Khớp vai là một khớp phức tạp của cơ thể nó có vai trò đảm nhận hoạt động của cả cánh tay. Bài viết với chủ đề giải phẫu khớp vai hôm nay sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quát các thành phần cấu tạo nên khớp vai và một số nhiệm vụ của từng phần.
Giải phẫu khớp vai
Khớp vai chịu trách nhiệm chính cho sự hoạt động nhịp nhàng của cánh tay. Để cung cấp cho sự hoạt động nhịp nhàng của cánh tay, khớp ở vai được cấu tạo từ nhiều bộ phận khác cùng với cơ và trở thành khớp phức tạp nhất trong cơ thể, cụ thể gồm có các thành phần như sau:
Các xương xung quanh vai
- Xương cánh tay (hay còn gọi là Humerus): Đây là xương lớn nhất nằm trong khớp vai, đặc điểm chính là đầu xương có dạng tròn tương tự quả bóng để kết nối với phần bị lõm vào của khớp vai.
- Xương bả vai (còn được gọi là xương Scapula): Có hình dạng tam giác, phần xương này có công dụng kết nối xương đòn với các thành phần phía trước của khớp vai.
- Xương đòn (hay còn gọi là Clavicle): Là phần xương kéo dài qua phía trước của khớp vai, nối từ xương ức đến xương cánh tay. Tác dụng của xương đòn là tạo ra sự ổn định trong khi di chuyển của cánh tay.
Khớp
Trong khớp vai sẽ tồn tại 4 khớp nhỏ hơn với những cái tên và đặc điểm như sau:
- Khớp ổ chảo và cánh tay (Glenohumeral): Ổ chảo chính là tên gọi của phần lõm vào của khớp vai. Nơi bị lõm vào này kết hợp cùng với đầu xương tròn của cánh tay sẽ tạo thành khớp ổ chảo và cánh tay. Khớp này có tác dụng chính trong hầu như các hoạt động của cánh tay như: Vẫy tay, xoay cánh tay, dơ tay lên cao,…. Tuy nhiên, khớp này cũng dễ bị tổn thương: Bị trật và sai khớp khi có ngoại lực lớn tác động vào.
- Khớp giữa xương đòn và xương ức (Sternoclavicular): Khớp được hình thành từ một đầu bên trong của xương quai xanh nối với một điểm của xương ức. Khớp Sternoclavicular cũng chính là liên kết duy nhất của xương vai với xương của cơ thể. Tuy là điểm liên kết duy nhất nhưng đây là khớp có tính ổn định cao. Nó có tác dụng đảm bảo thực hiện các chuyển động như giơ tay cao quá đầu, đưa tay sang ngang.
- Khớp giữa bả vai và lồng ngực (Scapulothoracic): Khớp giả chính là tên gọi khác của khớp này và thật ra thì đây không phải là một khớp được hỗ trợ từ những dây chằng, hoặc các bao khớp, màng hoạt dịch hay hoạt dịch như những khớp khác. Khớp Scapulothoracic được hình thành từ phần giả khớp của xương ngực và xương bả vai. Nó có tác dụng hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động của khớp ổ chảo – cánh tay, tạo nên tính ổn định cho khớp này.
- Khớp giữa xương cùng vai và xương đòn (Acromioclavicular): Khớp này được tạo thành bởi sự liên kết của đầu cuối xương quai xanh và mỏm cùng vai của xương bả vai. Khớp được kết nối bởi các dây chằng cùng vai, có tác dụng chính là hỗ trợ cho các chuyển động tay qua đầu.
Vòng bít
Vòng bít bao gồm các sợi cơ và gân bao quanh khớp ổ chảo và cánh tay. Vòng bít có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, vòng bít cũng dễ bị tổn thương bởi ngoại lực và khi bị tổn thương có thể sẽ gây ra một cơn đau dữ dội.
Ngoài ra, khi vòng bít bị tổn thương có thể gây ra tình trạng viêm cho xương vai, tạo ra hội chứng Impingement (hội chứng hẹp khoang dưới mỏm quạ). Từ đó, nó có thể gây ra sự đau đớn cho người bệnh khi thực hiện các động tác đưa tay lên cao hơn đầu hoặc dang hai tay, và kể cả khi nằm ngủ, nếu bị chạm phải chỗ viêm cũng tạo nên những cơn đau khó chịu.
Sụn ở khớp vai
Sụn ở khớp vai bao gồm các vành sụn bao quanh các khớp ở vai cũng như các xương vùng khớp. Vai trò chính của các sụn khớp là giảm ma sát giữa các khớp, xương, giúp vai và cánh tay vận động dẻo dai hơn. Khi có tác động làm cho sụn có tổn thương, người bệnh sẽ mất ổn định trong di chuyển vai tay và gây đau nhức.
Viên nang vai
Đây là bộ phận có tác dụng chứa dịch khớp, ngăn không để khớp vai tiếp xúc với các phần còn lại của cơ thể, giúp cố định khớp vai và bảo vệ cho sự vận động của khớp.
Viên nang vai rất dễ bị rách khi có sự vận động quá mạnh, tai nạn hoặc không cẩn thận bị té,…. Nếu viên nang bị rách có thể làm tay bị liệt.
Từ những điều trên, chúng ta sẽ tổng hợp lại các chức năng của từng thành phần trong khớp vai:
- Xương xung quanh vai là yếu tố quan trọng nhất để thực hiện các hoạt động, di chuyển của vai, cánh tay.
- Viên nang vai có tác dụng làm đệm, giảm ma sát và bảo vệ các khớp vai.
- Vòng bít có tác dụng hỗ trợ chính cho phép vai chuyển động nhịp nhàng.
- Sụn vai chịu trách nhiệm chính việc làm giảm ma sát ở vị trí kết nối của các khớp.
Tất cả các xương, cơ, sụn…. Phối hợp nhịp nhàng để tạo ra những động tác nhuần nhuyễn và linh hoạt cho cánh tay.
Cơ bắp ở vai
Có khoảng tám cơ bắp vai ở trên xương cánh tay và xương đòn để bảo vệ khớp vai, giúp ổn định các hoạt động của khớp vai.
Các bệnh lý đau khớp vai thường gặp
Khớp vai có tần suất hoạt động thường xuyên, đảm nhận nhiều vai trò quan trọng về lực, vận động. Do vậy nó cũng rất dễ bị tổn thương nếu như người bệnh mang vác nặng, làm việc/chơi thể thao quá sức, nằm/ngồi ở tư thế tì đè không đúng… Một số bệnh lý về đau khớp vai rất thường xuyên gặp phải trong cuộc sống đó là:
- Đau vai gáy
- Rách, tổn thương vòng bít
- Trật khớp vai
- Viêm viên nang vai
- Gãy xương vai
- Thoái hóa khớp
- Đau dây thần kinh vai gáy
Trên đây là toàn bộ nội dung có liên quan chủ đề giải phẫu khớp vai. Hy vọng từ những nội dung thiết thực này sẽ cung cấp cho các bạn được những kiến thức chính xác nhất về khớp vai. Từ đó có cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Cập nhật mới nhất vào ngày 10 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23