“Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?” là một trong những câu hỏi gặp phải nhiều tranh cãi. Bởi, bên cạnh khả năng chữa trị dứt điểm các cơn đau, phương pháp này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và các biến chứng sau phẫu thuật. Vậy, người bệnh thực sự cần đến việc chữa trị ngoại khoa trong những trường hợp nào? Chi phí cho một cuộc phẫu thuật mổ thoát vị đĩa đệm là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?
Mổ thoát vị đĩa đệm là một trong những phương pháp điều trị ngoại khoa nhằm loại bỏ khối thoát vị gây chèn ép tủy sống và rễ thần kinh, đồng thời thay thế chúng bằng một loại đĩa đệm nhân tạo mới. Chính vì thế, đây được coi là cách điều trị tận gốc các sai lệch của cột sống. Đặc biệt, trong trường hợp khối thoát vị quá lớn, chèn ép mạnh lên các dây thần kinh và người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa thì mổ đĩa đệm được coi là cách làm cuối cùng để chấm dứt tình trạng đau đớn cho người bệnh.
Tuy nhiên, không phải cứ bị thoát vị đĩa đệm là phải tiến hành mổ, bởi không phải cứ phẫu thuật xong thì các cơn đau lưng sẽ không tái phát. Ngay cả khi cuộc phẫu thuật thay đĩa đệm thành công, người bệnh vẫn có nguy cơ bị tái phát bệnh trở lại nếu không thực hiện chăm sóc hậu phẫu theo đúng chỉ dẫn (tỉ lệ này ở nước ta chiếm khoảng 10%). Như vậy, việc mổ thoát vị đĩa đệm chỉ giúp người bệnh loại bỏ nguyên nhân của những cơn đau, chứ không thể phục hồi hoàn toàn chức năng của bộ phận này.
Trên thực tế, nguyên nhân cốt lõi của bệnh thoát vị đĩa đệm không chỉ xuất phát từ việc đĩa đệm bị biến dạng, mà chịu ảnh hưởng không nhỏ từ áp lực của các khối cơ xung quanh cột sống. Chính vì thế, kể cả sau khi mổ, mặc dù đĩa đệm đã được thay mới, song các chuyển động của cột sống và cơ thể người bệnh vẫn sẽ thiếu đi sự linh hoạt và có thể bị thoát vị tái phát.
Thêm vào đó, việc mổ đĩa đệm cũng có thể gây ra một số biến chứng hậu phẫu và tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Mặc dù tỷ lệ các ca phẫu thuật thành công ở nước ta hiện nay tương đối cao, song do đây là phương pháp điều trị xâm lấn nên sức khỏe người bệnh cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Đặc biệt, với những bệnh nhân lớn tuổi, có tiền sử mắc các bệnh mãn tính, các bệnh lý nền như tim mạch, huyết áp, tiểu đường thì việc chăm sóc và phục hồi sau phẫu thuật là không hề đơn giản.
Nguy hiểm hơn, việc phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo còn có thể gây ra một số biến chứng hết sức phức tạp. Trong đó, phổ biến nhất là hiện tượng nhiễm trùng hậu phẫu, đặc biệt là với các ca mổ hở. Nếu tình trạng nhiễm trùng xuất hiện ở sâu bên trong, có liên quan đến cột sống thì còn nguy hiểm hơn nữa, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Bên cạnh đó, sau khi thực hiện phẫu thuật, một số dây thần kinh có thể sẽ bị tổn thương, đồng thời hệ thống cơ xương vùng lưng cũng sẽ kém linh hoạt hơn so với trước. Thậm chí, nếu xảy ra biến chứng xơ hóa cơ lưng và xuất huyết trong mô, người bệnh sẽ đối mặt với nguy cơ bị bại liệt.
Vậy, bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Câu trả lời là tùy thuộc vào tình hình bệnh lý và sức khỏe của chính bạn. Bởi, không phải bất cứ trường hợp mắc bệnh nào cũng thích hợp với phương pháp điều trị này. Trên thực tế, chỉ có khoảng 10% số ca thoát vị đĩa đệm được bác sĩ chỉ định phẫu thuật ngoại khoa. Trong đó, đa số các trường hợp đều là các ca bệnh nặng ở giai đoạn cuối hoặc các ca bệnh cần cấp cứu. Số còn lại thường được khuyến khích điều trị bảo tồn bằng các phương pháp nội khoa như dùng thuốc, vật lý trị liệu, điều trị bằng laser, sử dụng sóng cao tần,….
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Sau khi thực hiện nhiều phương pháp điều trị khác nhau mà thoát vị đĩa đệm vẫn không thuyên giảm, người bệnh vẫn phải chịu những sự hành hạ của căn bệnh. Do vậy đã có không ít đối tượng muốn sử dụng phương pháp mổ thoát vị để chấm dứt căn bệnh này.
Vậy mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Những biến chứng sau hậu phẫu cũng như tỷ lệ bệnh tái phát là điều phải nhắc đến. Tuy nhiên các biến chứng sẽ không xảy ra nếu như bạn mổ tại một cơ sở chữa bệnh uy tín và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ đưa ra.
Thường thì tâm lý lo lắng, thắc mắc là tâm lý chung của mọi người, không thể tránh khỏi. Đối với bất cứ căn bệnh nào, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách bằng các phương pháp khác nhau như dùng thuốc Tây, Đông Y, vật lý trị liệu,… Nhưng cũng có nhiều đối tượng coi thường những dấu hiệu của bệnh. Chỉ đến lúc bệnh phát nặng, chịu những cơn đau hoành hành mới bắt đầu đi tìm kiếm các giải quyết. Lúc này thì việc chữa trị bệnh đã khó khăn hơn.
Theo như nghiên cứu, tỷ lệ mổ thoát vị cho hiệu quả tốt, thành công lên đến 90 – 95%. Còn tỷ lệ phát bệnh trở lại chỉ chiếm khoảng 5 – 10%. Chính vì vậy phương pháp phẫu thuật thường là lựa chọn cuối cùng mà bác sĩ khuyên bệnh nhân lựa chọn.
Phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới
Cùng với câu hỏi “thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?”, việc mổ đĩa đệm bằng phương pháp nào cũng là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Hiện nay, bên cạnh cách mổ hở truyền thống, việc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm còn được tiến hành theo một phương pháp hiện đại, ưu việt hơn là mổ nội soi (hay còn gọi là mổ vi phẫu). Đây được coi là một bước tiến lớn trong việc chữa trị các bệnh liên quan đến cột sống, bởi nó đem lại hiệu quả cao hơn với thời gian hồi phục nhanh chóng và ít rủi ro tiềm ẩn.
Để thực hiện mổ nội soi, các bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ chừng 5mm trên bề mặt lưng. Sau đó, chọc một cây kim đặc biệt có gắn camera vào để theo dõi đường đi của kim vào vị trí đĩa đệm cần thay thế. Từ đây, hệ thống ống nong và các dụng cụ phẫu thuật như cắt, gắp nhân nhầy siêu nhỏ sẽ được đưa vào để tiến hành loại bỏ và lấy khối thoát vị ra ngoài.
So với phương pháp mổ hở truyền thống, thời gian thực hiện phẫu thuật nội soi được rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 30 phút. Do kích thước vết mổ rất nhỏ, tỉ lệ xâm lấn thấp, người bệnh sau khi phẫu thuật địa đệm bằng phương pháp nội soi có thể hồi phục thể trạng rất nhanh chóng. Bên cạnh đó, vết mổ cũng ít để lại các biến chứng hơn, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh.
Mổ thoát vị đĩa đệm bao lâu thì hồi phục?
Đây cũng là câu hỏi và cũng là lo ngại của nhiều bệnh nhân. Thường thì sau phẫu thuật, tùy thuộc vào các yếu tố ảnh hưởng khác nhau thì thời gian hồi phục của bệnh nhân cũng là khác nhau. Việc này còn phụ thuộc vào các tác nhân bên ngoài, tình trạng vết thương mổ, tâm lý cũng như chế độ dinh dưỡng của người bệnh.
- Với giai đoạn đầu sau khi phẫu thuật 1 – 2 ngày: Đây là lúc bệnh nhân khá yếu và không thể thực hiện được các vận động, sinh hoạt cá nhân. Do vậy cần nằm lại bệnh viện để theo dõi tiến triển.
- Với giai đoạn sau khi mổ từ 4 – 5 ngày: Thời điểm này bệnh nhân vẫn cần nằm lại viện để theo dõi. Vết mổ có hiện tượng lành lại, sức khỏe bệnh nhân ổn định hơn, sắc mặt tươi tỉnh và ăn uống được nhiều hơn 2 ngày đầu.
- Với giai đoạn hồi phục sau khi mổ từ 1 – 2 tháng: Khoảng thời gian này vết mổ đã lành hẳn và bệnh nhân cũng hồi phục nhanh. Tuy nhiên bệnh nhân cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tâm lý thoải mái để cải thiện bệnh.
- Với giai đoạn sau khi mổ từ 3 – 6 tháng: Giai đoạn này bệnh nhân có thể sinh hoạt lại như bình thường. Bên cạnh đó cần kết hợp thực hiện thêm một số hoạt động thể thao đơn giản, nhẹ nhàng như chạy bộ, bơi lội, đạp xe,…
Vậy thời điểm nào bệnh nhân sẽ hồi phục? Dựa vào 4 giai đoạn trên bạn có thể thấu thời gian hồi phục hoàn toàn của bệnh nhân sau khi mổ thường là 3 tháng. Khi đó người bệnh có thể tham gia những hoạt động thể thao, hoạt động sinh hoạt hàng ngày một cách bình thường.
Bên cạnh đó tùy vào tình trạng về sức khỏe và các yếu tố đã nói trước đó mà thời gian hồi phục của bệnh sẽ nhanh hơn hoặc chậm hơi thời gian nêu trên. Vì đã có những trường hợp bệnh thoát vị dài hơn 3 tháng, nửa năm hoặc là 1 năm hoặc là lâu hơn.
Do vậy để việc hồi phục sau mổ diễn ra nhanh chóng nhất, thời gian ngắn nhất thì bệnh nhân cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của các bác sĩ điều trị. Kết hợp với đó, người nhà bệnh nhân cần có kế hoạch nuôi dưỡng phù hợp để nhanh chóng lành bệnh.
Xem thêm:
- Khám thoát vị đĩa đệm ở đâu Hà Nội, TPHCM uy tín, chính xác?
Mổ thoát vị đĩa đệm bao nhiêu tiền?
Tóm lại, thoát vị đĩa đệm có nên mổ không là hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng người bệnh. Để tìm hiểu cụ thể hơn về điều này, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
Thông thường, chi phí cho một ca mổ thoát thoát vị đĩa đệm sẽ dao động từ 15-18 triệu đồng. Nếu tiến hành phẫu thuật bằng phương pháp nội soi, mức giá này sẽ cao hơn một chút (khoảng 40-50 triệu). Tuy nhiên, đối với những ca bệnh phức tạp có kèm theo bệnh lý hẹp ống sống, chi phí của một ca phẫu thuật có thể lên tới 70 triệu đồng.
Trên đây là một số thông tin về các phương pháp phẫu thuật đĩa đệm để bạn tham khảo. Hy vọng qua bài viết, bạn đã tự mình tìm được câu trả lời cho câu hỏi “thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?”. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23