sống là bệnh xương khớp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi từ người già cho đến Tìm hiểu thêm

Cây phèn đen trị gai cột sống
Cây phèn đen trị gai cột sống dùng như nào và cần lưu ý gì?

Cây phèn đen trị gai cột sống là một trong những bài thuốc dân gian được mọi người truyền tai Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *