Xẹp đĩa đệm là gì? Có chữa được không? Cách chữa hiệu quả

Xẹp đĩa đệm.là hiện tượng đĩa đệm bị chèn ép giữa các đốt sống. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi có hệ xương khớp kém. Không chỉ gây đau đớn, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sinh hoạt mà nếu không được điều trị kịp thời, xẹp đĩa đệm còn để lại những biến chứng nghiêm trọng.

Xẹp đĩa đệm là gì?

Giữa mỗi đốt sống của chúng ta sẽ có một cấu trúc sụn để giảm ma sát để mỗi khi di chuyển đồng thời giúp vận động được trơn tru. Nếu đĩa đệm này bị mất nước trong thời gian dài sẽ mất dần đi độ đàn hồi, mềm dẻo, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động của cột sống.

Xẹp đĩa đệm

Biểu hiện của chứng xẹp đĩa đệm phổ biến

  • Chiều cao giảm đi do đĩa đệm xẹp xuống, các đốt sống liền lại với nhau.
  • Cột sống lưng biến dạng, người ngoài nhìn vào sẽ thấy bạn bị gù hơn.
  • Đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội tại vùng thắt lưng
  • Cơn đau tăng lên khi vận động, giảm xuống khi được nghỉ ngơi. Đau nhiều hơn vào đêm và sáng khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi.
  • Đau lan nhanh sang các vùng lân cận như hông, bắp chân, cẳng chân…
  • Đau kèm cảm giác tê bì, mất cảm giác
  • Tiểu tiện, đại tiện không tự chủ được ở một số trường hợp nặng.

Các nguyên nhân gây xẹp đĩa đệm thường gặp

  • Tuổi tác: Quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể biểu hiện trước tiên bằng việc suy giảm chức năng xương khớp. Sau nhiều năm vận động, phải chịu áp lực ngày đêm từ các đốt sống dẫn đến việc đĩa đệm bị xẹp đi.
  • Đặc thù công việc: Những người phải ngồi lâu một tư thế để làm việc như nhân viên văn phòng cũng khiến đĩa đệm bị đè nén lâu ngày dẫn tới xẹp. Một đối tượng khác là công nhân thường xuyên bê vác nặng cũng khiến đĩa đệm phải chịu áp lực lớn, liên tục một thời gian dài như vậy sẽ hình thành các bệnh lý.
  • Mắc các bệnh lý xương khớp: Nhiều người sinh ra đã có hệ xương sống không khỏe mạnh, mắc các chứng loãng xương, thoái hóa bẩm sinh thì chỉ sau 30 tuổi sụn khớp sẽ bị bào mòn, phần lưng dưới suy yếu trầm trọng. Đặc biệt nếu đối tượng này là nữ thì bệnh sẽ diễn ra nhanh hơn bởi những tổn thương sau nhiều lần sinh nở.
  • Chấn thương: Với những người bị tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chấn thương khi chơi thể thao ở phần cột sống có thể để lại các biến chứng như xẹp đĩa đệm.
  • Cân nặng: Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới thì dân số ở thế kỷ 21 đang có nguy cơ báo động bởi 43% dân số đang có số cân nặng vượt ngưỡng tiêu chuẩn. Không chỉ là căn nguyên của nhiều bệnh lý từ bên trong mà béo phì còn trực tiếp ảnh hưởng tới sức khỏe cột sống khi phải chống đỡ một áp lực quá lớn.

nguyên nhân gây xẹp đĩa đệm

Xẹp đĩa đệm có chữa được không?

Xẹp đĩa đệm thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đĩa đệm lỏng lẻo, khoảng cách các đốt xương sát lại nhau hơn. Nếu được phát hiện giai đoạn này thì bệnh rất dễ điều trị.
  • Giai đoạn 2: Các đốt xương dính liền lại nhau đĩa đệm gần như mất hẳn chức năng, lúc này các bệnh như gai cột sống, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm bắt đầu hình thành.
  • Giai đoạn 3: Các đốt xương không còn phân tách nhau mà dính liền thành một khối khiến người bệnh đau nhức nhiều hơn mỗi khi cử động. Bệnh không thể chữa dứt điểm được nữa, hầu hết người bệnh đành chấp nhận “sống chung với lũ”.

Xẹp đĩa đệm cột sống không xuất hiện đột ngột mà bệnh âm thầm tiến triển từng ngày. Như vậy, nếu phát hiện sớm ở giai đoạn 1 và 2 thì bệnh hoàn toàn có thể điều trị được. Việc cẩn trọng, không chủ quan trước những biểu hiện nhỏ sẽ giúp phát hiện sớm và chữa bệnh được dứt điểm.

Bác sĩ Hồng Yến tư vấn MIỄN PHÍ

GỌI NGAY 0246 297 7923

Xem thêm

Cách chữa xẹp đĩa đệm

Có nhiều cách chữa bệnh xẹp đĩa đệm, phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng bệnh cụ thể cũng như thể trạng sức khỏe nói chung để lựa chọn ra phương pháp phù hợp.

Dùng thuốc

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid
  • Thuốc hoạt huyết, tăng cường lưu thông máu
  • Thực phẩm chức năng giúp cải thiện sức khỏe xương khớp.
  • Nếu đau nhiều sẽ được chỉ định tiêm rễ thần kinh, tiêm ngoài màng cứng, uống corticoid.

Cách chữa xẹp đĩa đệm

Vật lý trị liệu

Đây là phương pháp điều trị bảo tồn được ứng dụng khá nhiều khi điều trị các bệnh về xương khớp đặc biệt khi bệnh ở giai đoạn 1 và 2. Khi xẹp đĩa đệm đã nặng thì vật lý trị liệu chỉ góp phần bổ trợ, làm giảm đau đớn chứ không chữa được dứt điểm bệnh.

Tốt nhất người bệnh nên làm vật lý trị liệu theo đợt, kết thúc mỗi đợt sẽ được đánh giá lại để biết bệnh có giảm đi hay không, đây là tiền đề giúp các chuyên gia đưa ra hướng điều trị trong thời gian tới cho đến khi phục hồi.

sale thoát vị đĩa đệm

Phẫu thuật

Phương pháp điều trị xâm lấn này dường như là giải pháp cuối cùng dành cho người bệnh sau khi đã áp dụng những cách chữa trên nhưng không hiệu quả. Tuy rằng có thể chữa dứt điểm tình trạng xẹp đĩa đệm song phẫu thuật cũng có tỷ lệ rủi ro, biến chứng nhất định mà người bệnh cần nắm được trước khi quyết định thực hiện.

Các hình thức phẫu thuật bao gồm

  • Mổ mở, mổ banh: Dùng kính hiển vi lấy bỏ nhân thoát vị chèn ép rễ thần kinh và vùng lân cân. Mổ mở sẽ có chi phí thấp tuy nhiên người bệnh sẽ phải chịu nhiều đau đớn và thời gian bình phục lâu hơn.
  • Mổ nội soi: Khoét một lỗ nhỏ đằng sau cột sống sau đó dùng thiết bị chuyên dụng có gắn kính lúp ở đầu thâm nhập vào cơ thể. Hình ảnh thu được phản chiếu lên màn hình lớn từ đó bác sĩ dễ dàng xử lý phần đĩa đệm hư hỏng.

Mỗi cách chữa xẹp đĩa đệm nói trên đều có những ưu – nhược điểm khác nhau, tùy theo tính chất tổn thương của người bệnh sẽ được chỉ định biện pháp phù hợp. Hy vọng rằng với những kiến thức tổng quát bên trên sẽ giúp ích cho người bệnh trong quá trình đẩy lùi xẹp đĩa đệm. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh.

Cập nhật mới nhất vào ngày 4 Tháng Mười Hai, 2020 bởi admin

Nắn chỉnh cột sống chữa thoát vị đĩa đệm
Nắn chỉnh cột sống chữa thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả

Nắn chỉnh cột sống chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp chữa bệnh hiện đại, đã mang đến nhiều Tìm hiểu thêm

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt có hiệu quả?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt giúp giảm đau, giãn cơ, nhức mỏi lưng, tê bì, Tìm hiểu thêm

Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm
Thuỷ châm chữa thoát vị đĩa đệm

Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị kết hợp giữa Đông và Tây y có Tìm hiểu thêm

Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không
Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?

Thoát vị đĩa đệm có mang thai được không? Khi mang thai bị thoát vị thì phải làm sao? Những Tìm hiểu thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *