Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ hoặc đi bộ không? Khi mắc bệnh, các cơn đau nhức xuất hiện thường xuyên khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động. Nhiều người cho rằng người bệnh không nên chạy bộ hoặc đi bộ tập thể dục mà cần nghỉ ngơi. Vậy thoái hóa cột sống có nên chạy bộ hoặc đi bộ không?
Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?
Các chuyên gia cơ xương khớp hàng đầu cho biết, chạy bộ là môn thể thao tốt cho sức khỏe nhưng đối với người bị thoái hóa cột sống thì chỉ nên chạy khi bệnh nhẹ đang ở giai đoạn đầu. Người bệnh chạy bộ đều đặn mỗi ngày sẽ mang lại nhiều tác dụng tốt, hỗ trợ điều trị hiệu quả. Các tác dụng đó là:
- Thư giãn cơ bắp ở vùng hông và thắt lưng giúp người bệnh di chuyển dễ dàng hơn, phòng ngừa bị cơ cứng cơ bắp, kéo căng cơ ở mức hợp lý giúp tăng sự dẻo dai và linh hoạt cho cơ bắp
- Lưu thông máu tốt hơn, cung cấp chất dinh dưỡng, oxy cho các sụn xương bị tổn thương, cải thiện và phục hồi được các tổn thương sụn khớp giúp tăng cường sức khỏe xương khớp
- Tăng cường sức khỏe cột sống và đĩa đệm, phòng ngừa được thoái hóa đĩa đệm, đốt xương của cột sống khỏe mạnh hơn
Thoái hóa cột sống có nên đi bộ không?
Cũng tương tự như chạy bộ, đi bộ là cách tập luyện thể dục nhẹ nhàng nhưng rất tốt cho sức khỏe. Mặc dù những người bị thoái hóa cột sống cần hạn chế đi bộ nhiều nhưng nếu đi bộ ở cường độ và thời gian hợp lý sẽ đem lại những tác dụng tuyệt vời cho cột sống.
Các chuyên gia hàng đầu cho biết, đi bộ giúp giảm các cơn đau nhức và ngăn chặn được tình trạng cột sống bị thoái hóa. Cụ thể như sau:
- Giúp tăng cường cơ bắp, gân cốt, đặt biệt cơ ở vùng thắt lưng. Điều này giúp chuyển động của cột sống luôn duy trì được sự ổn định.
- Lưu thông máu tốt hơn giúp cơ xương khớp được cung cấp oxy, chất dinh dưỡng nhiều hơn
- Loại bỏ được các toxin gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể, nếu toxin tích tụ nhiều sẽ gây ra tình trạng cứng khớp. Đi bộ giúp loại bỏ được các toxin giúp cơ, xương khớp cột sống thư giãn và linh hoạt hơn
- Các khớp, cơ lưng, hông dần trở nên bị khô cứng do thoái hóa, khiến cho cột sống chịu áp lực hơn, làm thay đổi độ cong tự nhiên của cột sống. Đi bộ sẽ giúp cơ, đốt xương của cột sống dẻo dai, phòng ngừa được sự khô cứng khớp.
- Kích thích, kéo căng các cơ, dây chằng ở bắp chân, khoeo chân, lưng, hông. Tập luyện đều đặn, điều độ sẽ giúp tăng sự đàn hồi, dẻo dai và linh hoạt hơn cho các cơ, dây chằng, từ đó phạm vi chuyển động của người bệnh dần được cải thiện.
Người bệnh cần hết sức chú ý, khi bệnh chuyển biến nặng thì không nên chạy bộ hoặc đi bộ bởi chỉ phù hợp khi bệnh ở giai đoạn đầu. Nếu người bệnh luyện tập khi bệnh nặng sẽ khiến cho tình trạng đau nhức, vận động, di chuyển trở nên trầm trọng hơn, xương khớp bị tổn thương, dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm, điển hình như bại liệt.
Xem thêm: Thoái hóa cột sống là gì? Có chữa khỏi được không? Triệu chứng
Kỹ thuật chạy bộ, đi bộ đúng cho người bị thoái hóa cột sống
Chạy bộ, đi bộ mặc dù tốt cho người bị thoái hóa cột sống ở mức độ nhẹ nhưng cần phải thực hiện đúng kỹ thuật. Nếu không có thể sẽ bị phản tác dụng, khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn.
- Kỹ thuật chạy bộ: Đầu hơi hướng về phía trước để cơ thể thoải mái, thả lỏng nhưng cần giữ thẳng lưng, sao cho thân lưng vuông góc với mặt đất. Khi mới bắt đầu chạy, người bệnh chỉ nên chạy nhẹ nhàng trong thời gian 5 phút, sau đó có thể tăng tốc độ.
- Kỹ thuật đi bộ: Đầu hơi hướng về phía trước để cơ thể thoải mái, thả lỏng, đồng thời, kết hợp đánh cánh tay, vai nhẹ nhàng. Khi mới bắt đầu đi bộ chỉ nên đi chậm, sâu, sau đó mới đi nhanh hơn.
Xem thêm: 8 bài tập yoga chữa thoái hóa cột sống cực hiệu quả
Khi chạy bộ, đi bộ chữa thoái hóa cột sống cần chú ý gì?
Người bệnh thoái hóa cột sống khi chạy bộ, đi bộ thì cần chú ý những điều sau để tránh xảy ra chấn thương và đạt được hiệu quả tốt nhất:
- Tập nhẹ nhàng khi mới bắt đầu luyện tập, khi cơ thể quen với việc luyện tập thì có thể đẩy nhanh tốc độ
- Kết hợp chạy bộ hoặc đi bộ cùng với hít thở đều đặn để tránh mất sức khi luyện tập
- Cần mặc quần áo thoải mái, đi giày vừa co giãn và thấm hút mồ hôi tốt, không nên đi dép lê, dép cao để khi vận động luôn được thoải mái, cột sống được giảm xóc hiệu quả
- Nên chạy bộ hoặc đi bộ vào sáng sớm hoặc chiều tối, mỗi lần cần thực hiện với cường độ nhẹ nhàng, tối đa khoảng 20 – 30 phút
- Cần ăn nhẹ trước khi chạy bộ, đi bộ, tuyệt đối không ăn no để tránh bị xóc bụng, dễ dẫn đến đau dạ dày
Qua trên, chắc hẳn bạn đã biết thoái hóa cột sống có nên chạy bộ hoặc đi bộ không. Tuy chạy bộ, đi bộ tốt cho sức khỏe nói chung, cho xương cột sống nói riêng, nhưng người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi luyện tập. Khi thực hiện chạy bộ, đi bộ thì cần phải đúng kỹ thuật để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Cập nhật mới nhất vào ngày 25 Tháng Chín, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23