Thoái hóa cột sống có nên tập gym, yoga không? Nên tập gì?

Gym, yoga là những bộ môn luyện tập tốt cho sức khỏe được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, người bị thoái hóa cột sống có nên tập gym, tập yoga không? Nếu có thì người bệnh thoái hóa đốt sống lưng nên tập gì? Những thắc mắc này sẽ được chuyên gia của Indembassy chia sẻ trong bài viết này. Cùng tìm hiểu nhé!

Thoái hóa cột sống có nên tập gym?

Theo các chuyên gia hàng đầu cho biết, tập gym hàng ngày giúp tăng cường sức khỏe, sự dẻo dai, chắc khỏe và khả năng linh hoạt của xương khớp. Tập gym cũng giúp phòng ngừa được tình trạng chấn thương, loãng xương, thoái hóa xương khớp. Chính vì thế, những người bị thoái hóa cột sống nên tập gym. Tuy nhiên, khi tập gym người bệnh cần chú ý không tập động tác mạnh mà chỉ luyện tập các động tác nhẹ nhàng tốt cho cột sống để cột sống không bị khô cứng. Đặc biệt khi luyện tập cần phải tập dưới sự hướng dẫn của chuyên gia để được hỗ trợ đem lại hiệu quả tập luyện tốt nhất.

Thoái hóa cột sống có nên tập gym

Lợi ích của tập gym đối với người bị thoái hóa cột sống:

  • Người bệnh luyện tập thường xuyên đều đặn giúp cải thiện độ dẻo dai, chắc khỏe cho xương khớp nói chung và xương cột sống nói riêng, nhờ vậy mà tăng cường sự khỏe mạnh và cột sống linh hoạt hơn.
  • Cải thiện tình trạng đau nhức lưng, thúc đẩy quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho xương cột sống giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.

Mặc dù vậy, nhưng có bài tập có thể khiến cho triệu chứng đau nhức do thoái hóa nặng hơn hoặc gây chấn thương cột sống. Do đó, trước khi tập gym, người bệnh cần phải tham khảo sự tư vấn của bác sĩ hoặc huấn luyện viên để lựa chọn động tác tập phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

Bên cạnh những lợi ích trên, tập gym còn mang lại nhiều lợi ích sau:

  • Sức mạnh của cơ bắp được tăng cường, có thân hình thon gọn, săn chắc, gợi cảm. Người gầy còn giúp tăng cường sức khỏe và tăng cân.
  • Kích thích cơ thể tái tạo xương mới, giúp xương luôn chắc khỏe, ngăn ngừa được tình trạng xương khớp bị suy yếu, lão hóa, chấn thương hiệu quả.
  • Giảm stress, áp lực, giúp tinh thần luôn vui vẻ, thoái mái, lạc quan hơn nhờ giải phóng được epinephrine, dopamine…. trong não.
  • Tăng cường sức khỏe giúp ngăn ngừa được nhiều bệnh lý như bệnh về tim mạch, huyết áp cao…
  • Cải thiện và tăng cường sinh lực cho cả nam và nữ.

Người bị thoái hóa cột sống khi tập gym cần chú ý:

  • Khởi động trước khi luyện tập để làm nóng cơ thể và giãn cơ, đặc biệt là các động tác khởi động tác dụng lên cột sống nhiều.
  • Cần luyện tập đúng tư thế đúng kỹ thuật, khi tập cần phải giữ cho cột sống thẳng. Nếu tập tạ thì cần phải lựa chọn loại phù hợp, không nên lựa chọn quả tạ nặng dễ xảy ra chấn thương cột sống.
  • Hàng ngày chỉ tập gym từ 30 – 45 phút, tập quá nhiều có thể khiến cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

Một số bài tập gym tốt cho người bị thoái hóa cột sống: Bài tập Squat, bài tập gập bụng, bài tập gập người tập lưng dưới (Hyperextension)

Bị thoái hóa cột sống có nên tập yoga?

Cũng như tập gym, người bị thoái hóa cột sống luyện tập yoga đúng cách giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả tốt hơn và ngăn ngừa các cơn đau nhức hỏi thăm. Tuy nhiên, nếu tập sai tư thế có thể khiến cột sống bị chấn thương, bệnh thoái hóa cột sống tiến triển nặng hơn. Do đó, các chuyên gia cho biết, khi tập yoga người bệnh cần chú ý:

  • Luyện tập nhẹ nhàng, từ từ khi mới bắt đầu tập đến khi cơ thể quen và dẻo dai hơn thì có thể tăng mức độ khó của động tác và cường độ mạnh hơn.
  • Trước khi tập cần phải khởi động để giãn cơ, dây chằng, mở khớp và tuần hoàn máu được khởi động.
  • Tránh tập các tư thế cúi người, xoay người, với tay, ngửa cổ quá mức.
  • Luyện tập vừa sức không được quá sức, cần phải kết hợp giữa hít thở khi thực hiện các tư thế.
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp trước khi luyện tập để xác định xem có phù hợp không, tránh tự ý luyện tập có thể khiến cho tình trạng thoái hóa cột sống nặng hơn.
  • Cần luyện tập dưới sự hướng dẫn của chuyên gia, tránh tự ý tập luyện tại nhà theo video hoặc sách tập.

Bị thoái hóa cột sống có nên tập yoga

Xem thêm: Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ, đi bộ không?

Thoái hóa đốt sống lưng nên tập gì?

Người bị thoái hóa đốt sống lưng nên luyện tập các bài tập nhẹ nhàng, tốt cho xương cột sống. Dưới đây là một số bài tập được các chuyên gia khuyến khích người bệnh luyện tập. Mỗi ngày nên tập đều đặn tối thiểu 2 lần và mỗi động tác cần thực hiện lặp lại liên tục 10 lần.

Kéo giãn cơ lưng ở bên chân co

Người bệnh nằm ngửa ở trên sàn tập, chân trái duỗi thẳng, bàn chân ngóc lên, gót chân ấn xuống mặt sàn. Chân trái co gối lại, hai tay ôm gối rồi từ từ kéo sát gối về phía ngực, kết hợp với hít vào. Tiếp đến, duỗi thẳng chân về tư thế ban đầu kết hợp với thở ra. Sau đó đổi chân phải và thực hiện tương tự như chân trái.

Kéo giãn cơ lưng hai bên

Người bệnh nằm ngửa ở trên sàn tập sau đó hai chân co lại, hai tay ôm lấy gối rồi kéo sát về phía ngực kết hợp với hít vào. Sau đó từ từ duỗi thẳng hai chân về tư thế ban đầu kết hợp với thở đều ra.

sale thoái hóa cột sống

Nghiêng xương chậu ra sau

Nằm ngửa ở trên mặt sàn sau đó co hai gối lên, hai bàn chân đặt ở trên mặt sàn tập.

  • Bài tập nghiêng xương chậu ra sau nhẹ: Cơ bụng gồng lên rồi ấn lưng xuống sát với mặt sàn tập kết hợp hít vào. Sau đó từ từ thư giãn cơ bụng kết hợp với thở ra từ từ.
  • Bài tập tăng dần: Cơ bụng gồng lên sau đó ấn lưng xuống sát với mặt sàn tập, rồi cố gắng nhấc mông lên khỏi mặt sàn, kết hợp với hít vào. Tiếp đến hạ mông xuống từ từ, giữ lưng sát với mặt sàn rồi thở ra.

Di động cột sống

Nằm ngửa trên sàn tập, hai tay duỗi thẳng theo thân hoặc có thể đan ở sau gáy. Cố gắng ấn lưng sát mặt sàn tập rồi từ từ nhấc mông lên khỏi sàn tập kết hợp với thở ra. Tiếp đến, ưỡn lưng lên khỏi mặt sàn và ấn mông xuống sát mặt sàn kết hợp với động tác hít vào. Thực hiện bài tập di động cột sống luân phiên.

Kéo giãn cơ ở bên thân mình

Nằm ngửa trên mặt sàn, hai tay xuôi theo thân hoặc đan ở sau gáy. Sau đó nghiêng cả hai chân sang bên trái, sao cho càng gần với mặt sàn tập càng tốt kết hợp với hít vào. Sau đó trở về vị trí ban đầu, thở đều ra. Đổi bên nghiêng cả hai chân sang phải, hít vào rồi lại trở về vị trí ban đầu.

Thoái hóa đốt sống lưng nên tập gì

Kéo giãn nhóm cơ dang (nhóm cơ mặt ngoài đùi)

Nằm ngửa, hai tay xuôi theo thân hoặc đan sau gáy, chân trái duỗi thẳng và được nâng đỡ ở trên sàn tập, chân phải giơ cao lên một góc 45 độ, khép và hơi xoay về phía đối diện, bàn chân duỗi xuống kết hợp với động tác hít vào. Giữ mông bên chân phải sát với mặt sàn. Đầu gối giữ thẳng rồi hạ chân xuống từ từ kết hợp với thở đều ra. Đổi chân sau đó thực hiện tương tự như trên.

Kéo giãn cơ tam đầu đùi (nhóm cơ mặt sau đùi)

Nằm ngửa trên mặt sàn, chân trái duỗi thẳng và được nâng đỡ trên sàn tập. Chân phải giơ lên cao sao cho vuông góc với mặt sàn tập. Sau đó, hai tay ôm lấy mặt sau đùi kết hợp với động tác hít vào. Cố gắng giữ thẳng đầu gối sau đó hạ chân xuống từ từ kết hợp với động tác thở ra. Đổi chân và thực hiện tương tự như trên.

Bài tập mạnh cơ bụng

Nằm ngửa trên mặt sàn tập, hai tay xuôi theo thân hoặc đan sau gáy, lưng giữ sát với mặt sàn tập.

  • Bài tập nhẹ cơ bụng: Hai chân co lên, bàn chân cần nhấc lên khỏi mặt sàn tập. Sau đó thực hiện co duối chân như đạp xe đạp. Thực hiện luân phiên hai chân kết hợp với hít thở đều đặn.
  • Bài tập vừa cơ bụng: Hai chân co lên, bàn chân cần nhấc lên khỏi mặt sàn tập, hai gối đưa về hướng ngực kết hợp với động tác hít vào. Sau đó duỗi thẳng hai gối ra trở về tư thế ban đầu kết hợp thở ra từ từ.
  • Bài tập mạnh cơ bụng: Hai chân giơ cao, lòng bàn chân hướng lên trần nhà kết hợp với hít vào thật sâu. Sau đó hạ hai chân trở về tư thế ban đầu kết hợp với thở ra từ từ.

Trên đây là giải đáp thoái hóa cột sống có nên tập gym, tập yoga không. Người bệnh hoàn toàn có thể tập gym, tập yoga mà không cần phải lo lắng, tuy nhiên trước khi tập nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị và luyện tập dưới sự hướng dẫn của chuyên gia nhé!

Cập nhật mới nhất vào ngày 25 Tháng Chín, 2020 bởi admin

tê tay trái
Tê tay trái là bệnh gì? Hiện tượng cánh tay trái bị tê cảnh báo điều gì

Tê tay trái là hiện tượng không ít người gặp phải do nằm ngủ sai tư thế hoặc cũng có Tìm hiểu thêm

Thoái hóa cột sống m47
Thoái hóa cột sống m47 là gì? Dấu hiệu nhận biết và phải làm sao?

Thoái hóa cột sống m47 gây đau nhức ở vùng thắt lưng, khiến cho người bệnh khó khăn trong việc Tìm hiểu thêm

Cấu tạo cột sống
Cấu tạo cột sống và chức năng của cột sống con người

Cột sống đóng vai trò giúp cơ thể uốn cong, vặn mình, nâng đỡ cơ thể, giúp con người có Tìm hiểu thêm

lá ngải cứu chữa thoái hóa cột sống
Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu với 6 cách đơn giản

Chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu được nhiều người truyền tai nhau nhờ hiệu quả trị đau Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *