Trong những năm gần đây, tình trạng suy thận ở trẻ em đang rất đáng quan ngại, tỷ lệ các bé mắc căn bệnh nguy hiểm này ngày càng tăng cao. Việc nắm được nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết cũng như cách điều trị suy thận sẽ giúp các bậc phụ huynh kịp thời kiểm soát căn bệnh nguy hiểm ở con em của mình.
Nguyên nhân gây suy thận ở trẻ em
Nhìn chung có rất nhiều yếu tố gây bệnh suy thận ở trẻ em, có thể bắt nguồn từ di truyền hoặc chính thói quen trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các bé. Dưới đây là một số nguyên nhân cơ bản có thể kể đến.
Do yếu tố di truyền
Theo các thống kê, có đến gần một nửa các em bé bị suy thận là do yếu tố bẩm sinh. Các em bé có cha mẹ hoặc người thân bị suy thận cũng có khả năng bị suy thận theo. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng có thể xuất phát từ các bệnh lý mà người mẹ mắc phải trong quá trình mang thai.
Mắc các bệnh nhiễm trùng nặng
Một số trường hợp có tiền sử mắc các bệnh viêm nhiễm, bị tổn thương do nhiễm trùng vùng thận và đường tiết niệu. Các bệnh lý này có khả năng biến chứng thành suy thận. Ngoài ra, thận có thể bị ảnh hưởng khi trẻ em phải dùng các loại thuốc hóa chất, dùng nhiều thuốc kháng sinh…
Chế độ ăn uống bất hợp lý
Chế độ ăn uống không hợp lý của có thể là một trong số những nguyên nhân gây nên bệnh suy thận. Trẻ em dễ mắc phải bệnh thận khi ăn quá nhiều muối, uống nhiều nước ngọt có ga, ăn no hay thừa protein… Tất cả những điều này đều gây hại đến các hoạt động của thận, khiến thận nhanh chóng bị suy giảm chức năng.
Sức đề kháng yếu kém
Sức đề kháng và khả năng miễn dịch yếu có thể khiến các hoạt động của thận suy giảm, các loại virus, vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập hơn vào cơ thể. So với các trẻ em có sức khỏe ổn định, những đứa trẻ có sức đề kháng yếu có nguy cơ mắc suy thận cao hơn hẳn.
Dấu hiệu trẻ bị suy thận
Để sớm phát hiện bệnh suy thận ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần nắm được một số dấu hiệu quan trọng dưới đây.
- Phù nề tại các bộ phận trên cơ thể: Phù nề là biểu hiện dễ dàng nhận biết nhất ở các trẻ em bị suy thận. Trước hết, các bé sẽ xuất hiện những vết sưng phồng ở vùng mắt, sau đó lan ra toàn mặt, tiếp đến là các vùng tay – chân – lưng – bụng. Tình trạng sưng phồng, phù nề này rất giống với biểu hiện của côn trùng cắn.
- Chán ăn, tiêu hóa kém: Chức năng của thận suy giảm dẫn đến các cơ quan khác trong cơ thể cũng ảnh hưởng theo. Bé bắt đầu xuất hiện một số dấu hiệu của việc chán ăn, lười ăn, tiêu hóa kém, rất dễ nôn.
- Đi tiểu khó: Các biểu hiện rõ ràng nhất của việc suy thận được thể hiện trực tiếp thông qua việc đi tiểu của các bé. Các bé sẽ gặp khó khăn hơn khi đi tiểu giống hệt như người lớn, một số vấn đề có thể kể đến như: khó tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu có mùi lạ…
- Một số biểu hiện khác: Ngoài các biểu hiện cụ thể trên, trẻ em bị suy thận có xuất hiện một số triệu chứng khác. Hầu hết các triệu chứng này đều xuất hiện cùng nhau, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường: Tay chân run rẩy, mỏi mệt cơ thể, ngủ mơ, ngủ nhiều, đau bụng, sụt cân nhanh…
Điều trị suy thận ở trẻ em
Ngày nay, trẻ em ngày càng có xu hướng bị suy thận nhiều hơn do sự chủ quan của cha mẹ trong việc phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Trước tiên, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh suy thận, các bậc phụ huynh cần đưa con em mình đến ngay các cơ sở y tế để tiến hành các bước xác định bệnh. Từ đó, các chuyên gia y tế sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.
Lọc máu và ghép thận
Hiện nay, có một số phương pháp điều trị suy thận phổ biến nhất có thể kể đến như lọc máu, ghép thận…
- Phương pháp lọc máu: Lọc máu hay chạy thận là phương pháp điều trị suy thận được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Cách thức này giúp lọc đi những chất cặn bã, các tạp chất lẫn trong máu, nói một cách đơn giản đây chính là quá trình làm sạch máy cho các trẻ em bị suy thận.
- Tiến hành ghép thận: Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, phương pháp ghép thận ra đời nhằm thay thế hoàn toàn một quả thận mới, giúp hoạt động của thận tốt hơn. Tuy nhiên đối với phương pháp này, người nhận thận mới cần được theo dõi kỹ lưỡng, người bệnh cũng có thể gặp phải một số biến chứng về sức khỏe sau khi cấy ghép thận.
Chú ý đến chế độ ăn uống
Bên cạnh việc tiến hành các phương pháp điều trị suy thận theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt của con em mình. Dưới đây là một số điều cần ghi nhớ:
- Trẻ em bị suy thận cần hạn chế các loại đồ ăn dầu mỡ, đồ ăn có chứa nhiều chất béo
- Muối, đồ mặn là nguyên nhân hàng đều gây ảnh hưởng tới các hoạt động của thận.
- Cần uống đủ nước mỗi ngày (từ 2-2.5l nước).
- Khuyến khích các hoạt động tập luyện nhẹ nhàng, giảm căng thẳng, mệt mỏi cho cơ thể, đồng thời giúp tăng cường đề kháng chống lại bệnh.
- Các cha mẹ cần tăng cường bổ sung chất xơ, các loại rau củ quả cho các bé để tăng cường thanh lọc cơ thể, cải thiện các hoạt động của thận.
Suy thận ở trẻ em là một căn bệnh nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển, thậm chí và tính mạng của các em nhỏ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Các bậc phụ huynh hãy luôn quan tâm chú ý đến chế độ sinh hoạt của con em mình. Khi có bất cứ dấu hiệu nào dù là nhỏ nhất hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám xét và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, những bệnh nhân suy thận có thể tham khảo thông tin về vấn đề suy thận có nên uống nước đỗ đen, đồng thời kết hợp một số biện pháp chữa suy thận từ các nguyên liệu thiên nhiên để có thể chữa bệnh an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Cập nhật mới nhất vào ngày 9 Tháng Chín, 2020 bởi Bác sĩ Hồng Yến
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23