Nội soi dạ dày là một thủ thuật y khoa giúp đưa ra hình ảnh trực tiếp từ bên trong đường ruột từ đó giúp các bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Phương pháp này rất có ích đối với việc chẩn đoán bệnh dạ dày nhưng đôi khi lại là nỗi sợ của những người bệnh. Vậy nội soi dạ dày có đau không và cần chuẩn bị gì khi nội soi? Mời bạn theo dõi trong bài viết,
Nội soi dạ dày có đau không?
Để thực hiện nội soi dạ dày thì các bác sĩ sẽ đưa một đường ống mềm có gắn camera và đèn chiếu sáng trên đầu qua đường miệng hoặc mũi vào trong cuống họng xuống ống tiêu hóa.
Nội soi dạ dày có đau hay không, mức độ đau như thế nào là tùy thuộc vào phương pháp nội soi. Dưới đây là 3 phương pháp thông dụng hiện nay:
Nội soi bằng đường miệng
Đây là phương pháp được nhiều người chọn thực hiện bởi chi phí phù hợp, bình dân.
Để thực hiện, đầu tiên người bệnh loét dạ dày được yêu cầu uống thuốc loại bỏ dịch nhầy và xịt thuốc tê ở miệng. Sau đó một ống nội soi sẽ được đưa vào miệng rồi đi qua cuống họng rồi xuống dạ dày. Người bệnh không thể nói, chỉ thở, bác sĩ sẽ theo dõi các hình ảnh được ghi lại từ camera qua màn hình để chuẩn đoán bệnh.
Phương pháp này không gây đau nhưng cảm giác rất khó chịu và nhất là có thể gây buồn nôn. Có một số người vì không chịu được dẫn đến giãy giụa, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Nội soi qua đường mũi
Tương tự nội soi qua đường miệng nhưng phương pháp này được thực hiện qua đường mũi. Bệnh nhân được gây tê ở mũi và miệng, sau đó đưa đường ống nội soi vào mũi, xuống cuống họng rồi xuống thực quản.
Phương pháp này sử dụng ống nội soi có bán kính nhỏ hơn nên cảm giác đỡ khó chịu hơn so với qua đường miệng. Nhưng chi phí cao hơn và không thực hiện được ở những người bị hẹp đường mũi hay có bệnh lý ở mũi.
Nội soi dạ dày bằng phương pháp gây mê
Đây là biện pháp cứu cánh cho những người yếu tâm lý, sợ hãi khi thực hiện 2 phương pháp trên.
- Thực hiện nội soi gây mê giống như nội soi qua miệng nhưng người bệnh đã bị gây mê nên không cảm giác đau, khó chịu. Sau khoảng 15 phút thì thuốc hết tác dụng, người bệnh sẽ tự tỉnh dậy.
- Tuy nhiên phương pháp này khá tốn kém và phức tạp, đòi hỏi phải được xét nghiệm một số yếu tố chỉ định cần thiết để tránh tai biến trong quá trình thực hiện.
Như vậy với những ai muốn tiết kiệm chi phí thì nội soi đường miệng và đường mũi là phù hợp nhưng phải chịu được cảm giác khó chịu buồn nôn. Còn nếu bạn không chịu được những cảm giác, buồn nôn sợ đau thì chọn nội soi gây mê là phù hợp nhất.
Nội soi dạ dày có phải nhịn ăn không?
Nhịn ăn là điều bắt buộc trước khi thực hiện nội soi dạ dày. Câu hỏi được đặt ra, nội soi dạ dày nhịn ăn bao lâu, mấy tiếng. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, người đi nội soi cần nhịn ăn ít nhất là 8h tiếng trước khi tiến hành thủ thuật nội soi để cho dạ dày sạch sẽ.
Như vậy, câu trả lời ăn rồi có nội soi dạ dày được không là không. Người bệnh sẽ phải đợi 8 giờ sau mới được thực hiện. Điều này vừa giúp không bị tình trạng nôn thức ăn ảnh hưởng đến đường thở khi thực hiện. Ngoài ra còn giúp bác sĩ quan sát rõ hơn bên trong dạ dày để đưa ra chuẩn đoán chính xác.
Nội soi dạ dày có được uống nước, uống sữa không?
Trước khi nội soi, người bệnh cần nhịn ăn và chỉ nên uống một ít nước lọc. Không nên uống sữa, nếu không có thể bị nôn trớ trong khi thực hiện.
Trước khi đi nội soi dạ dày nên làm gì?
Trước khi thực hiện, người bệnh cần:
- Thông báo tiền sử bệnh và các loại thuốc, thực phẩm chức năng đang dùng.
- Ký giấy xác nhận thực hiện và chấp nhận rủi ro xảy ra khi thực hiện.
- Nhịn ăn trước khi nội soi 4 – 8 giờ
- Không dùng một số loại thuốc, điển hình như thuốc chống đông vài ngày
- Cần phải gây mê nếu như người bệnh đang mắc các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, cao huyết áp.
Nội soi dạ dày bao lâu?
Thời gian thực hiện thủ thuật này từ lúc bắt đầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết trước khi nội soi đến khi kết thúc mất khoảng 3 – 4 giờ.
Nếu thực hiện nội soi dạ dày gây mê thì thời gian kéo dài hơn khoảng 1 giờ. 1 giờ này là thời gian nghỉ ngơi ở bệnh viện để thuốc mê hết tác dụng và người bệnh không bị choáng váng sau nội soi.
Nội soi dạ dày có ảnh hưởng gì không?
Phương pháp nội soi bao tử là sử dụng dụng cụ đặc thù, chuyên biệt đưa vào cơ thể nên có thể gây ra một số ảnh hưởng sau:
- Gây đau mũi – họng, thực quản bị rách, dạ dày bị thủng
- Trường hợp nội soi gây mê có thể làm giảm huyết áp, bị dị ứng thuốc mê, rối loạn nhịp tim, nhịp thở chậm hơn bình thường…
Mặc dù vậy nhưng những ảnh hưởng này thường rất ít xảy ra nên người bệnh không nên quá lo lắng, hãy chăm sóc sức khỏe tốt trước khi thực hiện.
Nội soi dạ dày 1 năm mấy lần? Nội soi nhiều có sao không?
1 năm tiến hành nội soi bao lâu cần phải phụ thuộc vào tình trạng và mục đích của người bệnh. Dưới đây là một số trường hợp người bệnh có thể tham khảo:
- Đau bao tử nhẹ, không có loạn sản trong dạ dày thực quản 2 lần/năm.
- Barrett thực quản có loạn sản thường được chỉ định 1 lần/năm.
- Đau dạ dày mạn, nhiễm vi khuẩn HP, không có loạn sản và đang điều trị bình thường 3 lần/năm.
- Tổn thương dạ dày trầm trọng, có loạn sản và chưa điều trị 3 – 6 tháng/lần.
- Bị chảy máu dạ dày vài lần/ngày để có biện pháp xử lý, điều trị kịp thời.
Nội soi dạ dày sáng hay chiều?
Thông thường để thực hiện nội soi bao tử thì sẽ mất thời gian cả buổi. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là nên nội soi sáng hay chiều thì tốt hơn. Các bác sĩ đưa ra lời khuyên, nội soi dạ dày được cả buổi sáng và chiều. Tuy nhiên, tốt hơn là buổi sáng, vì trước khi thực hiện thủ thuật này, người bệnh cần nhịn ăn 4 – 8 tiếng.
Nội soi dạ dày sau bao lâu thì được ăn?
Sau khi thực hiện thủ thuật nội soi dạ dày sau 1 – 2 tiếng người bệnh mới được ăn. Tuy nhiên, sau thời gian này, để giảm đói các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh chỉ uống trà đường hoặc sữa lạnh.
Nội soi dạ dày không đau ở đâu tốt?
Ở khu vực TPHCM
- Bệnh viện Chợ Rẫy: Đây là bệnh viện lớn, tuyến đầu nổi tiếng nhất ở miền Nam và trên cả nước. Nơi đây được trang bị cơ sở vật chất hiện đại nhất, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của bộ y tế. Bệnh viện Chợ Rẫy tập trung toàn bộ lực lượng bác sỹ có chuyên môn giỏi, tay nghề cao, giàu kinh nghiệm sẽ giúp các bệnh nhân nội soi cảm giác khó chịu và không đau, an toàn cao.
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, P.12, Quận 5, TPHCM.
- Bệnh viện Đại Học Y Dược: Đây cũng là một bệnh viện lớn ở khu vực TPHCM được nười dân tin tưởng khám chữa bệnh. Đội ngũ bác sỹ nơi đây được chọn lọc từ những sinh viên y dược giỏi nhất đã tốt nghiệp của các trường đại học trên cả nước. Trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm cộng với thiết bị hiện đại nên kỹ thuật nội soi dạ dày được thực hiện nơi đây làm người bệnh hoàn toàn yên tâm tin tưởng.
Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, P.11, Quận 5, TPHCM.
Ở khu vực Hà Nội
- Bệnh viện Bạch Mai: Là bệnh viện lớn, lâu đời và là bệnh viện tuyến đầu của Miền Bắc. Khoa Nội soi của bệnh viện Bạch Mai được xem là địa chỉ nội soi hàng đầu của Việt Nam. Sự kết hợp giữa trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi của đội ngũ bác sỹ cộng với thiết bị hiện đại đến từ Nhật bản giúp bệnh nhân hoàn toàn tin tưởng đến đây để khám hoặc điều trị về các bệnh đường tiêu hóa.
Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng – Quận Đống Đa – Hà Nội.
Xem thêm
- Xuất huyết dạ dày là gì? Có nguy hiểm không? Chữa được không?
- Hẹp môn vị là gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa hiệu quả
- Sa dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
- Thủng dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng nguy hiểm
Nội soi dạ dày giá bao nhiêu?
Mức giá của nội soi dạ dày tùy thuộc vào phương pháp mà người bệnh chọn. Giá gây mê sẽ cao hơn nội soi bình thường. Và cũng tùy thuộc vào nơi người bệnh chọn thăm khám. Mức giá dưới đây là mức giá dao động chung mọi người có thể tham khảo.
- Nội soi bằng đường miệng từ 200.000 – 700.000 vnđ.
- Nội soi đường mũi từ 500.000 – 1.000.000 vnđ.
- Nội soi gây mê từ 1.000.000 – 1.500.000 vnđ.
Nội soi dạ dày bao nhiêu tiền có bảo hiểm? Trường hợp có tham gia bảo hiểm y tế và thực hiện nội soi dạ dày cũng sẽ được chi trả với chi phí như sau:
- Nội soi dạ dày có thực hiện Clo test là 291.000 VNĐ
- Nội soi dạ dày can thiệp được hỗ trợ mức chi phí là là 719.000 VNĐ
Để thực hiện nội soi dạ dày an toàn và giảm cảm giác khó chịu thì người bệnh nên tìm đến cơ sở y tế uy tín lớn để thực hiện. Nên thực hiện ở những nơi có đủ điều kiện về vật chất, an toàn, vệ sinh và đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp có bề dày kinh nghiệm là an toàn nhất.
Cập nhật mới nhất vào ngày 11 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23