Tê tay trái là bệnh gì? Hiện tượng cánh tay trái bị tê cảnh báo điều gì

Tê tay trái là hiện tượng không ít người gặp phải do nằm ngủ sai tư thế hoặc cũng có thể đây là những dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm nào đó. Do đó, nếu bạn thấy triệu chứng tê tay trái xuất hiện thường xuyên thì hãy nhanh chóng thăm khám, chẩn đoán để có hướng điều trị kịp thời tránh chủ quan để lâu dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Tê tay trái là bệnh gì?

Tê tay chân khi mới ngủ dậy là hiện tượng xảy ra khá phổ biến có thể là do người bệnh nằm ngủ sai tư thế khiến máu lưu thông kém và gây ra hiện tượng tê bì và thậm chí là mất cảm giác. Nếu là do nguyên nhân này thì người bệnh chỉ cần lưu ý thay đổi tư thế ngủ, hiện tượng này sẽ được cải thiện và chấm dứt. Tuy nhiên, tê tay trái trong một số trường hợp kèm các dấu hiệu khác như đau nhức, mệt mỏi thì người bệnh nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để thăm khám vì rất có thể đây là biểu hiện của các bệnh lý sau:

Bệnh lý đốt sống cổ

Đây là bệnh lý xương khớp xảy ra phổ biến ở những người trung tuổi. Tuy nhiên, bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa do cuộc sống hiện đại khiến con người lười vận động hơn, sai tư thế ngồi, đặc biệt là ở nhân viên văn phòng.

Bệnh lý cột sống cổ xảy ra do người bệnh ngồi hoặc làm việc sai tư thế trong một thời gian dài dẫn đến những tổn thương ở cột sống. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm hơn như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, viêm đốt sống cổ,… nếu không được điều trị kịp thời.

tê tay trái

Bệnh lý đốt sống cổ có các triệu chứng điển hình như tê cứng các ngón tay, hạn chế khả năng vận động các ngón tay sau khi thức dậy vào sáng sớm. Bên cạnh đó, bệnh còn xuất hiện các triệu chứng đau nhức ở vùng cổ, hai cánh tay, bả vai, gáy. Người bệnh nên đến bệnh viện kiểm tra nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu này.

Bệnh tiểu đường

Tê tay trái hoặc phải cũng có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường. Khi ở giai đoạn nặng, người bệnh tiểu đường có thể bị tổn thương các dây thần kinh ngoại biên và dẫn đến hiện tượng tê bì tay chân. Người bệnh nên đi kiểm tra và có hướng điều trị kịp thời trước khi bệnh biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống.

Bệnh thiếu máu não cục bộ

Thiếu máu não cục bộ cũng là một trong những bệnh lý gây ra hiện tượng tê tay trái hoặc phải. Do lượng máu lên não bị giảm hoặc bị hẹp động mạch hoặc bị tắc nghẽn một cục máu đông từ tim nên lượng máu tới các chị bị giảm dẫn tới hiện tượng tê bì.

Thiếu máu não cục bộ thường có các triệu chứng điển hình như tê chân tay, nhức đầu, không tập trung, giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt,…Khi thấy xuất hiện các triệu chứng này, người bệnh nên tới cơ sở y tế uy tín để kiểm tra sớm.

Hội chứng ống cổ tay

Nếu bạn bị tê tay trái hoặc phải thường xuyên thì đó có thể là những cảnh báo cho nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay tương đối cao. Hội chứng này xảy ra chủ yếu ở đối tượng nhân viên văn phòng, những người phải làm việc với máy tính trong thời gian dài. Người bệnh sử dụng thường xuyên các ngón tay trong việc gõ bàn phím hoặc điện thoại khiến các cơ dây chằng và khớp xương tại đây bị tổn thương. Lâu ngày chúng có thể bị viêm đau và chèn ép lên các dây thần kinh dẫn đến tê bị tay, mất cảm giác.

Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên

Bạn bị tê tay trái cũng có thể là do bệnh lý viêm dây thần kinh ngoại biên gây ra. Căn bệnh này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chính vì vậy mà triệu chứng lâm sàng của bệnh cũng khá đa dạng. Viêm dây thần kinh ngoại biên do trúng độc thì người bệnh sẽ thấy đau nhức. Còn viêm dây thần kinh ngoại biên do thiếu hụt chất dinh dưỡng, người bệnh sẽ thấy tê bì, cử động tay chân khó khăn.

Cách làm hết tê tay trái

Tùy vào từng nguyên nhân gây ra chứng tê tay trái mà bác sĩ chuyên môn sẽ chỉ định cho bạn cách điều trị sao cho phù hợp. Để kiểm soát các triệu chứng tê tay trái hoặc tê chân tay, bác sĩ sẽ chỉ định bạn một số loại thuốc Tây sau:

  • Thuốc giảm đau kháng viêm: Paracetamol, Bonlutin, Diclofenac, Profenid, Arcoxia, Voltaren, Bonlutin, Ibuprofen,… Các dòng thuốc này đem lại tác dụng giảm đau nhanh chóng cho bệnh nhân và có khả năng phòng ngừa các viêm nhiễm có thể xảy ra.
  • Thuốc giãn cơ: Cyclobenzaprine, Carisoprodol, Eperisone, Baclofen,…là các loại thuốc giãn cơ được sử dụng phổ biến nhằm hạn chế tình trạng đau nhức, làm giãn cơ bắp, hỗ trợ điều trị chứng tê tay trái.
  • Thuốc chống trầm cảm: Doxepin, citalopram, fluoxetine,… là các loại chống thuốc trầm cảm giúp làm giảm tê bì và đau nhức.
  • Thuốc bôi ngoài da: Voltaren, emulgel là các loại thuốc bôi ngoài da được sử dụng phổ biến giúp làm giảm đau và tê tay.
  • Các nhóm vitamin: Nếu bạn được xác định tê tay trái là do thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B thì cần được bổ sung các nhóm vitamin B1, B6, B12 để cải thiện triệu chứng bệnh.

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc Tây y, bệnh nhân cần có sự chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cũng như ngừng thuốc. Không lạm dụng thuốc bởi chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho dạ dày, thận và gan.

tê cánh tay trái

Ngoài các biện pháp sử dụng thuốc Tây y trên, người bệnh cũng có thể làm giảm triệu chứng tê tay trái tại nhà bằng các bài thuốc dân gian như sử dụng cây ngải cứu, cây trinh nữ như sau:

  1. Cây ngải cứu: Lấy một nắm lá ngải cứu rửa sạch, để ráo, giã dập rồi đem xao trên chảo nóng cùng một chút muối hạt. Sau đó, bọc hỗn hợp trên trong túi vải rồi chườm trực tiếp vào vị trí bị tê bì. Thực hiện liên tục 2-3 lần mỗi tuần sẽ giúp làm giảm hiện tượng tê tay trái.
  2. Cây trinh nữ: Thu lượm rễ cây trinh nữ rồi đem rửa sạch, thái mỏng, phơi khô rồi trộn với rượu đem xao khô. Sau đó, mỗi ngày bạn lấy 20-30 gam sắc với 400ml nước khi thấy cạn còn 1/3 thì dừng lại, lọc lấy thuốc uống. Bạn chia chỗ thuốc trên làm hai phần và uống trong ngày sẽ làm giảm triệu chứng tê bì.

Tóm lại, tê tay trái hoặc phải có thể là biểu hiện của các bệnh lý. Do vậy, người bệnh cần đến ngay bệnh viện uy tín để thăm khám và chẩn đoán từ đó có phương pháp điều trị phù hợp khi thấy xuất hiện triệu chứng tê bì này. Ngoài ra, trong quá trình điều trị, người bệnh cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để tăng hiệu quả điều trị.

Cập nhật mới nhất vào ngày 2 Tháng Mười Một, 2020 bởi admin

bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống
8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống cực hiệu quả

Người bệnh thoái hóa luyện tập các bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống thường xuyên, đều đặn mỗi Tìm hiểu thêm

Thoái hóa cột sống có nên tập gym
Thoái hóa cột sống có nên tập gym, yoga không? Nên tập gì?

Gym, yoga là những bộ môn luyện tập tốt cho sức khỏe được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, người Tìm hiểu thêm

Thoái hóa cột sống nên ăn gì
Thoái hóa cột sống nên ăn gì? Kiêng ăn gì giúp giảm đau nhanh?

Thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng ăn gì? Thực phẩm cung cấp cho cơ thể hàng ngày ảnh Tìm hiểu thêm

Đau rễ thần kinh cột sống
Đau rễ thần kinh cột sống là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Đau rễ thần kinh cột sống là hội chứng thường gặp ở cột sống, xảy ra khi cột sống bị Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *