Sa dạ dày là căn bệnh nghe còn khá lạ lẫm nhưng đang ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Bệnh do thói quen sinh hoạt và nhiều yếu tố tác động. Vậy sa dạ dày là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Tất cả sẽ được trả lời qua bài viết.
Sa dạ dày là gì?
Sa dạ dày là bệnh mà dạ dày có sự thay đổi vị trí và hình dáng do bị sa xuống thấp hơn so với vị trí cũ ban đầu. Dạ dày bình thường nằm trên khoang bụng và có độ cong vừa phải. Khi bị bệnh, dạ dày sẽ có hình dạng như lưỡi câu với thân vị dài và nằm lệch xuống vùng khoang bụng.
Tùy vào tình trạng sa dạ dày nhiều hay ít mà chúng ảnh hưởng lên sức co bóp cũng như quá trình tiêu hóa thức ăn. Nếu dạ dày bị sa quá nhiều, các chức năng của dạ dày có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nguyên nhân gây bệnh sa dạ dày
Sa dạ dày là hậu quả của nhiều nguyên nhân tác động trong thời gian dài gây ra:
- Cơ thể suy nhược: Người có thể chất kém, cơ thể bị ảnh hưởng nhiều tác động do huyết khí kém, đau yếu và dạ dày co bóp, tiêu hóa kém hiệu quả dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng. Khi đó, áp suất ở ổ bụng giảm, lớp mỡ vách bụng giảm giúp nâng đỡ dạ dày và cơ bụng không giữ được đàn hồi tốt dẫn đến việc không còn nâng đỡ tốt cho dạ dày. Dạ dày sẽ tuột khỏi vị trí ban đầu dẫn đến sa dạ dày.
- Thói quen ăn uống: Chế độ ăn quá nghèo nàn, thiếu dưỡng chất, thiếu vitamin làm cơ thành bụng bị yếu. Hoặc do ăn quá no, ngay sau khi ăn no hoạt động nếu làm việc nặng làm tăng áp lực lên dạ dày khiến dạ dày giãn và sa khỏi vị trí ban đầu.
- Sử dụng thuốc: Các bệnh nhân sử dụng thuốc huyết áp dạng chẹn canxi hay các thuốc tác động lên yếu tố nội tiết quá mức hoặc tác dụng phụ của một thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến dạ dày gây ra hiện tượng dạ dày bị sa xuống khoang bụng.
- Tâm lý: Dạ dày là cơ quan chịu ảnh hưởng khá lớn bởi yếu tố tâm lý. Sự lo lắng, căng thẳng kéo dài không chỉ có khả năng gây ra đau dạ dày, trào ngược, viêm loét dạ dày mà còn có thể tác động xấu làm dạ dày bị sa.
Ngoài ra, các đối tượng có bệnh lý như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, viêm tụy hay đường mật,… Và những người có cơ địa béo phì hoặc phụ nữ đẻ nhiều lần có sử dụng các biện pháp giảm cân đột ngột, quá nhanh cũng có nguy cơ rất cao mắc bệnh sa dạ dày.
Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ
GỌI NGAY 0246 297 7923Dấu hiệu sa dạ dày
Dạ dày bị sa thì có thể khiến cho hệ tiêu hóa gặp khá nhiều vấn đề. Người bị sa dạ dày sẽ có các triệu chứng thường gặp như sau:
Cảm giác đầy bụng, khó tiêu
Dạ dày bị giảm khả năng co bóp, tiết enzym cũng gặp bất lợi khiến cho việc tiêu hóa thức ăn gặp vấn đề gây ra cảm giác đầy bụng, căng tức bụng, khó tiêu,…
Triệu chứng ợ hơi
Sa dạ dày ảnh hưởng trực tiếp đến sự co bóp của các cơ dạ dày. Thức ăn không được tiêu hóa, đồng thời khí sinh ra liên tục cùng cơ vòng tâm vị không thể kiểm soát được khiến khí trào ngược thực quản gây các cơn ợ hơi liên tục.
Đau bụng vùng xung quanh rốn
Dạ dày bị sa xuống khoang bụng, bị kích thích co thắt liên tục tạo nên các cơn đau nhói rất khó chịu. Một số bệnh nhân nặng có thể đau toát mồ hôi.
Ăn uống kém
Chức năng dạ dày giảm sút, kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu khiến cho người bệnh chán ăn, có thể xanh xao, gầy yếu và suy nhược.
Đây là những triệu chứng thường gặp, ngoài ra còn một số triệu chứng như đau đầu, cảm giác ớn lạnh, xuất huyết tiêu hóa do tổn thương,… cũng có thể xảy ra.
Bệnh sa dạ dày có nguy hiểm không?
Bệnh sa dạ dày thuộc dạng mãn tính, tiến triển không quá nhanh. Nhưng nếu bị tác động xấu trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những chuyển biến nặng. Ban đầu, sa dạ dày chỉ ảnh hưởng nhẹ đến chức năng co bóp và tiêu hóa của dạ dày gây ra những cảm giác khó chịu do một số triệu chứng khó tiêu xảy ra.
Tuy nhiên, việc chỉ có các triệu chứng nhẹ, khiến nhiều người chủ quan, không đi thăm khám và phát hiện sớm. Nên các thói quen xấu vẫn cứ duy trì và tác động xấu cứ diễn ra gây nên những biến chứng nguy hiểm.
Các biến chứng nguy hiểm như:
- Sức khỏe suy kiệt, sức đề kháng kém, dễ dàng bị bệnh “tấn công” và nhiễm các bệnh khác
- Các tổn thương dạ dày như viêm loét, xuất huyết, nôn ra máu…
- Không kiểm soát kịp thời có thể gây tử vong
Vì vậy, cần phát hiện và điều trị kịp thời để giúp đảm bảo chức năng dạ dày cũng như tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Chẩn đoán và điều trị sa dạ dày
Khi bạn gặp các triệu chứng sa dạ dày đã được nêu ở trên hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.
Chẩn đoán sa dạ dày
Dựa vào những triệu chứng cơ năng và tiền sử bệnh của người bệnh, bác sĩ sẽ có những định hướng và cho thực hiện các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh.
Bệnh sa dạ dày có thể được phát hiện qua hình ảnh cận làm sàng như siêu âm, X-quang hay phương pháp chụp MRI hiện đại cộng hưởng từ để quan sát được hình ảnh dạ dày. Từ đó sẽ xác định mức độ sa dạ dày để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Xem thêm
- Xuất huyết dạ dày là gì? Có nguy hiểm không? Chữa được không?
- Hẹp môn vị là gì? Có nguy hiểm không? Cách chữa hiệu quả
- Thủng dạ dày là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng nguy hiểm
- Nội soi dạ dày có đau không? Có phải nhịn ăn, giá bao nhiêu?
Điều trị sa dạ dày
Sa dạ dày sẽ được điều trị dựa vào mức độ bệnh bằng cách phối hợp nhiều phương pháp đông – tây y kết hợp, cùng việc thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt và tập luyện các bài tập hỗ trợ.
- Mức độ nhẹ: Sử dụng các thuốc tây y để kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu gây ra. Đồng thời, dùng phương pháp châm cứu theo quan niệm y học cổ truyền có thể đem lại hiệu quả tốt.
- Mức độ nặng: Dùng thuốc hỗ trợ tiêu hóa, giảm triệu chứng, tập vật lý trị liệu để giúp các cơ thành bụng khỏe để giúp kéo dạ dày về vị trí cũ đồng thời kết hợp châm cứu để có hiệu quả tốt nhất.
Sa dạ dày tiến triển chậm và hoàn toàn có thể điều trị được để giúp chức năng dạ dày trở lại hoạt động tốt hơn. Tuy nhiên, nếu lơ là mà không điều trị đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nặng có thể đe dọa đến tính mạng. Vì thế, hãy thăm khám sớm và thực hiện tốt phác đồ điều trị sử dụng thuốc, bài tập bổ trợ theo tư vấn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất. Chúc các bạn luôn có cơ thể khỏe mạnh!
Cập nhật mới nhất vào ngày 11 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23