Bệnh thấp khớp là gì? Triệu chứng và cách chữa tại nhà

Thấp khớp là căn bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến và gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, số người phát hiện sớm được căn bệnh này không nhiều do chưa hiểu rõ về bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về bệnh lý này qua bài viết sau đây nhé.

Bệnh thấp khớp là gì?

Thấp khớp còn được gọi với cái tên viêm xương khớp, bệnh xảy ra khi mô quanh khớp và khớp xương bị viêm, bào mòn dần theo thời gian. Tình trạng này có thể diễn ra tại một hay nhiều khớp trên bất kỳ độ tuổi, giới tính nào.

Thông thường, “thấp khớp” được dùng để chỉ bệnh viêm khớp dạng thấp. Ở một số nơi, người ta sử dụng từ này nhằm đề cập tới bệnh lý đau cơ xơ hoá.

Thấp khớp được chia thành 2 dạng:

  • Dạng không liên quan tới khớp: Đây là tình trạng thấp khớp không trực tiếp làm ảnh hưởng tới khớp mà chỉ gây thương tổn tại cơ hoặc mô mềm. Mặc dù vậy, bệnh nhân cũng không được chủ quan do khi bệnh phát triển lâu ngày, viêm nhiễm thì khả năng lan rộng đến vùng xương khớp là có thể xảy ra.
  • Dạng liên quan đến khớp: Đây là dạng bệnh trực tiếp gây ảnh hưởng tới khớp chân, tay, khớp gối,… Điển hình là: lupus, gout, viêm khớp dạng thấp, viêm đốt sống,… Dạng bệnh này có tỉ lệ người mắc ở mức cao trong số các bệnh về xương khớp.

Thấp khớp

Triệu chứng bệnh thấp khớp

Các triệu chứng gợi ý, giúp bệnh nhân có thể nhận diện sớm căn bệnh này từ khi mới khởi phát bao gồm:

Đỏ và nóng khớp

Tình trạng đỏ và nóng khớp là dấu hiệu nhận biết dễ dàng nhất của căn bệnh này. Bệnh nhân sẽ cảm thấy các khớp đang bị viêm nóng lên và xuất hiện nhiều nốt sưng tấy, mẩn đỏ trên da.

Đau nhức khớp

Bên cạnh dấu hiệu nóng, đỏ khớp, vị trí khớp bị bệnh liên tục xuất hiện các cơn đau đớn, nhức mỏi. Đau có thể lan rộng ra vùng lưng, hông, bắp chân, bắp tay,… khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong quá trình vận động. Những cơn đau này thường xảy ra vào sáng sớm, khi vừa ngủ dậy.

Đau các khớp đối xứng

Tình trạng đau thường diễn ra tại các khớp đối xứng trên cơ thể. Tức là khi ở khớp gối phải có hiện tượng đau thì khớp gối trái cũng gặp tình trạng tương tự. Ngoài ra, đau có thể diễn ra cùng lúc tại nhiều vị trí trên cơ thể.

Mệt mỏi

Các cơn đau diễn ra liên tục làm bệnh nhân rơi vào tình trạng mệt mỏi và chán ăn. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến xanh xao, suy nhược cơ thể, mất tập trung.

Sốt

Một số trường hợp có triệu chứng sốt nhẹ, điều này có thể do suy yếu hệ miễn dịch, tạo cơ hội cho nhiều loại vi khuẩn xâm nhập và tấn công.

Biến dạng khớp

Khớp bị bệnh có thể biến dạng nếu sụn nang khớp và sụn gặp thương tổn nghiêm trọng. Hiện tượng này thường xảy đến do bệnh nhân đã mắc bệnh trong thời gian dài và không được chẩn đoán, điều trị đúng cách.

Triệu chứng bệnh thấp khớp

Ban đầu, căn bệnh này thường diễn ra tại những khớp nhỏ như khớp bàn – ngón tay và chân. Sau một thời gian tiến triển, triệu chứng bệnh sẽ lan ra khớp vai, hông, khuỷu tay, mắt cá chân, đầu gối và cổ tay.

Ngoài ra, bệnh lý trên còn gây ảnh hưởng tới những cơ quan khác trên cơ thể. Khoảng 40% bệnh nhân từng có những triệu chứng và biểu hiện không xảy ra tại khớp. Các bộ phận bị ảnh hưởng bao gồm: Thận, tim, phổi, mắt, da, mạch máu, tủy xương, mô thần kinh, tuyến nước bọt.

Bệnh nhân cần lưu ý khi phát hiện bản thân có các biểu hiện trên nên tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Nguyên nhân gây thấp khớp

Các nguyên nhân dẫn đến thấp khớp nhìn chung đều xuất phát từ mô sụn và khớp xương bị thương tổn. Trong đó, các yếu tố khiến khớp bị tổn thương bao gồm:

  • Tuổi cao: Đến một thời điểm nhất định, quá trình lão hoá sẽ diễn ra và kéo theo các vấn đề về xương khớp, trong đó có thấp khớp. Bệnh nhân cần xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học và thói quen sinh hoạt lành mạnh để đảm bảo xương khớp được khoẻ mạnh khi tuổi cao.
  • Viêm khớp: Các thương tổn do viêm khớp gây ra phá vỡ liên kết giữa mô cơ và sụn khớp. Viêm khớp xảy ra có thể là do bẩm sinh hoặc các tác động từ môi trường.
  • Rối loạn tự miễn: Diễn ra khi cơ thể bị tấn công bởi virus, vi khuẩn gây suy giảm hệ miễn dịch. Từ đó, dịch bôi trơn sụn và khớp bị ảnh hưởng nặng nề, đĩa đệm và xương cũng dần bị phá huỷ.
  • Lao động nặng: Những người phải khuân vác, lao động nặng thường xuyên có nguy cơ đối mặt với bệnh lý này cao hơn nhiều lần so với những người khác.
  • Chấn thương: Các thương gặp phải khi chơi thể thao, lao động, tai nạn,… có thể là yếu tố dẫn đến căn bệnh phiền toái trên.
  • Thừa cân, béo phì: Khối lượng cơ thể càng lớn, áp lực tác động lên khớp gối và hông càng nhiều. Tình trạng thừa cân, béo phì khiến khớp xương dễ bị hư hại hơn và gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Dị tật bẩm sinh: Một số trường hợp bẩm sinh đã có những bất thường trong cấu trúc khớp xương, do đó, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn nhiều lần so với bình thường.

Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là việc cần thiết, có vai trò rất quan trọng đối với việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân.

Nguyên nhân gây thấp khớp

Bệnh thấp khớp có nguy hiểm không?

Tuy không phải là bệnh lý gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh nhân có thể bị giảm tuổi thọ cũng như gặp phải các biến chứng nặng nề như:

  • Biến chứng gây tổn thương mắt: Bệnh lý trên khiến nguy cơ mắc bệnh khô mắt của bệnh nhân tăng cao, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa.
  • Biến chứng về phổi: Căn bệnh trên cũng khiến người bệnh có khả năng bị sẹo phổi cao, bao gồm tăng huyết áp và nghẽn tắc đường dẫn khí tại phổi hoặc làm niêm mạc của phổi bị viêm.
  • Các bệnh lý liên quan đến tim mạch: Bệnh nhân mắc bệnh lý trên có nguy cơ gặp phải các vấn đề liên quan tới tim mạch cao gấp 2 lần so với người không mắc bệnh.
  • Thương tổn thần kinh: Đối với bệnh nhân thấp khớp, biểu hiện đau vùng cổ hay khả năng thăng bằng gặp vấn đề rất có thể là những triệu chứng cảnh báo thần kinh đang gặp thương tổn.
  • Mạch máu bị viêm: Tổn thương khớp do bệnh lý trên làm kích thước mạch máu giảm đi, mạch máu yếu hơn và ngăn cản quá trình lưu thông máu đến các cơ quan khác trong cơ thể.

Ngoài ra, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh còn có thể gây hẹp khe khớp, loãng xương, biến dạng khớp, dính khớp, nghiêm trọng hơn có thể gây mất khả năng vận động, tàn phế vĩnh viễn.

Bệnh thấp khớp có nguy hiểm không

Chữa thấp khớp bằng tại nhà bằng lá lốt

Lá lốt là loài cây đã trở nên quá thân thuộc đối với tất bất kì người Việt Nam nào. Không chỉ là nguyên liệu trong món ăn hàng ngày, lá lốt còn là một vị thuốc giúp điều trị các chứng bệnh về xương khớp với hiệu quả cao.

Theo y học cổ truyền, loại thảo dược này có tính ấm, vị cay nồng, chứa một lượng lượng lớn các chất kháng khuẩn nên thường được dùng để hạ khí, tán hàn, ôn trung, tỵ uyên, giảm đau,…

Sau đây là một số bài thuốc điều trị thấp khớp đơn giản, hiệu quả từ lá lốt bạn có thể tham khảo để thực hiện tại nhà:

Bài thuốc từ nước lá lốt

Bài thuốc này được sử dụng phổ biến để điều trị các chứng đau nhức xương khớp với công dụng làm ấm cơ thể, giảm viêm sưng và giảm đau.

Nguyên liệu cần chuẩn bị cho bài thuốc này gồm:

  • Lá lốt đã phơi khô: 15g (tương khoảng 30g lá tươi)
  • Nước: 2 bát.

Cách tiến hành:

  • Lá thuốc đã chuẩn bị đem rửa sạch và phơi khô (không phơi nắng mà chỉ phơi ở chỗ râm).
  • Sử dụng lá đã phơi để sắc cùng 2 bát nước. Sắc trong khoảng nửa giờ, đến khi còn nửa bát nước thì dừng lại.
  • Thuốc này bạn dùng để uống sau khi ăn tối. Kiên trì áp dụng trong 10 ngày bạn sẽ thấy triệu chứng bệnh giảm đi rõ rệt.

Một cách làm khác đó là bạn có thể sao vàng lá lốt sau đó hạ thổ để cân bằng âm dương, giúp bài thuốc phát huy được tác dụng tối ưu.

Nguyên liệu gồm:

  • Lá lốt tươi: 30g
  • Nước: 3 bát.

Cách tiến hành:

  • Lá tươi đã chuẩn bị đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi cho lên chảo sao vàng, sau đó hạ thổ.
  • Tiếp đến, bạn lấy lá này sắc cùng 3 bát nước tới khi còn lại 1 chén là được.
  • Thuốc đã sắc bạn chia làm 2 phần, uống mỗi ngày 2 lần và liên tục trong 1 tuần. Sau đó dừng từ 4 đến 5 ngày và tiếp tục uống cho đến khi bệnh khỏi hẳn.

Chữa thấp khớp bằng lá lốt tại nhà

Lá lốt, vòi voi, cỏ xước và bưởi bung

Các nguyên liệu cần có để thực hiện bài thuốc này là:

  • Lá lốt: 30g
  • Vòi voi: 30g
  • Cỏ xước: 30g
  • Bưởi cung: 30g.

Cách tiến hành:

  • Các vị thuốc đã chuẩn bị đem rửa sạch, thái mỏng rồi sao vàng.
  • Cho nguyên liệu vào nồi/ấm cùng 600ml nước, sắc tới khi còn khoảng 200ml nước thì dừng lại.
  • Thuốc đã sắc bạn dùng để uống 3 lần mỗi ngày và liên tục trong 1 tuần để có được hiệu quả trị bệnh như mong muốn.

Lá lốt, sơn thực và quýt gai

Nguyên liệu:

  • Lá lốt: 20g
  • Sơn thực 12g
  • Quýt gai: 16g.

Các bước thực hiện:

  • Các thảo dược đã chuẩn bị bạn đem rửa sạch rồi cho vào nồi hoặc ấm và thêm 400ml nước vào.
  • Sắc trên bếp tới khi lượng lượng còn lại khoảng 100ml thì tắt bếp.
  • Thuốc sắc được bạn uống mỗi ngày 2 lần, kiên trì thực hiện trong 7 ngày bạn sẽ thấy được hiệu quả.

Xem thêm: Bệnh phong thấp là gì? Triệu chứng phong tê thấp ra mồ hôi tay chân

Bệnh thấp khớp nên ăn gì?

Như chúng ta đã biết, chế độ dinh dưỡng có một tầm quan trọng đặc biệt đối với sức khỏe con người. Duy trì khẩu phần ăn khoa học, lành mạnh giúp ích rất nhiều trong quá trình chữa trị bất cứ bệnh gì, kể cả thấp khớp.

Tiêu thụ các thực phẩm giàu hoạt chất tốt sẽ giúp giảm đau, ngăn ngừa sưng viêm. Bên cạnh đó, chúng còn thúc đẩy quá trình tự chữa lành thương tổn tại khớp xương. Ngược lại, nếu khẩu phần ăn không lành mạnh sẽ khiến hiện tượng viêm tiến triển theo chiều hướng xấu. Hơn nữa, điều này cũng kích hoạt các cơn đau, gây sưng khớp và hạn chế khả năng vận động.

Bệnh thấp khớp nên ăn gì

Sau đây là một số thực phẩm người bệnh thấp khớp nên sử dụng trong bữa ăn hàng ngày:

  • Rau xanh: Đây là nhóm thực phẩm bổ sung hàng loạt dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, trong đó không thể không kể đến vitamin K, C, A giúp bảo vệ tế bào khỏi các yếu tố có hại. Hàm lượng chất xơ trong rau xanh cũng giúp giảm cơ thể giảm thiểu Protein C-reactive. Hơn nữa, hợp chất sulforaphane trong rau sẽ giúp bạn làm chậm tốc độ thương tổn xương khớp do bệnh và phòng ngừa hiện tượng viêm tại sụn khớp.
  • Cá béo: Loại thực phẩm này là nguồn cung cấp Omega 3 tuyệt vời cho cơ thể. Bên cạnh hoạt chất chống viêm là Omega 3, cá béo cũng chứa một lượng vitamin D lớn giúp cơ thể hấp thu canxi cho xương khớp khỏe mạnh. Các loại cá béo người bệnh nên ăn là cá ngừ, cá thu, cá hồi, cá mòi,…
  • Các loại gia vị: Nghệ, tỏi, hành và gừng là những gia vị bạn nên thêm và món ăn hàng ngày. Chúng không chỉ làm món ăn thêm thơm ngon, đậm vị mà còn giúp bệnh nhân hỗ trợ kiểm soát sự tiến triển của bệnh với công dụng nổi bật là ức chế yếu tố gây viêm.
  • Các loại quả mọng: Ăn quả mọng giúp cơ thể được nạp đầy chất chống oxy hóa, khoáng chất và vitamin. Đặc biệt, các hoạt chất Flavonoid, Anthocyanin, Quercetin, Rutin trong quả mọng sẽ giúp bạn ức chế quá trình viêm hiệu quả.
  • Quả hạch:  Trong loại quả này có chứa chất béo đơn không bão hoà và hàm lượng lớn Omega 3 với khả năng kháng viêm vô cùng tốt. Ngoài ra, loại quả này còn giúp cơ thể bổ sung năng lượng mà ít làm tăng cân, từ đó hạn chế gia tăng áp lực tác động lên xương khớp. Hồ trăn, mắc ca, hạt điều, hạnh nhân, óc chó,… là các loại quả bệnh nhân nên ăn bổ sung.

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ phía trên đã giúp bạn giải đáp được các thắc mắc của bản thân về bệnh thấp khớp. Chúc bạn thật nhiều sức khoẻ và cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

Cập nhật mới nhất vào ngày 23 Tháng Chín, 2020 bởi admin

Viêm khớp phản ứng là gì
Viêm khớp phản ứng là gì? Có nguy hiểm và bao lâu khỏi?

Chúng ta lại ít được nghe đến hay có hiểu biết về “viêm khớp phản ứng”, một loại bệnh có Tìm hiểu thêm

viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là gì? Triệu chứng, có chữa khỏi không?

Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mạn tính liên quan đến xương khớp khá phổ biến ở nước ta. Tìm hiểu thêm

xương đòn
Xương đòn là xương gì? Biến chứng của gãy xương đòn

Là một bộ phận trên cơ thể dễ nhìn thấy nhất trên cơ thể song rất ít người biết đến Tìm hiểu thêm

đau khớp khuỷu tay
Đau khớp khuỷu tay do đâu? Chẩn đoán và cách khắc phục

Khớp khuỷu tay là bộ phận thường xuyên phải vận động. Chính vì vậy, không thể tránh khỏi tình trạng Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *