Xương đòn là xương gì? Biến chứng của gãy xương đòn

Là một bộ phận trên cơ thể dễ nhìn thấy nhất trên cơ thể song rất ít người biết đến đó là xương đòn. Bài viết này sẽ giải thích cho bạn xương đòn là gì? Gãy xương đòn có nguy hiểm không?

Xương đòn là xương gì?

Trong cấu tạo cơ thể người, xương đòn là đoạn xương nối xương ức và xương bả vai. Người bình thường ai cũng có 2 xương đòn đối diện nhau qua ức. Một đầu xương đòn nối với ức có khớp tròn. Đầu còn lại khớp với bả vai, kết nối với cánh tay. Tên gọi được biết đến phổ biến hơn của xương đòn là xương quai xanh.

Đây là xương rất dễ gãy. Thống kê thực tế cho thấy số người bị gãy xương đòn dao động trên 40% trong số các trường hợp gãy xương vùng vai. Dù chỉ là một chấn thương ở vùng bả vai cũng có thể dẫn đến tổn thương, gãy xương đòn. Một số triệu chứng gãy xương đòn để người bệnh dễ nhận biết là:

  • Đau nhức tại vùng xương đòn. Các cơn đau có chiều hướng tăng mạnh trong trường hợp người bệnh cử động.
  • Vùng bị thương xuất hiện tình trạng sưng, bầm tím
  • Vùng vai hoạt động không linh hoạt, cứng nhắc
  • Cảm nhận được tình trạng gãy xương khi thực hiện các cử động vai

Các biểu hiện này có thể quan sát trực tiếp ở bên ngoài da. Vì vậy, ngay khi phát hiện người bệnh nên thực hiện thăm khám và điều trị bệnh nhanh chóng.

xương đòn

Gãy xương đòn bao lâu thì lành?

Thời gian lành xương đòn phụ thuộc rất lớn vào tình trạng gãy cũng như phương pháp điều trị. Trong trường hợp điều trị bảo tồn thời gian kéo dài sẽ kéo dài hơn so với thực hiện phẫu thuật. Cụ thể:

  • Điều trị bảo tồn bằng biện pháp đeo đai, thời gian đeo đai kéo dài tối đa 8 tuần, can xương sẽ xuất hiện trong thời gian đeo đai. Thời gian để xương phục hồi hoàn toàn dao động từ 3 đến 6 tháng. Trong thời gian này, người bệnh hạn chế cầm, nắm, bê, vác các vật nặng để không ảnh hưởng đến chỗ xương bị gãy.
  • Trong trường hợp người bệnh lựa chọn phẫu thuật, thời gian để phục hồi sau phẫu thuật sẽ kéo dài khoảng 2 đến 3 tháng khi xuất hiện can xương. Tuy nhiên, dù dụng cụ y tế để cố định xương không gây đau nhức, vướng víu nhưng nếu thực hiện lao động mạnh, lao động trong nhiều giờ thì các vết thương sau phẫu thuật chưa lành có thể lại tái phát. Người bệnh phải thực hiện mổ lại, từ đó dẫn đến thời gian phẫu thuật sẽ dài hơn.

So với các loại gãy xương khác, thời gian lành của xương đòn được đánh giá là nhanh hơn.  Dù điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào, người bệnh không được chủ quan trong quá trình điều trị để tránh gây ra ảnh hưởng xấu, từ đó tác động trực tiếp lên thời gian hồi phục tổn thương của xương.

Biến chứng gãy xương đòn

Gãy xương đòn thường sẽ không gây nguy hiểm. Đây là vị trí mà có màng xương dày, nằm ở phía trên lồng ngực được cung cấp một lượng máu dồi dào. Do vậy, xương đòn dễ lành lại khi gãy. Dây thần kinh khu vực này cũng rất ít khi bị ảnh hưởng.

Tuy vậy, tổn thương ở vị trí xương đòn hoặc tổ chức phần mềm xung quanh có thể gây ra một số các biến chứng. Trong đó, nếu quy trình điều trị không đúng hoặc quá trình phục hồi bệnh sai cách cũng có thể gây ra các biến chứng. Một số biến chứng thường gặp là:

  • Thời gian liền xương kéo dài: Sau 3 tháng mà xương đòn của người bệnh chưa lành có thể người bệnh đang gặp phải tình trạng xương chậm liền. Vấn đề này người bệnh có thể phát hiện qua phim chụp X-quang.
  • Xương đòn không liền: Sau 6 tháng mà người bệnh vẫn cảm nhận được sự đau nhức tại vị trí gãy hoặc việc cử động ở cánh tay chưa trở lại bình thường hoặc khi đi chụp X-quang không thấy xương liền bệnh nhân cần được theo dõi và thay thế phương pháp điều trị.
  • Xương đòn đã liền nhưng bị lệch: Xương đòn của người bệnh đã liền lại song lại lệch do ảnh hưởng của quá trình nắn chỉnh. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố thẩm mỹ cũng như chức năng hoạt động của bộ phận này.
  • Đứt hoặc dập mạch máu: Các mạch máu nằm giữa hai đầu xương gãy có thể bị đứt, rách khi không may chọc vào đầu xương. Tình trạng này gây ra hiện tượng chảy máu và gia tăng thêm tổn thương tại khu vực xương đòn bị gãy.
  • Dây thần kinh tại khu vực lân cận bị tổn thương: Các tổn thương dây thần kinh ở vùng lân cận xảy ra do quá trình chấn thương mạnh làm đụng giập hoặc cũng có thể do sai sót khi xử lý vết thương trước đó. Việc hồi phục dây thần kinh đã bị đứt rất khó khăn, có thể làm giảm vận động, giảm cảm giác cả sự hấp thụ chất dinh dưỡng đến bộ phận này về sau.

