Rượu bia là một dạng chất gây nghiện có thể làm xói mòn và phá hủy mọi cơ quan nội tạng sau một thời gian dài hấp thụ, đặc biệt là thận. Vậy suy thận có được uống rượu không còn là thắc mắc của phần đông bệnh nhân. Cùng chúng tôi tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.
Suy thận có được uống rượu không?
Thận là cơ quan bài tiết quan trọng nhất của con người với cơ chế hoạt động như một nhà máy lọc và xử lý chất thải. Thận bị tổn thương lâu ngày sẽ dẫn đến suy giảm chức năng thận, từ đó kéo theo nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác, đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó phải kể đến thói quen lạm dụng rượu bia.
Thận có vai trò bài tiết và loại bỏ các chất độc có trong máu, trong khi đó rượu là một loại đồ uống có cồn chứa chất kích thích. Thói quen uống nhiều rượu có nồng độ cao sẽ làm gia tăng áp lực lên thận bắt buộc cơ quan này phải làm việc gấp đôi so với bình thường. Đây chính là lý do khiến chức năng xử lý chất thải của thận bị ảnh hưởng nặng nề, lâu dần dẫn đến suy thận và mất hoàn toàn khả năng lọc máu. Nếu người bệnh không ý thức được điều này mà tiếp tục uống nhiều rượu sẽ khiến tình trạng suy thận ngày càng trầm trọng hơn vì các chất độc cặn bã sẽ lắng đọng lại trong máu, không thể đào thải.
Bên cạnh đó, rượu bia còn là chất xúc tác ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cân bằng điện giải và điều hòa lượng nước trong cơ thể bị rối loạn. Bởi lượng cồn trong loại đồ uống này sẽ làm hạn chế quá trình sản xuất ra hormone kích thích thận kiểm soát lượng nước tiểu. Hậu quả hệ bài tiết hoạt động nhiều hơn dẫn đến tình trạng mất nước và rối loạn chức năng chuyển hóa của toàn bộ các cơ quan khác trong cơ thể. Trên thực tế, phần lớn các ca bệnh mắc các bệnh lý về gan và thận đều có mối liên quan mật thiết tới thói quen sử dụng rượu bia.
Tóm lại, người bị suy thận không được uống rượu vì sở thích ăn uống này có thể trở thành con đường ngắn nhất đưa bạn đến gần hơn với thần chết. Nếu suy thận không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì người bệnh có nguy cơ đối mặt với một số biến chứng khôn lường như: tim mạch, huyết áp, suy giảm chức năng sinh sản, rút ngắn tuổi thọ xương khớp, tổn thương tới hệ thần kinh trung ương và não bộ,…
Tác hại của rượu đến sức khỏe con người
Theo các chuyên gia sức khỏe, rượu giống như con dao hai lưỡi đối với sức khỏe. Nếu uống đúng liều lượng thì rượu rất tốt cho hệ tiêu hóa và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch. Ngược lại nếu lạm dụng nó trong một thời gian dài thì hậu quả rất khó lường, thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng. Vậy cụ thể tác hại của rượu đến sức khỏe con người là như thế nào?
Tổn hại tới tim mạch
Rượu là loại đồ uống chứa cồn trong khi đây là chất tốt ảnh hưởng không tốt đến cơ tim. Cơ tim của người bệnh sẽ dần bị giãn ra và xơ hóa sau một thời gian lạm dụng rượu quá liều lượng cho phép. Từ đó dẫn đến hiện tượng khó thở, rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nghiêm trọng hơn là nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Tổn hại tới dạ dày
Rượu khi đi vào dạ dày sẽ bị phân hủy thành một chất cực độc có tên gọi là acetaldehyde. Chất này kích thích lên thành niêm mạc khiến làm tăng tiết dịch axit – thủ phạm gây nên các bệnh viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. Ngoài ra, khi lượng cồn và axit tích tụ trong dạ dày đạt đến giới hạn nhất định sẽ khiến người uống có cảm giác buồn nôn, nôn và đau quặn thắt ở vùng thượng vị.
Tổn hại tới não bộ
Hoạt động của não bộ sẽ rơi vào tình trạng rối loạn, không tỉnh táo nếu người đó không kiểm soát được lượng cồn nạp vào cơ thể. Đây cũng chính là nguyên nhân lý giải tại sao người say rượu thường đi đứng loạng choạng, tinh thần dễ bị kích động, hành vi mất kiểm soát và trí nhớ suy giảm.
Tổn hại tới gan
Sau khi đi qua dạ dày và ruột non thì gan chính là nơi tiếp nhận chính tiếp theo có nhiệm vụ lọc và chuyển hóa chất độc để thải ra ngoài cơ thể. Việc thường xuyên phải tiếp nhận một lượng lớn chất độc cũng như cường độ làm việc liên tục trong nhiều giờ đã khiến chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng. Chức năng gan suy giảm tất yếu kéo theo một loạt hệ lụy khác như: xơ gan, gan nhiễm mỡ, nhiễm trùng dịch cổ trướng, ung thư gan,…
Ảnh hưởng tới sức khỏe sinh lý và khả năng sinh sản
Trên thực tế có khá nhiều người sai lầm khi lấy rượu là công cụ để tăng cường sự dẻo dai, bền bỉ cho nam giới trong phòng the. Theo khoa học chứng minh, những đồ uống chứa cồn là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng suy giảm nồng độ testosterone trong cơ thể, gây rối loạn cương dương và làm ảnh hưởng chất lượng tinh trùng.
Đối với nữ giới, thói quen nghiện rượu trong một thời gian dài sẽ khiến kinh nguyệt bị rối loạn, buồng trứng suy yếu, từ đó làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non và vô sinh.
Tác động đến hệ miễn dịch của cơ thể
Tế bào bạch cầu là thành phần không thể thiếu với vai trò cấu thành hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh. Trong đó, rượu được xem là một kẻ nguy hiểm bậc nhất đe dọa tới sự tồn tại của những tế bào bạch cầu này. Vì vậy, có thể thấy, người nghiện rượu thường sức đề kháng kém hơn và dễ mắc các bệnh lây truyền như: viêm phổi, lao,…
Tổn hại đến tuyến tụy
Tụy là cơ quan sản xuất insulin có chức năng kiểm soát lượng đường trong máu và điều hòa một loạt các hoocmon nhằm đảm bảo cho quá trình tiêu hóa thức ăn được thực hiện. Nếu uống nhiều rượu sẽ khiến tụy bị tổn thương, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, viêm tụy, ung thư tụy và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.
Hy vọng bài viết trên đây là lời giải đáp thích đáng dành cho độc giả còn băn khoăn về vấn đề “Suy thận có được uống rượu không”. Để đảm bảo quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ, người bệnh tốt nhất nên kiêng tuyệt đối sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích trong thời gian này.
Cập nhật mới nhất vào ngày 14 Tháng Chín, 2020 bởi Bác sĩ Hồng Yến
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23