Khô khớp vừa là một bệnh cũng là một triệu chứng cảnh báo những bệnh xương khớp nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về khô khớp trong bài viết bên dưới để chủ động phòng tránh tình trạng khô khớp, bảo vệ sức khỏe xương khớp cho chính bạn và những người thân yêu.
Nguyên nhân khô khớp
Khô khớp là hiện tượng khớp bị tổn thương không thể sinh ra các chất nhầy để bôi trơn khớp, khiến các cử động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các vận động ở khớp khó khăn gây nên những tiếng kêu lạo xạo, lục cục. Bên cạnh đó, người bệnh cũng gặp các triệu chứng như sưng, nóng đỏ vùng khớp, tê cứng khớp vào mỗi buổi sáng khi thức dậy. Vị trí thường xảy ra tình trạng khô khớp đó chính là vùng gối và vai. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nhưng nhiều người trẻ cũng mắc phải khô khớp do chế độ ăn uống thiếu chất, lười vận động, sử dụng máy tính quá nhiều.
Theo các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng khô khớp, mà phổ biến là các nguyên nhân chính sau đây:
- Yếu tố tuổi tác: đây là nguyên nhân thường gặp ở người cao tuổi. Theo quy luật sinh học, bước vào độ tuổi trung niên, khả năng sản sinh dịch khớp của cơ thể suy giảm rõ rệt, không đảm bảo khả năng bôi trơn phục vụ cho các cử động của khớp, lâu dần sẽ gây nên tình trạng khô khớp. Ngoài ra, tuổi càng cao, các sụn khớp bị bào mòn gây ra hiện tượng rách bao sụn và biến dạng các tổ chức sụn, các xương cọ xát vào nhau gây nên tình trạng khô khớp.
- Điều kiện sống và tính chất công việc: Những người làm những công việc nặng nhọc với cường độ cao cũng dễ dẫn đến hiện tượng khô khớp.
- Do hiện tượng vôi hóa ở ổ khớp: Sự lắng đọng canxi ở ổ khớp gây cản trở hoạt động của khớp dẫn đến khớp bị khô
- Thoái hóa khớp: Căn bệnh này khiến các sụn khớp bị bào mòn, tổn thương, khiến dịch khớp không tiết ra đủ dẫn tới khô khớp. Theo thời gian, sụn khớp ngày càng mỏng đi, nứt nẻ…, chỉ còn lại lớp xương nằm bên dưới. Các ụ xương, gai xương xuất hiện trên bề mặt xương có thể cọ xát lên đầu khớp, gây ra tiếng lạo xạo, lục cục và kèm theo những cơn đau.
- Chấn thương: Những chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hoạt động thể chất sẽ làm mất đi lượng dịch khớp ở ổ khớp dẫn đến khô khớp. Bên cạnh đó, các cơ co giãn quá mức khiến các khớp bị lệch vị trí cũng khiến khớp bị khô.
- Béo phì: việc không kiểm soát được cân nặng sẽ khiến các ổ khớp phải chịu một lực lớn, gây tổn thương cho khớp.
- Bên cạnh đó, những người bị bệnh vảy nến, thống phong cũng có nguy cơ khô khớp cao hơn.
Khô khớp không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến khả năng vận động của con người. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, khớp cứng lại, sưng viêm, dẫn đến lệch trục khớp và nguy cơ tàn phế suốt đời. Do đó, để hạn chế những biến chứng trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán sớm nhất.
Khô khớp nên uống thuốc gì?
Để biết khô khớp nên uống thuốc gì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị khô khớp đó là:
- Thuốc chống thoái hóa khớp
- Thuốc collagen
- Glucosamin
- Acid hyaluronic (có thể tiêm trực tiếp vào vùng khớp bị khô, tăng cường bôi trơn và làm giảm ma sát tại khớp)
- Chondroitin…
Những loại thuốc kể trên mang lại tác dụng giảm đau nhanh chóng cho người bệnh, tuy nhiên có thể gây nên những tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng liều lượng. Chính bởi vậy, bạn không nên tự ý mua thuốc dùng tại nhà mà cần đến bệnh viện để được các chuyên gia y tế lên phác đồ điều trị phù hợp.
Cách chữa bệnh khô khớp
Bên cạnh phương pháp dùng thuốc Tây Y, người bệnh khô khớp có thể áp dụng một số giải pháp dưới đây:
Vật lý trị liệu
Phương pháp này mang đến tác dụng giảm đau, hồi phục chức năng nhanh chóng. Bên cạnh đó, các động tác vật lý trị liệu phù hợp cũng giúp tăng sự đàn hồi, dẻo dai của các khớp.
Chữa bệnh khô khớp bằng các bài thuốc dân gian
Đây là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì khá an toàn và lành tính cho sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn cần kiên nhẫn áp dụng trong một khoảng thời gian đủ dài.
Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến:
Cách 1: Ngải Cứu trắng nướng nóng
Chuẩn bị nguyên liệu: lá ngải cứu trắng, muối tinh
Cách thực hiện:
- Lấy lá Ngải Cứu trắng rửa sạch, cho lẫn muối vào rồi đổ nước nóng lên, sau đó đắp vào khớp.
- Ngày thực hiện 1 – 2 lần
Cách 2: Ngâm chân bằng nước muối ấm pha gừng
Chuẩn bị nguyên liệu: gừng tươi, muối
Cách thực hiện:
- Gừng tươi rửa sạch, thái lát
- Đun nước gần sôi, cho gừng vào khoảng 5 phút
- Để nước đỡ nóng rồi ngâm chân
- Mỗi ngày nên ngâm chân từ 15-30 phút sẽ cải thiện triệu chứng những cơn đau do khô khớp gây ra hiệu quả, tăng tuần hoàn máu, mang đến giấc ngủ ngon cho người bệnh.
Phẫu thuật
Đây là phương pháp cuối cùng được bác sĩ chỉ định khi các phương pháp kể trên không giải quyết được tình trạng khô khớp của người bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này thường rất tốn kém và có nguy cơ để lại di chứng do rủi ro trong phẫu thuật.
Khô khớp nên ăn gì?
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị, một chế độ ăn uống khoa học cũng giúp cho bệnh khô khớp được đẩy lùi nhanh chóng. Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bị khô khớp nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày:
- Các loại thực phẩm chứa nhiều canxi
Xương ống, các loại thịt, cá biển, tôm cua..là những thực phẩm khuyên dùng, vì chúng có chứa khá nhiều canxi, tốt cho xương giúp nuôi dưỡng và bảo vệ hệ xương khớp luôn khỏe mạnh, vững chắc và dẻo dai.
- Cà chua
Cà chua không chỉ giúp làm đẹp da, ngăn ngừa lão hóa mà trong cà chua còn có chứa chất aspirin có công dụng kháng viêm, giảm đau cực kì hiệu quả và an toàn.
- Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc như đậu nành, các loại hạt,… là nguồn cung cấp hàm lượng lớn chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng đề kháng, bảo vệ hệ xương khớp chắc khỏe.
- Các loại nấm và mộc nhĩ
Các loại nấm đều tốt sức khỏe giúp phòng chống và ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là bệnh khô khớp bởi trong loại thực phẩm này có chứa nhiều vitamin D.
- Sữa và các loại thực phẩm chế biến từ sữa
Trong sữa có chứa hàm lượng chất chính là canxi – thành phần cấu thành nên xương, nên người bệnh khô khớp cần bổ sung mỗi ngày.
Ngoài uống sữa tươi, người bệnh có thể ăn thêm các thực phẩm thay thế cũng làm từ sữa như sữa chua, phô mai, sữa bò.
- Rau xanh và các loại hoa quả
Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất rất dồi dào cho cơ thể đồng thời tốt cho hệ xương khớp. Các loại hoa quả bạn có thể lựa chọn là đu đủ, dứa, chanh, bưởi, bơ, chuối,…
- Giá đỗ
Thành phần phytoestrogen, đặc biệt là isoflavone có trong giá đỗ giúp tăng cường sức khỏe cho xương khớp.
- Trà xanh
Không chỉ chứa nhiều loại vitamin, trà xanh còn chứa một hàm lượng chất flavonoid dồi dào. Việc sử dụng trà xanh thường xuyên sẽ mang đến những tác dụng như chống oxy hóa tự nhiên giảm nguy cơ bị loãng xương. Tuy nhiên, bạn không nên pha trà quá đặc vì có thể gây nên những tác dụng phụ như đau đầu, mất ngủ, khó thở,…
Trên đây là tất cả những thông tin cơ bản về bệnh khô khớp: nguyên nhân, triệu chứng, biện pháp điều trị cũng như chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Hy vọng, quý độc giả đã trang bị cho mình những kiến thức hữu ích để có thể chủ động phòng tránh bệnh khô khớp nói riêng và bệnh xương khớp nói chung.
Cập nhật mới nhất vào ngày 9 Tháng Mười Một, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23