gãy xương đòn

Do có thể xuất hiện các loại biến chứng nên bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân bị gãy xương đòn nên thực hiện tái khám trong và sau quá trình điều trị. Cụ thể, khi xuất hiện các biểu hiện sau đây bệnh nhân nên thực hiện kiểm tra:

  • Vùng chấn thương đau nhức dữ dội
  • Tê tay, ngón tay tê nhức hoặc dị cảm
  • Đầu ngón tay thâm tím hoặc xanh
  • Cánh tay và bàn tay yếu hoặc sưng
  • Vùng tổn thương xuất hiện mủ
  • Vùng da xung quanh chấn thương đổi màu, sưng và xuất hiện hiện tượng kích ứng

Gãy xương đòn nên kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng tác động rất lớn đến quá trình hồi phục của người bệnh gãy xương đòn. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh nên thực hiện kiêng các loại thực phẩm sau để không gây ra ảnh hưởng đến quá trình điều trị:

  • Đồ ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ: Chất bọt tạo thành từ canxi và chất béo có thể sẽ không được hấp thu mà đào thải nhanh chóng ra bên ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc hao hụt canxi cần thiết để bổ sung cho hệ xương khớp khiến xương khó lành hơn trong trường hợp đang điều trị tổn thương.
  • Cafein: Các loại đồ uống có chứa Cafein ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Mức độ ảnh hưởng này tùy thuộc vào lượng cafein mà người bệnh sử dụng. Nếu yêu thích loại thực phẩm này, bạn có thể dùng từ 1 đến 2 ly một ngày. Không nên uống nhiều hơn liều lượng này để tránh gây ảnh hưởng cho quá trình điều trị.
  • Rượu bia: Người bình thường sử dụng rượu bia đã không tốt với những người bệnh ảnh hưởng của nó sẽ nhiều hơn. Nồng  độ cồn trong rượu bia tác động trực tiếp vào quá trình đông máu gây ra rối loạn. Điều này khiến xương đòn vốn được cung cấp một lượng máu nuôi dưỡng dồi dào không nhận được dưỡng chất cần thiết. Trong trường hợp này, tổn thương tại xương đòn sẽ khó lành hơn. Ngoài ra, người bệnh có thể đi đứng không cân bằng sau khi uống rượu bia khiến bản thân ngã và tiếp tục gãy xương.
  • Thực phẩm cay nóng: Ớt hoặc các chế phẩm từ ớt, món ăn quá cay đều sẽ gây ra ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của xương đòn.
  • Trà đặc và sôcôla: Nếu vết thương tại khu vực xương đòn chưa lành hẳn thì người bệnh không nên sử dụng các loại thực phẩm này do cản trở đến sự phát triển của xương khớp.

Ngoài ăn uống, chế độ chăm sóc người bệnh gãy xương đòn cũng rất quan trọng. Trong suốt quá trình thực hiện các liệu pháp điều trị, người bệnh nên quan tâm đến tình trạng của bản thân, áp dụng các biện pháp hợp lý. Đặc biệt, mọi phương pháp sử dụng cần phải có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ tránh gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.

Trên đây là các thông tin tổng hợp về bệnh lý gãy xương đòn. Dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh cần đặc biệt chú ý để không gây ra biến chứng. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!

Cập nhật mới nhất vào ngày 7 Tháng Mười Một, 2020 bởi admin

Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp ACR/EULAR 2010
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp chính xác nhất

Những tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp là cơ sở quan trọng giúp các y bác sĩ có Tìm hiểu thêm

Đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp là gì? Nguyên nhân gây bệnh?

Đau nhức xương khớp không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà dần trẻ hóa gặp ở mọi lứa Tìm hiểu thêm

gai khớp gối
Gai khớp gối là gì? Cây thuốc nam trị bệnh an toàn, hiệu quả

Gai khớp gối là một trong những triệu chứng không tốt về cơ xương khớp. Mang đến nhiều bất tiện Tìm hiểu thêm

ứng và nguyên nhân gây bệnh. Đau nhức xương khớp nên uống thuốc gì
Đau nhức xương khớp nên uống thuốc gì? Thuốc tốt nhất hiện nay

Đau nhức xương khớp nên uống thuốc gì là vấn đề gây băn khoăn cho rất nhiều bệnh nhân. Trên Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *