Thuốc Mobimed là dòng thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt được sử dụng phổ biến hiện nay. Thuốc Mobimed có những tác dụng gì? Cách dùng thuốc Mobimed? Lưu ý gì khi sử dụng thuốc Mobimed? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên chi tiết và chính xác nhất!
Hàm lượng thuốc Mobimed
- Thuốc Mobimed 7.5mg
- Meloxicam 15mg
Tác dụng, chỉ định của thuốc Mobimed
Thuốc Mobimed sản xuất bởi Công ty cổ phần Pymepharco – VIỆT NAM. Đây là nhóm thuốc chống viêm không Steroid, có tác dụng chính trong việc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, điều trị các bệnh khớp và Gút. Thuốc được chỉ định trong việc điều trị những bệnh lý, bao gồm:
- Bệnh viêm khớp dạng thấp
- Bệnh viêm đau xương khớp, thoái hóa khớp, hư khớp
- Viêm cột sống dính khớp
Liều dùng, cách dùng thuốc Mobimed
- Người mắc bệnh viêm đau xương khớp: Duy trì dùng 1 viên (7,5mg)/ngày. Nếu tình trạng nặng hơn thì có thể dùng tăng lên 2 viên (7,5mg)/ngày.
- Chỉ định điều trị viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp: Duy trì dùng 2 viên (7,5mg)/ngày; giảm dần liều xuống 1 viên (7,5mg)/ngày đối với tình trạng bệnh nhẹ.
- Bệnh nhân có cơ địa yếu, nguy cơ phản ứng với thuốc cao: Liều khởi đầu dùng 1 viên (7,5mg)/ ngày.
- Trẻ em: Chưa định lượng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ khi dùng cho trẻ nhỏ.
- Liều chỉ định khi kết hợp với các dạng viên, tiêm: Không vượt quá (7,5mg)/ngày.
- Cách dùng: Sử dụng qua đường uống với một ít nước; sử dụng trước hoặc sau khi ăn đều được;
Lưu ý: Không sử dụng chung với rượu, bia, đồ uống có cồn, chất kích thích, nước trà, nước ngọt,… trong thời gian uống thuốc nhằm tránh giảm tác dụng của thuốc.
Chống chỉ định dùng thuốc Mobimed
- Thuốc Mobimed chống chỉ định với những trường hợp bệnh nhân như sau:
- Bệnh nhân gặp tình trạng nhạy cảm chéo với các thuốc chống viêm, Aspirin, giảm đau, kháng viêm không Steroid khác.
- Người bệnh mẫn cảm với thành phần Meloxicam có trong thuốc.
- Người bệnh mẫn cảm chéo với Aspirin và NSAID khác.
- Người đang mắc bệnh viêm loét đại tràng, tá tràng, dạ dày.
- Người gặp bệnh suy thận mà không chạy thận nhân tạo.
- Bệnh nhân suy gan nặng.
- Người có tiền sử mắc các bệnh như: polyp mũi, hen suyễn, phù mạch hay nổi mề đay.
- Trẻ em dưới 15 tuổi.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
Thuốc Mobimed tương tác với thuốc nào?
Để đảm bảo hiệu quả của thuốc và tránh các tác dụng phụ với thuốc, người dùng tuyệt đối không sử dụng thuốc Mobimed với các loại thuốc như sau:
- Các dòng thuốc làm tan khối huyết, kháng đông máu vì dùng chung có thể khiến tăng nguy cơ chảy máu.
- Không sử dụng cùng thuốc kháng viêm, giảm đau không Steroid khác. Điều này làm tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa bởi tác động hiệp lực.
- Thuốc Lithi làm tăng nồng độ Lithi trong huyết tương.
- Dụng cụ ngừa thai: Thuốc Mobimed làm giảm hiệu quả của các dụng cụ ngừa thai được đặt trong tử cung.
- Thuốc Methotrexat làm tăng độc tính trên hệ tạo máu.
Ngoài ra, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng thuốc Mobimed với các dòng thuốc, bao gồm:
- Thuốc hạ huyết áp: Thuốc Mobimed làm giảm tác dụng hạ áp của dòng thuốc này.
- Thuốc lợi tiểu: Tăng khả năng mắc bệnh suy thận cấp.
- Cholestyramin: Do hiện tượng liên kết ở ống tiêu hóa, làm tăng thải trừ Meloxicam.
- Ciclosporin: Khi kết hợp sẽ làm tăng độc tính trên thận.
- Tác động của thuốc với người vận hành máy móc, lái xe: Chưa có nghiên cứu. Tuy nhiên người bệnh cần thận trọng vì thuốc có tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ và chóng mặt.
- Tác động với phụ nữ có thai và cho con bú: Không phát hiện tác dụng đến thai nhi và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc đối với 2 đối tượng này.
> Xem thêm:
- Thuốc fenaflam tác dụng? Giá bao nhiêu, có tác hại gì?
- Thuốc cataflam 25mg tác dụng, giá bao nhiêu, có gây vô sinh?
Những tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Mobimed
- Xuất hiện mẩn đỏ, phát ban, nổi mề đay trên da.
- Người bệnh có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng do thay đổi các thông số chức năng trên gan.
- Khởi phát cơn hen cấp đối với những người có hệ hô hấp yếu, mẫn cảm dễ kích ứng.
- Xuất hiện tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ.
- Cảm giác nóng nực, tăng huyết áp, đỏ mặt, phù da.
- Xuất hiện tình trạng creatinin và Ure máu.
- Có thể gặp tình trạng thiếu máu, rối loạn công thức máu, rối loạn các bạch cầu, suy giảm tế bào máu.
- Có thể xuất hiện phù niêm mạch và tình trạng sốc phản vệ.
Chú ý: Nếu người bệnh gặp những tác dụng phụ kể trên, cần dừng dùng thuốc và báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra và điều chỉnh kịp thời.
Những chú ý khi sử dụng thuốc Mobimed
Thuốc Mobimed là dòng thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, tuy nhiên người bệnh không thể dùng thuốc này thay thế cho corticosteroids và điều trị các tình trạng thiếu hụt corticosteroids.
Chú ý với triệu chứng giữ nước và phù nề:
Các dòng thuốc NSAID có thể gây ra tình trạng giữ nước và phù nề ở một số bệnh nhân. Hãy thận trọng với những người thường gặp triệu chứng này khi sử dụng thuốc Mobimed. Những người gặp mắc bệnh suy tim, cao huyết áp cần có sự chấp thuận của bác sĩ trước khi tiến hành điều trị với dòng thuốc này.
Tác động lên gan:
Các kiểm tra và nghiên cứu cho thấy, hiếm gặp những tình trạng nghiêm trọng trên gan khi sử dụng thuốc Mobimed. Nếu người bệnh xuất hiện tình trạng suy giảm chức năng gan, hệ thống gan bất thường, đây là dấu hiệu cảnh báo cho những phản ứng gan nghiêm trong hơn. Người bệnh cần dừng thuốc và tiến hành kiểm tra kịp thời.
Ngoài ra, cần cẩn thận với những bệnh nhân có tiền sử bị suy thận, giữ nước và phù nề khi sử dụng thuốc Mobimed.
Thông tin bảo quản:
Bảo quản thuốc Mobimed nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, nhiệt độ dưới 30 độ C. Người dùng cần sử dụng thuốc ngay khi vừa bóc lớp giấy bạc phía trên, không bảo quản thuốc trong tủ lạnh. Nếu thuốc chuyển màu sắc và thay đổi cấu trúc, người bệnh không nên tiếp tục sử dụng thuốc.
Trên đây là những thông tin chi tiết và chính xác về dòng thuốc Mobimed. Để đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất với thuốc Mobimed, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn trên đây và dùng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc tại nhà!
Cập nhật mới nhất vào ngày 6 Tháng Mười Hai, 2020 bởi admin
Bác sĩ Hồng Yến tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng Yến sinh ngày 18/6/1969 tại Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội. Tốt nghiệp Khoa Y học cổ truyền – Đại học Y Hà Nội (Lớp P35 E3) năm 1993, nguyên là Giảng viên chính, bác sĩ YHCT tại Học viện Y dược học cổ truyền.
Bác sĩ Hồng Yến chia sẻ nhiều video hữu ích, bạn đọc quan tâm có thể xem tại Youtube Bác sĩ Hồng Yến.
Liên hệ ngay với bác sĩ: 02462 9779 23